Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào tình trạng hăm tã của bé ở cấp độ nào? Cơ địa của từng bé ra sao và cách chăm sóc đúng cách của bố mẹ… Hăm tã có thể khỏi trong vòng từ 2-3 ngày nếu được phát hiện sớm và có phương pháp chữa trị đúng cách. Dưới đây là bảng tổng hợp thời gian khỏi hăm tã của bé ở từng cấp độ khác nhau. Cha mẹ cùng tham khảo nhé.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Trẻ bị hăm tã phải làm sao?
- Tổng hợp 12 hình ảnh hăm tã ở trẻ
- Top 9 dấu hiệu bé hăm tã dễ nhận biết nhất
Mục lục
1. Hăm tã bao lâu thì khỏi?
Hăm tã có 5 cấp độ có khác nhau, đi kèm với mỗi cấp độ sẽ có các dấu hiệu, triệu chứng và cách chữa trị khác nhau. Ở mỗi cấp độ hăm tã khác nhau, thời gian khỏi sẽ khác nhau vì vậy để trả lời câu hỏi ” hăm tã bao lâu thì khỏi”, cha mẹ cần phải nhận biết được con mình đang ở cấp độ nào để từ đó biết được cách xử lý nhanh chong tương ứng với thời gian đi kem.
Dưới đây là từng cấp độ hăm tương ứng với thời gian khỏi hăm tã ở mỗi cấp độ đi kèm với các biểu hiện, triệu chứng.
5 CẤP ĐỘ HĂM TÃ | DẤU HIỆU NHẬN BIẾT | THỜI GIAN KHỎI HĂM TÃ |
Cấp độ 1 |
|
Bé có thể khỏi sau 1 – 3 ngày nếu cha mẹ biết cách chăm sóc bé như vệ sinh da sạch sẽ, bôi luôn kem chống hăm cho bé |
Cấp độ 2 |
|
Bé có thể khỏi sau 2 – 4 ngày nếu cha mẹ để da bé thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ kết hợp với kem chống hăm |
Cấp độ 3 |
|
Bé có thể khỏi sau 4 – 6 ngày nếu cha mẹ biết vệ sinh đúng cách cho bé, kết hợp với kem chống hăm |
Cấp độ 4 |
|
Có thể kéo dài từ 7-14 ngày. Ở giai đoạn này cha mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp để có thể chữa dứt điểm cho bé |
Cấp độ 5 |
|
Ở cấp độ 5, muốn chữa khỏi hăm tã phải mất từ 2 tuần đến cả tháng. Mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có phác đồ điều trị |
2. Cha mẹ có nên để hăm tã tự khỏi không?
Ngoài câu hỏi hăm tã bao lâu thì khỏi thì có nên để hăm tã tự khỏi không cũng là thắc mắc của nhiều cha mẹ. Hăm tã ở trẻ không thể tự khỏi nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Có thể bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng hơn khiến bé ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Thậm chí bé có thể mất ngủ, bỏ ăn ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức đề kháng của trẻ.
Nặng hơn hăm tã có thể gây ra các biến chứng như nhiễm khuẩn da, viêm da tiết bã, nhiễm nấm Candida. Bởi vậy cha mẹ nên đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu, triệu chứng hăm tã ở trẻ (ở độ tuổi 0-24 tháng) từ đó có các cách xử lý kịp thời để chữa hăm tã triệt để.
Xem thêm:
- Ưu nhược điểm các cách trị hăm tã cho bé hiện nay
- Cảnh báo 3 sai lầm nghiêm trọng khi làm giảm hăm tã ở trẻ
3. Các biến chứng có thể xảy ra khi bị hăm tã
Cha mẹ ngoài mối lo hăm tã bao lâu thì khỏi cần lưu ý đến các biến chứng có thể xảy ra khi bé bị hăm tã. Bệnh hăm tã để chữa khỏi không khó, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những hệ lụy ở trẻ như mắc các bệnh nhiễm nấm Candida, nhiễm khuẩn, viêm da tiết bã thậm chí có thể gây ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của trẻ. Cụ thể như sau:
Bị nhiễm khuẩn da
Khi bị hăm tã nặng thường ở cấp độ 4, 5 thì bé bắt đầu xuất hiện những vết loét, mụn mủ rất dễ vỡ gây vết thương hở từ đó các vi khuẩn xâm nhập vào trong gây nhiễm khuẩn trên da. Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm khuẩn da là da trẻ bị đỏ tấy, sưng và đau, có thể bị phù nề. Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi tránh làm vỡ mụn mủ. Cần điều trị sớm nhất có thể bởi bị nhiễm khuẩn da lâu ngày có thể gây nhiễm khuẩn máu, hoại tử da
Viêm da tiết bã
Khi bé bị hăm tã ở các vùng mông, bẹn, bộ phận kín, các kẽ gấp sẽ tăng tiết chất cặn bã nếu cha mẹ không vệ sinh sạch sẽ điều này sẽ tạo môi trường cho nấm vi khuẩn phát triển dẫn đến vùng da bị hăm kích ứng xuất hiện viêm da tiết bã nhờn. Da bé xuất hiện lốm đốm, vảy vàng nếu không chữa trị kịp thời bé sẽ quấy khóc, khó chịu.
Nhiễm nấm Candida
Khi bé bị hăm tã thì vùng da bị hăm thường bị ẩm ướt, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại men, nấm Candida sinh sôi và phát triển. Đặc biệt với các bé gái thì loại nấm Candida này có thể gây nấm sinh dục ở trẻ. Dấu hiệu nhận biết bé bị nhiễm nấm Candida là da bé bị ửng đỏ ở các vùng nếp gấp như bẹn, mông, nách…. nấm có thể thành mảng rát đỏ, xuất hiện li ti.
4. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Hăm tã sẽ được chữa khỏi từ 1-3 ngày nếu phát hiện sớm và biết cách chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên nếu bé có những dấu hiệu dưới đây thì hãy đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất
- Xuất hiện mụn có chứa mủ
- Vùng da bị hăm bị lở loét, phồng rộp
- Xuất hiện rỉ dịch vàng
Bác sĩ sẽ khám và tùy vào tình trạng bệnh của trẻ sẽ có phương án điều trị kịp thời. Hoặc nếu bé có xuất hiện triệu chứng sốt khi bị hăm tã nếu chữa trị tại nhà vài ngày không khỏi thì có thể đưa bé đi khám bác sĩ.
5. Cách chăm sóc và phòng ngừa khi bé bị hăm tã
Ngoài việc hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc vào các cấp độ hăm tã của trẻ thì cách chăm sóc và phòng ngừa cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian chữa khỏi hăm của trẻ. Dưới đây là cách chăm sóc đúng cách và phòng ngừa khi bé bị hăm tã
- Cha mẹ lưu ý thường xuyên thay tã/bỉm cho trẻ. Với trẻ sơ sinh 2-3 tiếng thay một lần, trẻ lớn hơn có thể 3-4 tiếng thay một lần.
- Vệ sinh da bé sạch sẽ thường xuyên bằng nước ấm hoặc nước muối ấm. Sử dụng khăn vãi mềm để lau rửa nhẹ nhàng cho bé
- Lưu ý mẹ nên để da bé khô rồi mới mặc tã/bỉm cho con
- Kết hợp sử dụng kem bôi chống hăm hằng ngày như một hàng rào che chở cho bờ mông trước khi đóng bỉm. Nên chọn các loại kem chống hăm có chưa kẽm oxid, cúc la mãi, vitamin E, lanolin, silicon Oil
- Khi bé ăn dặm mẹ nên cho bé ăn từng loại thực phẩm và theo dõi bé để tránh việc dị ứng gây hăm da ở bé
- Nên chọn loại tã bỉm chất lượng, vừa vặn để tránh gây cọ xát, khiến da bé bị kích ứng gây hăm da ở trẻ
Hy vọng qua bài viết này cha mẹ đã trả lời được câu hỏi hăm tã bao lâu thì khỏi? Việc chữa hăm tã khỏi hẳn sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, cha mẹ cần chú ý quan sát thường xuyên trẻ ở giai đoạn từ 0-24 tháng tuổi để phát hiện và chữa hăm tã nhanh và dứt điểm đồng thời tránh những biến chứng về sau.