Trẻ em bị hăm tã phải làm sao?

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
21/09/2020

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
1235

Không ít trường hợp mẹ bỉm sữa cảm thấy sốt ruột và lo lắng khi tình trạng hăm tã của con cứ kéo dài mãi. Và dù mẹ đã thử đủ mọi cách nhưng dường như những nốt sần đỏ, mẩn ngứa trên mông con vẫn không có dấu hiệu dịu lại.

4.5/5 - (2 bình chọn)

Chị Thu Phương ở Láng Hạ, Hà Nội có bé Cam đã được 14 tháng. Kể từ khi phát hiện con mình có những triệu chứng của tình trạng hăm da, chị đã cố gắng tìm hiểu và mua nhiều loại lá thảo dược về đun nước tắm cho con. Cứ ngỡ áp dụng những biện pháp này, con sẽ mau khỏi hăm da, chị Phương đã không khỏi giật mình khi thấy những khu vực hăm da của bé Cam cứ càng ngày càng lan rộng ra hơn và luôn đau đáu câu hỏi hăm tã làm sao các mẹ ơi!

Những mẹo trị hăm được các mẹ truyền tai nhau dường như cũng chẳng có tác dụng với tình trạng hăm da của con. Cho đến tận bây giờ, mỗi khi tắm cho bé, chị vẫn không khỏi xót xa trước những vùng da bị hăm, mẩn đỏ ở vùng thắt lưng khiến bé khó chịu, quấy khóc.

Không chỉ riêng chị Phương, mà rất nhiều bà mẹ hiện nay cũng đang nôn nóng trẻ bị hăm tã phải làm sao khi tình trạng hăm kéo dài. Bài viết này sẽ giúp chị Phương cùng các bà mẹ khác giải quyết vấn đề nan giải này.

Xem thêm:

1. Vì sao trẻ bị hăm tã kéo dài?

Vì sao trẻ bị hăm tã
Bé hăm tã phải làm sao? Cần phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến trẻ bị hăm tã kéo dài để có cách điều trị hiệu quả

Để giải đáp được câu hỏi trẻ bị hăm tã phải làm sao thì cần tìm được nguyên nhân gây hăm tã. Theo các chuyên gia, có tới 80% các trường hợp hăm tã kéo dài liên quan trực tiếp tới loại bỉm trẻ đang mang. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân khác như:

  • Việc đóng bỉm quá lâu khiến da bé phải tiếp xúc liên tục với vùng ẩm ướt, dễ nảy sinh vi khuẩn có hại gây hăm da
  • Đóng bỉm quá chặt thường khiến da bé cọ xát vào mặt bỉm gây xước xát, dẫn tới hăm da
  • Sử dụng các loại bỉm làm từ các chất liệu thô, ráp làm tổn thương da bé
  • Vệ sinh vùng vùng da đóng tã không đúng cách cũng là nguyên nhân gây hăm da ở trẻ
  • Tự ý sử dụng những loại kem bôi, phấn rôm gây bí da, khiến vùng hăm da tiến triển nặng hơn.

Tình trạng hăm da nếu không được điều trị triệt để sẽ có khả năng tái đi tái lại nhiều lần khiến trẻ khó chịu, đau ngứa, quấy khóc, gây ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện trong tương lai của các em. Ngoài ra tình trạng hăm da còn có thể tiển triển gây nguy cơ bội nhiễm, nổi mụn, chảy mủ, tác động trực tiếp tới sức khỏe của trẻ.

Do đó cần sớm có biện pháp chăm sóc, điều trị và phòng ngừa hiệu quả để giúp thoát khỏi tình trạng hăm da, càng sớm, càng tốt. Cùng tìm hiểu các việc cần làm khi trẻ bị hăm tã kéo dài ngay dưới đây.

Xem thêm:

2. Trẻ bị hăm tã phải làm sao?

2.1 Chăm sóc vùng da đóng bỉm của trẻ đúng cách

ve-sinh-vung-kin
Bé bị hăm tã làm thế nào? Cần chăm sóc vùng da đóng bỉm đúng cách

Thay vì loay hoay với câu hỏi trẻ bị hăm tã phải làm sao và cứ sốt ruột trước tình trạng hăm da kéo dài của bé và loay, cha mẹ nên chú ý vào việc chăm sóc và vệ sinh vùng da bị hăm tã cho trẻ thật đúng cách. Mỗi đứa trẻ đều có cơ địa da khác nhau và sẽ thích ứng với những phương pháp trị hăm khác nhau. Ngoài ra, để việc chữa hăm của trẻ dứt điểm và không tái phát cha mẹ cần chú trọng đến khâu chăm sóc khi trẻ bị hăm tã. Góp phần cải thiện nhanh chóng tình trạng hăm ở trẻ.

Vậy thế nào mới là chăm sóc đúng cách khi bé bị hăm tã? Cùng xem các hướng dẫn dưới đây

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng bỉm của trẻ. Lưu ý rửa vùng sinh dục và bẹn sạch sẽ ngay sau khi bé đi vệ sinh xong bằng nước ấm, sạch sau đó thâm khô bằng khăn bông mềm
  • Cần nhẹ nhàng lau rửa tránh làm bé xây xước và đau rát thêm
  • Lau thật khô sau khi tắm xong rồi mới đóng bỉm
  • Kiểm tra thường xuyên bỉm đặc biệt với trẻ sơ sinh để kịp thời dấu hiệu bị hăm ở trẻ
  • Kết hợp bôi kem chống hăm sau mỗi lần thay tã
  • Luôn giữ vùng da khô thoáng tránh ẩm
  • Cha mẹ nên rửa sạch trước và sau khi thay bỉm cho trẻ bằng xà phòng để diệt khuẩn
  • Mỗi ngày để ít nhất 2-3 tiếng để da bé được thông thoáng không đóng

2.2 Chọn loại bỉm phù hợp với con

mac-ta-bim-cho-be-qua-chat
Trẻ em bị hăm tã phải làm sao? Cha mẹ nên chọn loại bỉm phù hợp với con

80% thủ phạm gây hăm ở trẻ liên quan đến tã/bỉm, Vì vậy để cải thiện và ngăn ngừa tình trạng hăm ở trẻ thì cha mẹ nên chọn loại bỉm dành riêng cho bé gái và bé trai. Tại sao lại vậy? Bởi bé trai và bé gái có cấu tạo bộ phận sinh dục khác nhau khiến cho việc đi vệ sinh và giữ khô thoáng vùng kín cũng khác nhau. Để lựa chọn bỉm chất lượng, thấm hút tốt được dày dặn hơn tại các vị trí khác nhau ở mỗi bé thì cha mẹ lưu ý các vấn đề sau:

  • Với bé trai khi đi tiểu thường có xu hướng ướt về phía trước vậy nên cha mẹ nên chọn loại bỉm dành riêng cho bé trai có lớp chống tràn ở phía trước giúp thấm hút và chống tràn nước tiểu
  • Với bé gái có đặc điểm đi tiểu ướt về phái sau hoặc ở giữa vì vậy cha mẹ nên lựa chọn loại bỉm, tã có bổ sung lớp chống tràn ở phía sau giúp vận động, thấm hút thoải mái đồng thời chọn loại bỉm có thiết kế dầy tập trung vào vị trí trẻ đi tiểu nhiều nhất

HIện nay có các thường hiệu tã bỉm dành riêng cho bé trai và bé gái như: Mamy Poko, Moony, Huggies, Gôn

2.3 Trẻ em bị hăm tã phải làm sao? Biết cách dùng bỉm đúng

Trẻ bị hăm tã phải làm sao? Đó là biết cách dùng bỉm đúng cách cho bé. Một trong những vấn đề thường được cha mẹ bỏ qua đó là cách dùng bỉm. Không phải ai cũng biết cách dùng bỉm đúng cách cho bé nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Cùng xem hướng dẫn dùng bỉ đúng cách dưới đây:

  • Nên thay tã cho trẻ ít nhất 3-4 tiếng một lần
  • Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước và sau khi đóng bỉm cho bé để tránh lây nhiễm vi khuẩn
  • Mỗi lần thay cần lấy nước ấm lau rửa vệ sinh vùng kín cho bé, sau đó thấm khô hoặc để da bé tự khô trước khi đóng bỉm mới
  • Trước khi đóng bỉm mới nên sử dụng các loại kem chống hăm chuyên dụng cho trẻ em có thành phần như oxyd kẽm hoặc có chiết xuất từ thảo dược lành tính để tạo một lớp màng mỏng giúp bảo vệ da trẻ với các yếu tố gây hại. Đặc biệt nên bôi sớm kem chống hăm khi phát hiện những dấu hiệu mẩn đỏ đầu tiên để việc phòng ngừa đảm bảo hiệu quả tối ưu.

2.4 Chắc chắn đóng bỉm đúng cách

mac-bim-cho-be
Đóng bỉm đúng cách

Trẻ em bị hăm tã phải làm sao? Cha mẹ nên đóng bỉm đúng cách bởi thông thường cha mẹ không để ý đến vấn đề đóng bỉm cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ nên tham khảo cách mặc bỉm đúng cách cho trẻ để hạn chế sự cọ xát, giúp bé thoải mái, thấm hút tốt từ đó giúp cải thiện và ngắn ngừa tình trạng hăm ở trẻ. Cùng tham khảo các bước đóng bỉm:

  • Rửa sạch và lau tay khô trước khi đóng bỉm cho trẻ
  • Nhẹ nhàng nhấc mông của bé lên rồi bỏ tã bẩn để xa vị trí tầm tay của bé
  • Sử dụng nước ấm rửa sạch vùng da quấn tã, mông, bẹn, bộ phận sinh dục. Lau nhẹ nhàng tránh cọ xát
  • Sử dụng khăn vải mềm lau khô
  • Bôi một lớp kem chống hăm mỏng lên vùng da quấn tã rồi mới mặc bỉm cho trẻ

2.5 Ưu tiên phòng chống hăm da hàng ngày

Trị hăm bằng kem bôi da chiết suất thiên nhiên
Phòng hăm hằng ngày cho bé bằng kem chống hăm cha mẹ không phải đi thắc mắc bé bị hăm tã phải làm sao

Thay vì chỉ sử dụng khi trẻ đã bị hăm da và loay hoay với câu hỏi trẻ bị hăm tã phải làm sao, cha mẹ nên duy trì áp dụng hàng ngày các biện pháp vệ sinh vùng da nếp gấp khe kẽ kết với sử dụng kem bôi da trẻ em có thể chống hăm hiệu quả như SkinBiBi để nâng cao khả năng bảo vệ da, ngăn ngừa các yếu tố gây hại.

Một trong số các sản phẩm kem bôi chống hăm mà các mẹ có thể tham khảo là Skinbibi. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E rất an toàn trong việc bảo vệ làn da cho bé, chống hăm da, khô da, mẩn ngứa…Không chỉ có những thành phần lành tính, an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Skinbibi còn được chứng minh không chứa corticoid, paraben và chất bảo quản, xứng đáng là sản phẩm không thể thiếu trong combo bỉm sữa của các mẹ.

Với nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, kiểm định nghiêm ngặt, được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà –  Đơn vị đã có trên 60 năm kinh nghiệm và uy tín trong ngành dược, Skinbibi cam kết luôn đặt sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lên hàng đầu. Để giúp các mẹ có thêm lựa chọn trong việc chăm sóc làn da cho con yêu, mới đây Skinbibi còn cho ra mắt tuýp kem lớn 20 gram với mong muốn gấp đôi thể tích, gấp đôi yêu thương, bảo vệ toàn diện làn da để bé vô tư trải nghiệm thế giới.

Nên sử dụng kem bôi da trẻ em SkinBiBi tối thiểu từ 2 – 3 lần/ ngày với một lượng kem vừa đủ, không quá dày, không quá mỏng để tạo ra lớp màng ngăn cách da với độ ẩm, mồ hôi, chất thải, vi khuẩn…

Lưu ý thoa kem bôi da trẻ em SkinBiBi ngay sau mỗi lần tắm, vệ sinh cơ thể, thay tã bỉm, trước khi ngủ để đảm bảo vùng da nhạy cảm của bé luôn được bảo vệ toàn diện.

3. Những việc không nên làm khi bé bị hăm tã

phan-rom-tre-em
Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để trị hăm cho trẻ

Thay vì phải loay hoay trẻ hăm tã phải làm sao thì để tránh tình trạng hăm nặng ở trẻ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Trong quá trình điều trị và chăm sóc cha mẹ nên lưu ý không nên làm những việc sau để tránh tình trạng hăm của trẻ xấu đi:

  • Mặc tã/bỉm quá chật cho trẻ
  • Sử dụng phấn rôm ngay khi biết con bị hăm tã bởi phấn rôm sẽ làm bit lỗ chân lông tăng thêm tình trạng hăm ở trẻ
  • Quên thay tã/bỉm nhiều giờ cho con làm tăng thời gian tiếp xúc với nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm men phát triển
  •  Mặc bỉm 24/24 cho trẻ: đóng bỉm cả ngày khiến da trẻ bí bách dễ đổ mồ hôi làm vùng da quấn tã ẩm ướt dễ bị hăm. Nên để da bé thông thoáng 3-4h/1 ngày để hạn chế hăm ở trẻ
  • Sử dụng các loại khăn ướt, sữa tắm gây kích ứng da trẻ

Để chữa khỏi hăm tã ở trẻ không phải việc khó tuy nhiên nếu không biết điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng hăm của bé kéo dài ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Qua bài viết này hy vọng Chị Phương cùng nhiều cha mẹ khác đã biết trẻ bị hăm tã phải làm sao khi bé bị hăm tã kéo dài từ đó giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng hăm ở trẻ.

4.5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng