Phòng hăm tã cho bé hiệu quả với nguyên tắc “6 NÊN, 3 KHÔNG”

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
09/04/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
243

Phòng hăm tã cho bé đúng cách vừa khiến cha mẹ tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa giúp bé tránh khỏi cảm giác ngứa rát, đau đớn kéo dài do vết hăm gây ra. Dưới đây là 6 việc cha mẹ nên làm và 3 điều không nên làm khi chăm sóc trẻ bị hăm tã để phòng hăm và tái phát hăm.

Xem thêm:

Hăm tã hay viêm da tã lót là một dạng viêm da xảy ra ở vùng mặc tã của bé như: bẹn, đùi, mông, quanh vùng sinh dục. Theo thống kê, trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm tã ít nhất một lần.

be-bi-ham-ta
Trung bình cứ 4 bé thì có 1 bé bị hăm ít nhất một lần

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là do cha mẹ lười thay bỉm tã cho bé, chọn bỉm tã không phù hợp, đóng bỉm quá chặt hoặc do không được vệ sinh vùng đóng bỉm tã sạch sẽ…

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hăm tã sẽ có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Sau đây là những điều cha mẹ nên làm và không nên làm để việc phòng hăm tã cho bé đạt hiệu quả cao nhất.

1. 6 việc nên làm giúp phòng hăm tã cho bé

Hăm tã ở trẻ rất dễ tái phát. Chính vì vậy, cha mẹ nên có các biện pháp phòng chống để bảo vệ làn da mỏng manh của bé một cách tốt nhất. Dưới đây là một số việc cha mẹ nên làm để phòng chống hăm tã ở trẻ:

1.1. Thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ

Bỉm tã là nơi chứa đựng chất thải của bé nên nếu không được thay mới thường xuyên, các vi khuẩn có hại ở đó sẽ bám dính lên da bé gây hăm tã. Do vậy, để bé không bị “làm phiền” bởi hăm tã, cha mẹ nên kiểm tra và thay bỉm tã mới cho bé đều đặn theo giờ.

thay-ta-bim-cho-tre
Để phòng hăm tã cho bé cha mẹ phải thay bỉm tã mới ngay khi thấy trẻ đại tiện để tránh vi khuẩn trong phân gây kích ứng da bé.

Hướng dẫn thời gian thay bỉm tã cho bé: 

  • Với trẻ sơ sinh: Do chế độ ăn nhiều cữ bú cùng hệ bài tiết chưa hoàn thiện nên trẻ sơ sinh có xu hướng đi vệ sinh nhiều. Thông thường khoảng 2 – 3 giờ bỉm tã của bé sẽ đầy, cha mẹ nên kiểm tra và thay cho bé.
  • Với trẻ lớn hơn: Hệ bài tiết đã hoàn thiện dần nên tần suất các bé đi vệ sinh cũng không nhiều như trẻ sơ sinh. Vì thế, cha mẹ có thể kiểm tra và thay bỉm cho bé sau 3 – 4 giờ/lần.

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

1.2. Chống hăm tã bằng cách chọn bỉm phù hợp với bé

Theo các chuyên gia y tế, có đến 80% trẻ bị hăm tã có nguyên nhân từ bỉm. Vì vậy, để cải thiện và phòng hăm tã cho bé thì cha mẹ nên chọn các loại bỉm tã phù hợp với con.

Khi chọn bỉm tã, cần chú ý các tiêu chí sau: độ thấm hút tốt, chất liệu mềm mại, size vừa vặn, không có chất tạo mùi thơm… Ngoài ra, việc vệ sinh và giữ khô thoáng vùng kín của bé trai và bé gái cũng khác nhau. Cho nên cha mẹ cũng cần lưu ý chọn loại bỉm tã dành riêng cho từng bé.

bim-ta-phu-hop-voi-be
Chọn bỉm phù hợp sẽ giúp bé cải thiện và phòng ngừa được bệnh hăm tã

Hướng dẫn chọn bỉm phù hợp cho bé trai và bé gái:

  • Với bé gái: Bé gái khi tiểu tiện thường làm ướt bỉm ở giữa và phía sau. Do đó, cha mẹ nên mua các loại bỉm có thiết kế độ dày tập trung hai vị trí này để thấm hút tốt nhất.
  • Với bé trai: Bé trai khi tiểu tiện thường có khuynh hướng tiểu về phía trước. Cha mẹ nên chọn mua các loại bỉm có thiết kế độ dày tập trung phía trước để nước tiểu không bị tràn ngược lại, làm ẩm ướt da bé.

1.3. Tránh hăm tã cho bé đóng bỉm đúng cách

Bên cạnh việc lựa chọn bỉm phù hợp, cha mẹ cũng cần quan tâm đến vấn đề đóng bỉm đúng cách. Bởi lẽ, đóng bỉm đúng cách sẽ làm hạn chế sự cọ xát da, tạo sự thoải mái khi vận động và đảm bảo độ thấm hút luôn ở mức tốt nhất, giúp da luôn khô thoáng và ít có nguy cơ bị hăm hơn. Bên cạnh đó, sau khi rửa, cha mẹ có thể thấm khô vùng da đóng bỉm, bôi một lớp kem Skinbibi trước khi đóng bỉm để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, gây hăm.

dong-bim-dung-cach
Đóng bỉm đúng cách giúp giảm nguy cơ và phòng hăm tã cho bé

Dưới đây là các bước hướng dẫn cha mẹ đóng tã bỉm đúng cách cho con:

  • Bước 1: Cha mẹ vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng sát khuẩn và lau khô với khăn mềm.
  • Bước 2: Nhẹ nhàng tháo bỏ bỉm tã bẩn và để xa vị trí tầm tay của bé.
  • Bước 3: Sử dụng nước ấm và khăn mềm rửa sạch vùng da quấn bỉm tã của bé. Thao tác nhẹ nhàng, tránh cọ xát da.
  • Bước 4: Dùng khăn bông mềm lau khô lại da bé.
  • Bước 5: Bôi một lớp kem chống hăm mỏng lên vùng da đóng bỉm, đợi kem thẩm thấu hết rồi mặc bỉm tã mới cho bé.
  • Bước 6: Khi đóng bỉm cho bé trai, mẹ nên để bộ phận sinh dục của con chúc xuống dưới, đồng thời đặt miếng tã bỉm dịch về phía trước nhiều hơn để nước tiểu không bị tràn ra ngoài. Với bé gái cha mẹ nên đặt tã bỉm dịch về phía sau để nước tiểu không làm ướt mông bé.

1.4. Phòng hăm tã cho bé bằng cách hạn chế mang tã bỉm

Hạn chế đóng tã bỉm sẽ loại bỏ môi trường nóng bí, nhiều vi khuẩn, đồng thời giúp da tiếp xúc được với không khí và trở nên khô thoáng hơn. Khi da khô thoáng, nguy cơ “tái” hăm sẽ giảm. Mặt khác, trẻ cũng bớt được cảm giác khó chịu khi phải mang bỉm suốt ngày dài.

Cha mẹ cần hạn chế đóng bỉm tã cho trẻ, chỉ nên dùng bỉm mỗi khi ra ngoài hoặc lúc ngủ. Nếu bắt buộc phải đóng tã bỉm cho bé, sau mỗi lần thay tã bỉm mới, cha mẹ nên cho bé “thả rông” khoảng 30 phút – 1 tiếng để bé bớt khó chịu và giúp da khô hơn đồng thời giúp tránh hăm tã cho bé

tre-han-che-dong-bim-ta
Hạn chế mang tã bỉm giúp phòng hăm tã ở trẻ nhỏ

1.5. Chống hăm tã bằng cách vệ sinh vùng đóng bỉm sạch sẽ

Thường xuyên vệ sinh vùng đóng bỉm cho bé sẽ loại bỏ các tác nhân gây hăm còn bám dính ở trên da như: nước tiểu, phân, vi khuẩn, nấm mốc… mang đến cảm giác sạch sẽ, thoải mái, dễ chịu, giúp bé không bị “tái” hăm và ngủ ngon giấc hơn.

Do làn da trẻ nhỏ rất dễ bị kích ứng nên khi vệ sinh vùng đóng bỉm cho bé, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau rửa. Trong quá trình thực hiện, chú ý thao tác thật nhẹ nhàng để không làm trầy xước da và làm đau bé.

ve-sinh-sach-se-vung-dong-bim
Vệ sinh vùng đóng bỉm sạch sẽ giúp loại bỏ tác nhân gây hăm tã đồng thời giúp phòng hăm tã cho bé

Hướng dẫn vệ sinh vùng đóng bỉm cho bé đúng cách:

  • Bước 1: Chuẩn bị một chậu nước ấm 35 – 38 độ C và 1 chiếc khăn xô mềm.
  • Bước 2: Cha mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng sát khuẩn và lau khô lại tay.
  • Bước 3: Nhúng khăn xô mềm vào nước ấm, sau đó lần lượt lau dọc xung quanh vùng đóng bỉm của bé. Tập trung lau các vị trí như: bộ phận sinh dục, bẹn, mông, hậu môn. Lau từ trước ra sau để đảm bảo không lây khuẩn chéo.
  • Bước 4: Dùng khăn bông mềm thấm khô vùng đóng bỉm của bé trước khi đóng bỉm tã hoặc mặc quần áo mới.

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

1.6. Phòng hăm tã cho bé bằng cách kết hợp sử dụng kem chống hăm tã

Để phòng hăm tã tái phát tốt nhất, ngoài các biện pháp trên cha mẹ nên dùng thêm các loại kem trị hăm. Do kem chống hăm có tính sát khuẩn nhẹ, giảm viêm, giảm ngứa nên khi bôi sẽ tạo thành “hàng rào” bảo vệ da khỏi tác nhân gây hăm.

kem-chong-ham-giup-cai-thien-ham-ta
Kem chống hăm giúp cải thiện và phòng chống hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia cha mẹ nên ưu tiên dùng các loại kem có thành phần từ tự nhiên như: Cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E và B5… Vì đây đều là những thành phần an toàn, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ, hơn nữa còn được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị và tránh hăm tã cho bé

  • Cúc la mã: Chiết xuất cúc la mã chứa hàm lượng dồi dào các chất như Phytosterol Azulene, Bisabolol, Chamazulene có tác dụng chống viêm sưng, mẩn ngứa, dị ứng và làm dịu nhanh chóng những tổn thương trên da.
  • Kẽm oxyd: Là thành phần thường thấy trong các loại kem trị hăm. Kẽm oxyd có tính kháng khuẩn nhẹ, giúp làm săn da và chữa lành các vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, hoạt chất này cũng không tan trong nước nên khi bôi sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi tác nhân gây hăm.
  • Vitamin E: Đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc da. Vitamin E giúp làm giảm các vết đỏ, phục hồi và tái tạo tế bào da mới, tăng khả năng làm lành các vết thương, ngăn ngừa tình trạng mất nước trên da.
  • Vitamin B5: Phục hồi màng lipid ở biểu bì da, giữ ẩm, chống khô da, tăng độ đàn hồi và duy trì sự mềm mại cho da bé.

Ngoài việc chọn kem chống hăm tã có thành phần phù hợp, cha mẹ cũng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết bôi kem trị hăm đúng cách, nâng cao hiệu quả của sản phẩm.

Hướng dẫn bôi kem trị hăm đúng cách cho bé:

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn và lau khô tay.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng đóng bỉm của bé với nước ấm và khăn mềm. Sau đó lau khô lại bằng khăn bông sạch.
  • Bước 3: Lấy một lượng kem vừa đủ ra tay và thoa nhẹ nhàng lên vùng da đóng bỉm tã của bé. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các tinh chất chống hăm thẩm thấu sâu vào bên trong.

2. Thực hiện “3 không” giúp tránh hăm tã cho trẻ

Chỉ một sơ xuất nhỏ trong việc chăm sóc bé cũng có thể làm cho hăm tã quay trở lại. Do đó, muốn phòng hăm tã cho bé tốt nhất, cha mẹ tuyệt đối không nên làm những điều sau:

2.1 Đóng bỉm quá chặt

Khi đóng bỉm cho con, nhiều cha mẹ có thói quen đóng quá chặt để nước tiểu không chảy ngược ra ngoài. Tuy nhiên, việc làm này là hoàn toàn sai lầm.

Đóng bỉm quá chặt sẽ khiến bỉm tã liên tục cọ xát vào da của trẻ, gây xước xát và đau rát mỗi khi bé vận động. Đồng thời, làm không khí khó lưu thông, dẫn đến tình trạng da bé luôn ẩm ướt, bết dính, gây cảm giác khó chịu và khiến trẻ dễ bị hăm tã.

dong-bim-vua-van
Đóng bỉm vừa vặn sẽ tạo cảm giác thoải mái cho bé khi vận động và giúp phòng hăm tã cho bé

Cha mẹ có thể kiểm tra mình đóng bỉm cho bé có quá chặt không bằng cách dùng hai đầu ngón tay đặt giữa thành bỉm và bụng bé. Nếu khoảng cách đủ để đặt vừa hai đầu ngón tay thì cha mẹ đã đóng bỉm vừa vặn cho bé.

2.2 Để bỉm quá lâu

Trong phân và nước tiểu của bé có chứa rất nhiều các vi khuẩn gây hăm da. Nếu cha mẹ quên không thay bỉm tã cho trẻ trong nhiều giờ, các vi khuẩn có hại sẽ tấn công da bé gây hăm tã.

Do đó, muốn tránh hăm tã cho bé thì cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra và thay bỉm tã mới cho con. Đặc biệt phải thay ngay khi thấy trẻ đi đại tiện.

2.3 Mặc tã bỉm cho bé khi da còn ẩm ướt

Cha mẹ không nên mặc bỉm tã cho bé ngay khi da còn ướt vì sẽ khiến cho da bị bí khí, không được khô thoáng. Đây là môi trường thuận lợi để các vi khuẩn, nấm sinh sôi gây viêm loét và hăm da bé.

Cách mặc bỉm tã đúng giúp tránh hăm tã cho bé thì cha mẹ nên lau thật khô vùng kín của bé trước khi mặc bỉm tã mới. Ngoài ra cũng có thể bôi thêm một lớp kem chống hăm giúp bảo vệ da bé tối ưu hơn.

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Vì vậy, thay vì phải loay hoay tìm kiếm các phương pháp điều trị hăm tã cho bé thì cha mẹ nên phòng hăm tã cho bé ngay từ đầu. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về nguyên tắc “6 NÊN, 3 KHÔNG” hãy liên hệ ngay với SkinBiBi để được tư vấn nhé!

SkinBiBi – An toàn cho con – An tâm làm mẹ

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI TẠI ĐÂY

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng