Tổng hợp 12 hình ảnh hăm tã ở trẻ

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
18/02/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
2849

Hăm tã hình ảnh được nhiều bà mẹ tìm kiếm nhất là với chị em lần đầu làm mẹ muốn nhìn thấy hình ảnh trực quan về 5 cấp độ hăm tã ở trẻ bởi những hình ảnh này sẽ giúp mẹ nhận định được tình trạng hăm tã hiện tại của bé. Quan trọng hơn thế, khi nhận định đúng tình trạng hăm da, mẹ có được hướng xử lý phù hợp, làm dịu nhanh chóng cảm giác khó chịu ở bé.

Xem thêm:

1. Hình ảnh hăm tã theo cấp độ và cách xử lý 

Hăm tã ở trẻ nhỏ thường được chia thành 5 cấp độ. Ứng với mỗi cấp độ sẽ có một dấu hiệu đặc trưng riêng. 

1.1 Hăm tã hình ảnh cấp độ 1: Tấy đỏ (Nhẹ)

Khi mới bị hăm tã, da trẻ sẽ ửng hồng và có thể xuất hiện các mụn nhỏ li ti xung quanh các vị trí quấn bỉm tã như hai bên bẹn, mông

Hình ảnh hăm tã cấp độ 1
Hình ảnh hăm tã cấp độ 1

Dấu hiệu nhận biết:

  • Vùng da ở khu vực đóng bỉm của bé ửng hồng trên diện tích nhỏ.
  • Trên da có thể xuất hiện những mụn nhỏ li ti.
  • Dùng tay sờ vào thì thấy da vẫn còn khô ráo nhưng sẽ có cảm giác vùng da đó ấm hơn vùng da xung quanh không bị hăm.

Cách xử lý:

  • Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay tã cho bé bằng nước sạch. Mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại nước lá thảo dược (nước chè xanh, nước kinh giới…) và dùng khăn thấm khô hoặc để khô tự nhiên trước khi đóng bỉm.
  • Sau khi vệ sinh xong, cha mẹ có thể kết hợp sử dụng thêm các loại kem chống hăm có thành phần như chamazulan, bisabolol (có trong chiết xuất Cúc La Mã tự nhiên) để cải thiện nhanh các triệu chứng mẩn đỏ, kích ứng da, đồng thời giúp chống viêm, kháng khuẩn và làm sạch da kịp thời, tránh để các vết hăm lan rộng thêm. Nên lặp lại 2-3 lần/ ngày.
  • Kiểm tra bỉm tã mà bé đang sử dụng. Nếu kích cỡ không còn phù hợp, mẹ đổi kích cỡ lớn hơn. Nếu bề mặt bỉm cứng, thô ráp mẹ nên chuyển loại bỉm mềm mại, có khả năng thấm hút tốt..
  • Thay bỉm tã thường xuyên (2-3h) hoặc thay bỉm ngay sau khi bé đi đại tiện cho bé để tránh trường hợp da bé tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu, làm gia tăng viêm nhiễm và khiến các vết hăm nặng hơn.

1.2 Hình ảnh hăm tã cấp độ 2: Nổi mẩn nhẹ 

Ở cấp độ 2, vùng da ửng đỏ sẽ xuất hiện nhiều hơn 

Hình ảnh hăm tã cấp độ 2
Hăm tã hình ảnh ở cấp độ 1

Dấu hiệu nhận biết:

  • Những vết ửng đỏ xuất hiện nhiều hơn
  • Mun nhỏ li ti nằm rải rác ở nhiều vị trí trên da
  • Trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mỗi khi thay bỉm tã mới hoặc khi vệ sinh

Cách xử lý:

Ở cấp độ này, mặc dù các vết hăm và mụn nước đã xuất hiện nhưng tình trạng hăm chưa quá nặng nên cách xử lý chủ yếu vẫn giống ở cấp độ 1:

  • Tiếp tục duy trì việc vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước ấm sạch hoặc nước lá thảo dược sau mỗi lần bé đi vệ sinh hoặc khi thay bỉm/tã mới.
  • Thường xuyên thay bỉm cho bé, với bé sơ sinh 2-3 tiếng/ lần, trẻ lớn hơn 3-4 tiếng/ lần để da bé không tiếp xúc quá lâu với các tác nhân gây hăm có trong phân và nước tiểu. Mẹ nên dành thời gian để bé bỏ bỉm từ 30 phút – 1 tiếng/ ngày để da bé khô thoáng.
  • Sử dụng các loại kem trị hăm có thành phần kẽm oxyd, chiết xuất cúc la mã như: chamazulan, bisabolol…vitamin B5 và E để ngăn ngừa viêm nhiễm, làm dịu cảm giác ngứa ngáy, phục hồi thương tổn, dưỡng da mềm mại, mịn màng hơn. Tần suất bôi kem 3-4 lần/ ngày.

1.3 Hăm tã hình ảnh cấp độ 3 (Trung bình): Nổi mẩn vừa phải

Ở cấp độ 3 vết hăm bắt đầu chuyển sang màu đỏ sậm, da sần và nổi nhiều mụn trắng

mong-tre-bi-ham
Hình ảnh hăm tã cấp độ 3

Dấu hiệu nhận biết:

  • Các vết ửng đỏ trên da xuất hiện với diện tích lớn, đậm màu và rõ ràng hơn.
  • Mụn nước xuất hiện nhiều
  • Vết hăm có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát, ngứa ngáy dẫn đến quấy khóc, bỏ bú, sụt cân. 

Cách xử lý:

  • Phụ huynh có thể dùng nước muối loãng hoặc các loại lá thảo dược (lá chè, lá kinh giới…) để lau, rửa cho bé sau mỗi lần thay bỉm
  • Đồng thời, cha mẹ cũng kết hợp dùng thêm kem trị hăm với tần suất 4-5 lần/ ngày, mỗi lần bôi 2 lớp kem.
  • Hạn chế tối đa thời gian đóng bỉm cho bé. Thay vì đóng bỉm tã cả ngày dài thì cha mẹ nên để bé “nude” một vài tiếng để da trẻ được khô thoáng và giúp bé giảm dịu cảm giác khó chịu.
  • Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu cotton thoáng mát sẽ giúp thấm hút mồ hôi, hạn chế tình trạng da ẩm ướt làm gia tăng viêm nhiễm.
  • Chọn chất liệu quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi, kích thước rộng tránh đối ta sự cọ xát giữa quần áo và vùng da bị hăm.
  • Ngoài ra, mẹ có thể cân nhắc đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng và tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm.

1.4 Hình ảnh hăm tã cấp độ 4 (Nặng): Nổi mẩn nhiều và chuyển biến nặng 

Qua hình ảnh hăm tã (hăm tã hình ảnh) có thể thấy vùng da bị hăm sẫm màu, nổi mụn nước 

Hình ảnh hăm tã sẫm màu, nổi mụn nước 
Hình ảnh hăm tã sẫm màu, nổi mụn nước

Dấu hiệu nhận biết:

  • Các vết hăm da càng ngày càng rõ rệt và nhiều hơn, gây tổn thương trên da
  • Tại vùng da hăm sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do viêm da, nhiễm khuẩn.

Cách xử lý:

  • Trường hợp bé chưa có mụn mủ: Bố mẹ tiếp tục duy trì cho bé các phương pháp như cấp độ 3
  • Mẹ nên bỏ bỉm hoàn toàn cho bé
  • Tăng cường cho bé mẹ (với trẻ còn bú mẹ) hoặc bổ sung các loại nước hoa quả (với trẻ ở tuổi ăn dặm) để tăng cường sức đề kháng, phòng tránh nhiễm khuẩn.

Mẹ đặc biệt lưu ý: 

  • KHÔNG sử dụng phấn rôm
  • Ngoài việc sử dụng kem chống hăm như một sản phẩm bổ trợ thì việc vệ sinh da cho trẻ cần phải đặc biệt chú trọng. Bởi lẽ, mụn mủ đã xuất hiện ở trên da. Nếu không vệ sinh đúng cách, chúng có thể vỡ ra, gây lở loét và đau rát cho trẻ.
  • Trường hợp bé xuất hiện mụn, mủ: Mẹ đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn các điều trị phù hợp với tình trạng hăm tã ở bé.

1.5 Hăm tã hình ảnh cấp độ 5 (Nặng)

Trẻ bị hăm tã nặng các vết tổn thương bắt đầu mưng mủ, lở loét và chảy máu

Hình ảnh hăm tã ở cấp độ nặng các vết hăm lan rộng, da nổi mụn nhiều có thể sưng đỏ, lở loét, chảy nước hoặc chảy mủ 
Hình ảnh hăm tã ở cấp độ nặng các vết hăm lan rộng, da nổi mụn nhiều có thể sưng đỏ, lở loét, chảy nước hoặc chảy mủ

Dấu hiệu nhận biết:

  • Vùng da bị hăm có màu đỏ sẫm, diện tích da bị hăm lớn.
  • Da sưng và phù nề nặng, vết sẩn có thể có mủ, lở loét, chảy máu hoặc chảy dịch vàng.

Cách xử lý:

  • Cấp độ 5 là cấp độ hăm tã nặng và nghiệm trọng nhất. Mẹ cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ dẫn đến những biến chứng xấu không mong muốn.
  • Mẹ lưu ý: Không tự ý sử dụng bất cứ loại sản phẩm chăm sóc da nào khi chưa có sự chỉ định từ chuyên gia.

Mẹ hãy cùng bác sĩ chuyên khoa 2: Trần Thị Thanh Thảo nhận biết và xử trí hăm tã theo 5 cấp độ trong video dưới đây.

2. Hăm tã hình ảnh ở các vị trí khác

Ngoài bị hăm ở vùng da bị đóng bỉm tã, trẻ cũng có thể bị hăm ở các vùng da có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, ngấn tay ngấn chân và vành tai. Dưới đây là các hình ảnh trẻ bị hăm tương ứng với từng vị trí.

2.1 Hình ảnh hăm ở vùng cổ 

Ở cấp độ nhẹ, cổ bé khi bị hăm sẽ xuất hiện những vết ửng hồng, song diện tích còn khá nhỏ

hình ảnh hăm ở cổ cấp độ nhẹ
hình ảnh hăm ở cổ cấp độ nhẹ

Ở cấp độ trung bình các vết hăm ở cổ bắt đầu lan rộng ra và có màu sẫm hơn

Vết hăm ở cổ bắt đầu lan rộng
Vết hăm ở cổ bắt đầu lan rộng

Ở mức độ nặng vết hăm dày hơn, trên da cổ bé có thể xuất hiện mụn mủ

Ở mức độ nặng vết hăm dày hơn, trên da cổ bé có thể xuất hiện mụn mủ
Ở mức độ nặng vết hăm dày hơn, trên da cổ bé có thể xuất hiện mụn mủ

2.2 Hình ảnh hăm ở nách

Các vết hăm ở nách ửng đỏ, quan sát thấy da bóng hơn các vùng còn lại

Hình ảnh bé bị hăm ở nách
Hình ảnh bé bị hăm ở nách

Tương tự như phần hăm tã hình ảnh ở phần đóng tã/bỉm khi ở cấp độ nặng vết hăm ở nách lở loét, chảy dịch vàng

2.3 Hình ảnh hăm có nhiều nếp gấp (ngấn tay, ngấn chân)

Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn tay

Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn tay
Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn tay

Hình ảnh trẻ bị hăm ở ngấn chân

Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn chân
Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn chân

2.4 Hình ảnh hăm ở vành tai

Hiện nay, trong tài liệu y khoa chưa có trong thuật ngữ y khoa. Triệu chứng mẹ đang thấy ở vành tai của bé có thể là bệnh viêm kẽ tai, viêm vành tai. Khi gặp dấu hiệu tai ửng đỏ, sưng tấy, có thể xuất hiện vết nứt gây ngứa, rát hoặc mưng mủ, chảy dịch vàng mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý của bé.

Hăm vành tai thường bị nhầm viêm vành tai
Do biểu hiện viêm tai tương đối giống với hăm, nhiều mẹ thường bị nhầm viêm tai thành hăm tã

Nếu mẹ vẫn còn băn khoăn, cần thêm thông tin tư vấn về tình trạng hăm da ở bé có thể liên hệ với SkinBiBi để được dược sĩ Hoàng Thị Linh – Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà hỗ trợ. 

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng