Trị hăm tã bằng trà xanh là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Tuy nhiên, liều lượng, tần suất cụ thể nên như thế nào, có hạn chế và lưu ý gì khi sử dụng thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng SkinBiBi tìm hiểu về phương pháp trị hăm dân gian này trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- [Hỏi đáp chuyên gia] Có thể trị hăm bằng LÁ ỔI?
- Top 4 cách trị hăm tã bằng trà xanh “DỨT ĐIỂM”
- Hồ nước có trị hăm cho bé được không?
Mục lục
1. Công dụng của lá trà xanh trong việc trị hăm tã
Nghiên cứu từ Đại Học Toronto – Canada có tới 50% trẻ sơ sinh bị hăm tã. Không khó để thấy các dấu hiệu bé bị hăm tã như vùng mông, bẹn, bộ phận sinh dục bị mẩn đỏ, nổi nốt, ngứa ngáy…. Nguyên nhân chủ yếu do không thay tã bỉm thường xuyên, chất lượng bỉm tã kém…. Để chữa hăm tã thì có rất nhiều cách trong đó trị hăm tã bằng trà xanh là một trong những cách dân gian được rất nhiều mẹ sử dụng.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Trà xanh từ lâu đã được xem là dược liệu tốt cho sức khỏe, được nhiều gia đình sử dụng thay nước uống hàng ngày.
Trong y học cổ truyền, lá trà xanh có tính hàn và tác dụng diệt khuẩn, là thức uống giúp thanh nhiệt giải độc. Đồng thời, trà xanh cũng có tác dụng ngăn ngừa quá trình lão hóa hoặc được sử dụng như một phương pháp sát trùng vết thương ngoài da. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, nguyên liệu này còn có khả năng hỗ trợ điều trị rôm sảy, hăm tã.
Y học hiện đại cũng đã công nhận trà xanh có chứa các thành phần hoạt chất tốt cho da như: Polyphenol, vitamin B1, B2… Ngoài ra còn có một số loại tinh chất trong trà xanh có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng tái cấu trúc da và điều trị hiệu quả các bệnh về da liễu như hăm tã. Ngoài ra, trà xanh còn có nhiều lông tơ nhỏ giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn không gây tác dụng phụ kích ứng
Những hoạt chất, dưỡng chất giúp trị hăm bằng trà xanh cụ thể là:
- Tanin: Là hợp chất chiếm khoảng 20% trong trà xanh và có tác dụng nổi bật là kháng khuẩn, từ đó giảm viêm và làm hạn chế vi khuẩn hăm gây tổn thương tế bào của bé.
- Polyphenol: Các polyphenol có tác dụng hỗ trợ điều trị hăm là catechin (gồm 6 loại: EG, EGCG, EGC, EC, GC, ECG và C). Trong đó EGCG đã được chứng minh và biết đến như một chất chống viêm, ức chế sự hình thành của vi khuẩn bám trên da hiệu quả.
- Steroid: Có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, giảm mức độ nghiêm trọng của tổn thương da do hăm gây ra.
- Các vitamin B1, B2, vitamin C: Đây là các loại vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh sau hăm.
- Axit Glutamic: Glutamic giúp ngăn ngừa sự tái phát triển của bệnh.
- Tinh dầu thơm: Làm sạch da, se khít lỗ chân lông, dưỡng ẩm cho da, giúp da bé khô thoáng hơn, hạn chế các nguyên nhân gây hăm tã.
Thực tiễn cho thấy, lá trà xanh thực sự có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh viêm da ở cả người lớn và trẻ em. Nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng lá trà xanh và các loại dược phẩm có chiết xuất từ trà xanh để điều trị hăm tã cho con mình.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
2. Top 4 cách trị hăm tã bằng trà xanh
Với những công dụng đó, vậy làm thế nào để sử dụng lá trà xanh hiệu quả nhất? Hãy cùng theo dõi các phương pháp và tác dụng trong việc trị hăm bằng trà xanh cho bé trong phần chia sẻ dưới đây.
2.1. Giã lá trà xanh tươi thoa lên vùng bị hăm
Phần nước cốt chắt ra khi giã lá trà xanh đậm đặc hơn. Nhờ vậy, nhiều dưỡng chất tác động trực tiếp lên vùng da hăm giúp da bé sớm trở nên săn se hơn, hạn chế được các nốt viêm bị vỡ và lan ra vùng da khác.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá trà xanh: 2 – 3 lá
- Nước: 3ml
- Muối: 1/2 thìa cà phê
- Khăn xô, cối giã, bát sạch
Các bước trị hăm bằng trà xanh
- Bước 1 (Rửa lá trà xanh): Cho 2 – 3 lá trà xanh rửa sạch với nước. Chú ý không miết lá quá mạnh tránh làm mất dưỡng chất trong lá. Bạn cũng có thể ngâm lá 10 phút trong nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên lá trà.
- Bước 2 (Giã lá trà xanh): Cho lá trà xanh vừa làm sạch vào cối giã nát cùng ½ thìa cà phê muối ăn. Tiếp tục đổ 3ml nước vào giã nhuyễn một lần nữa.
- Bước 3 (Lọc bã trà xanh): Dùng dụng cụ lọc thực phẩm lọc bỏ bã. Phụ huynh nên lọc bã khoảng 2 – 3 lần để lại bỏ hết bã trà. Phần nước cốt còn lại dùng để đắp trực tiếp lên vùng da bị hăm.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Hướng dẫn trị hăm tã bằng trà xanh bằng cách thoa nước cốt:
- Bước 1: Đưa bé đi tắm trước để làn da được sạch sẽ. Hoặc phụ huynh có thể vệ sinh riêng vùng da hăm, vùng đóng tã với nước ấm và lau khô nhẹ nhàng bằng khăn tắm.
- Bước 2: Dùng khăn xô thấm vào nước cốt trà xanh vừa chắt, vắt nhẹ để vẫn giữ được lượng nước cốt ở khăn.
- Bước 3: Lấy khăn xô xoa trực tiếp lên vùng mông, bẹn, các vùng da bị hăm của bé rồi massage nhẹ nhàng.
Tần suất thực hiện: Phương pháp này có thể được thực hiện 2 lần/ngày và thực hiện liên tục trong vòng 3 – 5 ngày. Phần nước dư có thể để tủ lạnh để tiếp tục sử dụng, tuy nhiên, trước khi sử dụng cần đưa nước cốt trà xanh ra khỏi tủ lạnh sớm để nước ở nhiệt độ thường.
Lưu ý: Tất cả dụng cụ đều phải rửa sạch, tráng nước sôi khử trùng sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh những tác nhân gây bệnh khác.
2.2. Trị hăm tã bằng trà xanh
Lá trà xanh tươi có thành phần tinh dầu chứa các dưỡng chất tốt cho da. Khi đun lâu với nước, tinh dầu này được tiết ra toàn bộ và hòa vào nước, đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá trà xanh: 100g
- Nước: 1 – 2 lít
- Muối: 1 thìa cà phê
- Nồi đun, khăn xô, khăn tắm mềm
Các bước trị hăm bằng trà xanh
- Bước 1 (Rửa sạch lá trà): Cho lá trà vào nước, miết lá nhẹ nhàng để tránh làm mất hoạt chất trong lá. Bạn cũng có thể vò nát nhẹ hoặc ngâm với nước muối loãng để diệt khuẩn và loại bỏ vi khuẩn, kí sinh trùng bám trên lá.
- Bước 2 (Đun nước): Cho 1 – 2 lít nước vào nồi và đặt lên bếp đun sôi. Thêm 1 thìa muối ăn vào nước để tăng hiệu quả điều trị. Sau đó, tắt bếp và đợi nước nguội tự nhiên.
- Bước 3 (Pha nước tắm): Đổ nước lá trà xanh vừa đun ra chậu tắm, hòa cùng nước nguội. Khi nước ấm (khoảng 37 độ C) có thể tắm cho bé.
Hướng dẫn tắm lá trà xanh:
- Bước 1: Cởi đồ cho bé và đặt bé từ từ vào nước tắm. Chú ý nước tắm cần đảm bảo duy trì ở mức 37 độ C, tránh quá nóng làm bỏng da bé hoặc quá nguội khiến bé bị lạnh.
- Bước 2: Một tay đỡ cổ bé, tay còn lại vò khăn xô, xoa đều lên cơ thể để làm sạch da cho bé. Mẹ nên chú ý không kỳ, lau quá mạnh lên vùng da bị hăm, tránh khiến bé bị đau.
- Bước 3: Sau khi tắm, lấy khăn bông mềm lau sạch, không để da ẩm ướt dính bụi tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Mặc quần áo bằng vải cotton mềm mại, rộng rãi thoáng mát, tránh để bí da vùng hăm.
Tần suất thực hiện: Tắm lá trà xanh có thể thực hiện 1 lần/ngày. Sau khoảng 3 – 5 ngày mẹ sẽ thấy vùng da bị hăm của bé săn se lại.
Hiệu Quả:Nếu ở tình trạng hăm nhẹ, vùng da mẩn đỏ sẽ mờ dần. Tuy nhiên, nếu da bé ở tình trạng hăm nặng, không thuyên giảm, thì việc điều trị bằng lá trà xanh có thể không nhanh chóng mang lại hiệu quả. Để tránh kéo dài thời gian điều trị khiến bé khó chịu dài ngày, mẹ nên chủ động đưa bé đến thăm khám bác sĩ để được tư vấn các phương pháp điều trị tốt hơn như sử dụng kem trị hăm.
2.3 Trị hăm bằng trà xanh túi lọc (Hút ẩm tã/bỉm)
Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, một phương pháp có thể sử dụng thường xuyên, có tác dụng chủ yếu giúp phòng bệnh đó là sử dụng trà xanh túi lọc để hút ẩm tã, bỉm.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Bột trà xanh: 10g
- Túi bằng vải xô trắng kích thước (5 x 7)cm
- Dây buộc
Các bước thực hiện trị hăm tã bằng trà xanh
- Bước 1: Chia đều bột trà xanh vào các túi vải xô theo tỷ lệ khoảng 3g/túi.
- Bước 2: Cắt dây buộc thành các đoạn ngắn khoảng 7cm và đoạn dài khoảng 15cm.
- Bước 3: Dùng dây buộc đoạn ngắn cố định miệng túi sao cho bột trà xanh bên trong không bị vương ra ngoài. Dây buộc đoạn dài dùng để buộc cả túi trà, đảm bảo thuận tiện cho quá trình lấy trà túi lọc khỏi bỉm/tã.
Hướng dẫn đặt trà xanh túi lọc vào bỉm:
Lấy 1 – 2 dây trà xanh túi lọc và đặt vào bỉm của bé. Tùy vào tình trạng đi vệ sinh của bé mà bạn có thời gian thay túi lọc hợp lý. Thông thường, nên thay dây trà xanh trong 2 – 3 giờ sau khi đặt.
Tần suất thực hiện: Phương pháp đặt trà túi lọc vào bỉm/tã có thể sử dụng thường xuyên kèm theo mỗi lần bé thay bỉm/tã. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý về chất lượng bột trà xanh không có thành phần gây kích ứng để đảm bảo an toàn cho da bé.
2.4. Trị hăm bằng cách hãm trà xanh khô
Do lá trà xanh tươi ở một số vùng khó tìm hơn nên hãm trà xanh khô thay thế cũng là một lựa chọn tối ưu cho các mẹ. Trà xanh khô đã trải qua quá trình chế biến, phơi khô nên lượng tinh dầu một phần nào đó đã bị mất đi. Tuy nhiên, dưỡng chất và vitamin được cô đọng lại đậm đặc hơn vẫn đem lại hiệu quả đáng kể.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá trà xanh khô: 100g
- Bình giữ nhiệt hãm trà
- Khăn xô, chậu tắm
Cách thức thực hiện:
- Bước 1 (Làm sạch dụng cụ): Tráng bình giữ nhiệt hãm trà bằng nước sôi để làm sạch.
- Bước 2 (Đun lá trà xanh khô): Cho 100g lá trà khô vào bình nước sôi 100°C, ủ khoảng 20 – 30 phút để nước trà thôi ra màu vàng sậm.
- Bước 3 (Ủ trà): Rót nước trà vừa hãm ra chậu, sau đó sử dụng làm nước tắm.
Hướng dẫn tắm lá trà khô: Tương tự tắm lá trà xanh, đổ nước hãm lá trà khô ra chậu tắm, giữ nước ở mức 37 độ C. Cha mẹ tiến hành tắm cho bé, xoa nhẹ nhàng để làm sạch vùng da hăm. Sau đó, lau lại người bé bằng khăn bông khô.
Tần suất thực hiện:Tắm lá trà xanh khô có thể thực hiện 1 lần/ngày. Sau khoảng 3 – 5 ngày vùng da hăm sẽ có dấu hiệu se lại và giảm ửng đỏ.
Lưu ý: Tuy nhiên, nếu thực hiện phương pháp này mà tình trạng hăm không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để tìm ra hướng điều trị tốt hơn.
Xem thêm: Mách mẹ cách trị hăm bằng chè khô NHANH CHÓNG – AN TOÀN
3. Trị hăm bằng trà xanh bao lâu thì khỏi?
Tình trạng hăm tã được chia thành nhiều cấp độ, tùy vào biểu hiện bệnh, sức đề kháng và cơ địa của từng bé mà liệu trình điều trị sẽ khác nhau.
Đối với hăm tã ở giai đoạn đầu, khi mới xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, chưa lan rộng, mẹ có thể áp dụng các biện pháp trên trong khoảng 2 – 3 ngày sẽ thấy ngay tác dụng. Các nốt mẩn đỏ bắt đầu nhạt dần và có dấu hiệu biến mất.
Đối với tình trạng hăm nặng hơn, da bé có các dấu hiệu sưng phồng, tấy đỏ dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí chảy mủ thì lá trà xanh sẽ không thể trị khỏi. Lúc này, các bậc phụ huynh nên đưa bé đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định tình trạng và có cách điều trị sao cho phù hợp, sử dụng các sản phẩm dược phẩm trị hăm uy tín hoặc điều trị theo tư vấn của bác sĩ.
4. Ưu nhược điểm của việc sử dụng trà xanh chữa hăm
Trên thực tế, bất kỳ phương pháp trị hăm nào cũng đều có những ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm và hạn chế đối với việc trị hăm bằng trà xanh có thể kể đến như:
Ưu điểm
- Nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm: Lá trà xanh là nguyên liệu phổ biến, được bán ở nhiều địa điểm: chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
- Chi phí không cao: Là phương pháp sử dụng trực tiếp nguyên liệu thiên nhiên dễ tìm kiếm nên trị hăm tã bằng trà xanh có chi phí không cao. Cha mẹ chỉ cần bỏ một khoản nhỏ để mua nguyên liệu, tự pha nước tắm cho bé tại nhà.
Nhược điểm
- Khó kiểm định nguồn lá: Bằng mắt thường, cha mẹ không thể nhận biết được lá có sử dụng thuốc trừ sâu, có hóa chất hay không. Vì vậy chất lượng nguồn lá rất khó kiểm soát, sẽ có thêm nhiều rủi ro nếu lỡ sử dụng các nguồn lá không đảm bảo trong việc chữa trị hăm cho bé.
- Chỉ có tác dụng tại thời điểm sử dụng: Về cơ bản, các hình thức như tắm lá trà xanh hay trà khô chỉ có tác dụng tại thời điểm dùng. Các dưỡng chất trong trà xanh chủ yếu giúp làm dịu đi cảm giác khó chịu và làm sạch da cho bé. Điều đó là chưa đủ để chữa trị nhanh chóng và dứt điểm các biểu hiện hăm tã nặng hơn.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Lưu ý:
Trên thực tế, để bé bị hăm rồi mới điều trị là không nên vì hăm tã ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé, khiến làn da mong manh của bé bị tổn thương và gây cảm giác đau rát, khó chịu. Bé dễ bỏ ăn, quấy khóc, khiến cân nặng và sức đề kháng giảm sút. Đối với các bậc phụ huynh, vừa là lo lắng, vừa mất thêm thời gian và chi phí để chữa trị cho con.
Do đó, thay vì để bị hăm tã rồi mới tìm cách chữa trị, các bậc phụ huynh hãy nên thường xuyên giữ gìn và bảo vệ làn da cho bé thật tốt bằng cách tìm hiểu các phương pháp, sản phẩm phòng chống hăm và thực hiện, sử dụng thường xuyên để hạn chế tối đa tình trạng hăm da và tái hăm da của bé.
5. Lưu ý khi trị hăm tã bằng trà xanh
Trà xanh đã được nghiên cứu và khẳng định có tác dụng trong việc điều trị hăm tã ở trẻ em nhưng để phát huy được hiệu quả như mong muốn, cần lưu ý một số chi tiết sau:
- Rửa lá trà xanh: Không nên dùng lực mạnh để rửa vì dễ làm mất chất dinh dưỡng trong lá. Bạn có thể ngâm cùng nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và các vi khuẩn gây hại trước khi sử dụng.
- Cách chọn lá trà: Chọn lá có nguồn gốc rõ ràng để tránh các lá trà chứa thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật. Dùng loại lá to, không sâu, không nát, có nhiều các búp và lá non.
- Tắm, bôi đúng cách: Trước khi tắm hoặc bôi lá trà xanh nên thử cho trẻ ở một vùng da nhỏ trước khi dùng lên vùng da bị hăm tránh nhiều trẻ bị kích ứng.
- Nên thử trước khi tắm, bôi cho bé: Da trẻ nhạy cảm nên dễ bị dị ứng với một số thành phần trong lá trà. Vì vậy khi trị hăm bằng trà xanh phụ huynh nên thử trước ở một vùng da lành lặn khác để kiểm tra phản ứng trước khi bôi lên vùng bị hăm của bé.
- Nên tắm lại bằng nước sạch: Bạn cần chú ý tắm lại cho bé bằng nước sạch. Đồng thời lau khô da bé bằng khăn tắm mềm mại.
- Với trường hợp trẻ bị hăm nặng, có vết loét thì lá trà xanh có thể gây sót cho bé trong trường hợp này các mẹ không nên sử dụng lá trà xanh , nên cho bé đi khám và nhờ sự tư vấn của bác sĩ
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
6. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi bị hăm tã
Việc trị hăm tã bằng trà xanh có khỏi nhanh và dứt điểm không phụ thuộc 50% cách chăm sóc trẻ khi bị hăm. Dưới đây là cách chăm sóc đúng cách mà SkinBiBi sẽ hướng dẫn các bạn:
Trước khi thay tã hoặc thay bất cứ thứ gì lên người trẻ phải vệ sinh tay bằng xà phòng để diệt khuẩn
- Luôn giữ da của trẻ khô thoáng, sạch sẽ
- Nên để bé “nude” một ngày vài tiếng
- Không dùng khăn ướt lau cho trẻ khi trẻ bị hăm
- Luôn rửa sạch bằng nước ấm sau đó dùng khăn mềm thấm khô cho nhẹ nhàng.
- Nếu bé đi tẻ, đi ị thì sử dụng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau nhẹ nhàng cho trẻ rồi thấm khô lại bằng khăn mềm.
- Cố gắng hạn chế đóng bỉm cả ngày khi bé bị hăm, chỉ nên đóng bỉm vào ban đêm
Xem thêm: Phòng hăm tã cho bé hiệu quả với nguyên tắc “6 NÊN, 3 KHÔNG”
SkinBiBi đã vừa chia sẻ với mẹ các cách trị hăm tã bằng trà xanh cho bé. Đây tuy là một phương pháp điều trị dân gian được nhiều người tin tưởng nhưng lời khuyên cho mẹ là hãy nên tìm hiểu thật kỹ và hiểu rõ về tình trạng làn da của bé để áp dụng đúng cách, đúng lúc để có thể đạt được kết quả như mong muốn, giúp bảo vệ, giữ gìn làn da và sức khỏe của trẻ.