Hăm háng xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ở giai đoạn đầu, cha mẹ có thể trị hăm háng cho trẻ sơ sinh tại nhà. Dưới đây là một số sai lầm cần tránh để đảm bảo quá trình điều trị hăm háng đạt hiệu quả tốt nhất!
Xem thêm:
Mục lục
1. Sử dụng khăn ướt để chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh
Sai lầm đầu tiên mà các bậc phụ huynh hay mắc phải khi trị hâm háng cho trẻ sơ sinh đó là sử dụng khăn ướt chứa các loại chất tạo hương, chất bảo quản… để lau mông, bẹn cho bé. Đây đều là những chất hoá học tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho làn da của trẻ. Cụ thể:
Hương liệu: Da trẻ thường rất nhạy cảm với các loại hoá chất tạo mùi thơm nên khi tiếp xúc với khăn ướt rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, phồng rộp, ngứa ngáy.
Chất bảo quản: Hai chất bảo quản thường thấy trong khăn ướt là methylisothiazolinone (MI) và paraben.
- Methylisothiazolinone (MI): Được các chuyên gia nhận định là thủ phạm gây viêm da dị ứng cấp tính, dẫn tới nhiễm khuẩn da, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
- Paraben: Chất này có thể gây rối loạn nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư vú ở nữ giới và vô sinh ở nam giới. Đặc biệt, nồng độ paraben trong khăn ướt quá cao còn có thể gây ra chứng viêm da, tăng khả năng kích ứng, dị ứng, thậm chí là ung thư da.
Dùng khăn ướt có chứa mùi thơm hoặc các chất bảo quản có thể khiến da bé kích ứng và dễ bị hăm hơn
Trên thực tế, do tính tiện lợi, nhiều cha mẹ vẫn thường sử dụng khăn ướt để vệ sinh cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, để đảm bảo tính an toàn, khi chọn mua khăn ướt cha mẹ cần phải chú ý đến thành phần trên bao bì sản phẩm. Bạn nên ưu tiên sử dụng các loại khăn ướt có thành phần từ tự nhiên, không có hương liệu, chất bảo quản.
2. Bé bị hăm háng vẫn đóng bỉm cả ngày
Với trẻ đang bị hăm háng, việc đóng bỉm cả ngày không những làm cho trẻ cảm thấy bí bách, khó chịu mà còn khiến tình trạng hăm da càng trở nên nghiêm trọng hơn. Vùng da bị hăm của trẻ sẽ không được thoáng khí, độ ẩm cao lại tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài, tạo điều kiện để vi khuẩn hăm da phát triển mạnh.
Để trị hăm háng cho trẻ sơ sinh thì việc đầu tiên mà cha mẹ nên làm là hạn chế đóng bỉm tã cho bé. Hãy để bé được bỏ bỉm khoảng 2 – 3 tiếng/ngày hoặc nhiều hơn nếu có thể khi trẻ bị hăm nặng.
3. Mặc quần chật cho bé
Mặc quần áo quá chật chội có thể khiến cho các vết hăm ở háng của bé thường xuyên bị cọ xát dẫn đến lở loét, chảy máu, nhiễm trùng. Để chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh, cha mẹ nên cho bé mặc quần áo có size rộng hơn bình thường. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn trang phục được làm từ chất liệu mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để vùng da ở háng luôn được khô thoáng.
4. Không rửa tay trước và sau mỗi lần thay tã
Bàn tay là nơi lưu trú của rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu trước và sau mỗi lần thay tã, bôi kem trị hăm cho bé cha mẹ quên không rửa tay sạch sẽ, các vi khuẩn này sẽ lây lan, xâm nhập vào vết hăm háng. Cha mẹ cũng nên lưu ý, để trị hăm háng cho trẻ sơ sinh nhanh và khỏi triệt để cha mẹ cần đảm bảo tay sạch khuẩn, nên rửa tay với xà phòng có tính tẩy rửa và diệt khuẩn cao.
5. Sử dụng phấn rôm trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, phấn rôm có khả năng kiềm mồ hôi, loại bỏ môi trường ẩm ướt gây hăm nên đã vội vàng sử dụng phấn rôm ngay khi bé có dấu hiệu hăm háng. Trên thực tế, việc sử dụng phấn rôm khi trẻ đang hăm háng sẽ đem đến những nguy hiểm khôn lường.
Phấn rôm ở dạng bột mịn mỏng, có thể bám vào các nếp gấp trên da gây bít tắc lỗ chân lông và làm cho tình trạng hăm nghiêm trọng hơn. Không những vậy, bột phấn rôm có thể thâm nhập vào “hố chậu” thông qua “vùng kín”, cổ tử cung, ống dẫn trứng gây ra viêm nhiễm, có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
Vì phấn rôm không an toàn nên cha mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để trị hăm háng cho trẻ. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng kem bôi đặc trị để cải thiện các triệu chứng hăm háng.
6. Sử dụng các sản phẩm có mùi thơm
Da trẻ chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên rất nhạy cảm. Do đó, bé dễ bị dị ứng với các chất tạo mùi có trong xà phòng tắm cho trẻ. Vì vậy, khi lau rửa vệ sinh háng cho trẻ, cha mẹ không nên sử dụng các xà phòng tắm, sữa tắm có chất tạo mùi. Bạn có thể mua các sản phẩm có thành phần thiên nhiên, an toàn để sử dụng cho bé trong giai đoạn bị hăm háng.
7. Tự ý sử dụng thuốc trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Vì nôn nóng mong con hết hăm háng nên nhiều cha mẹ đã tự ý sử dụng thuốc chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhưng không tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng và cách dùng có thể gây phản tác dụng.
Một số sản phẩm thuốc trị hăm tác dụng nhanh thường chứa corticoid. Chất này có tác dụng giữ nước và natri trong cơ thể nên gây rối loạn chuyển hóa lipid, làm đọng mỡ lại và gây teo cơ (hội chứng Cushing). Nếu lạm dụng corticoid, cơ thể dễ bị xuất huyết, chảy máu khó cầm do thành mạch máu mỏng, dễ vỡ. Đặc biệt với thận, phổi – những cơ quan dễ bị tấn công sẽ gây ra suy thận, viêm phổi… và các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác.
Mặc dù corticoid có công dụng giảm đau, kháng viêm nhanh chóng nhưng nó là “con dao 2 lưỡi” ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do vậy, trước khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc trị hăm nào cho bé, bạn nên liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng và chỉ nên sử dụng các loại thuốc mà các bác sĩ đã kê đơn hoặc khuyên dùng.
8. Vệ sinh không đúng cách cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị hăm háng, việc vệ sinh cho bé cần phải được chú trọng và thực hiện đúng cách bởi điều này sẽ giúp việc điều trị hăm háng cho trẻ sơ sinh được nhanh khỏi. Nếu thực hiện sai sẽ dễ gây tổn thương thêm, làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
Cách vệ sinh háng cho trẻ đúng cách:
- Cha mẹ vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn.
- Dùng khăn xô thấm nước ấm hoặc nước tắm chuyên dụng.
- Tiến hành lau rửa nhẹ nhàng vùng da háng của bé. Lưu ý, không chà xát quá mạnh sẽ làm xước da khiến bé bị đau.
- Sau khi rửa sạch sẽ xong cha mẹ dùng khăn bông mềm lau khô trước khi bôi kem trị hăm hoặc mặc quần áo, bỉm tã mới cho trẻ.
9. Quá tin vào các cách chữa hăm háng cho trẻ sơ sinh bằng dân gian
Rất nhiều phụ huynh tìm đến các cách chữa trị hăm dân gian vì các nguyên liệu dễ tìm kiếm và có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ có tác dụng với trường hợp hăm háng nhẹ, đồng thời chỉ có tác dụng làm sạch và săn se da tại thời điểm sử dụng. Bên cạnh đó, việc khó xác định liều lượng của nguyên liệu, chất lượng của nguyên liệu cũng có thể khiến tình trạng hăm háng của bé trở nên nghiêm trọng hơn.
Do đó, cha mẹ cũng cần cẩn trọng khi sử dụng phương pháp trị hăm bằng dân gian. Trước khi sử dụng phương pháp dân gian để trị hăm háng, phụ huynh nên thử trước ra vùng da tay của trẻ. Nếu bé không có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa rát mới tiếp tục sử dụng. Ngược lại, nếu bé bị dị ứng, cần ngưng sử dụng phương pháp này và tham khảo tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ để có phương án trị hăm khác cho bé.
Đối với những phụ huynh chưa có kinh nghiệm chăm sóc con khi bị hăm háng, việc mắc phải 9 sai lầm trên đây là điều khó tránh khỏi. Hy vọng rằng những tổng hợp trên đây từ SkinBiBi sẽ giúp các bậc phụ huynh có thêm thông tin hữu ích trong việc điều trị hăm háng cho trẻ sơ sinh.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, các bạn có thể gửi câu hỏi tại đây để được dược sĩ Hoàng Thị Linh – Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
DƯỢC NAM HÀ RA MẮT KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỨC TRÊN ZALO OA
Với mục tiêu hỗ trợ đa kênh cho Quý khách hàng, Công ty CP Dược phẩm Nam Hà đã chính thức ra mắt kênh thông tin Official Account “Dược Nam Hà” trên mạng xã hội Zalo.
Hãy bật chế độ “Quan tâm” và liên hệ với chúng tôi qua Zalo OA để:
- Được cập nhật thông tin nhanh nhất về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn của Dược Nam Hà dành cho khách hàng thân thiết.
- Được tư vấn và hỗ trợ thông tin dịch vụ nhanh chóng nhất.
Để nhận nhanh nhất các thông tin hữu ích trên, vui lòng làm theo hướng dẫn:
Bước 1: Truy cập ứng dụng Zalo trên điện thoại.
Bước 2: Tìm kiếm Zalo chính thức của Dược Nam Hà qua 1 trong 3 cách sau:
- Quét mã QR Code trên hình.
- Truy cập vào đường link: https://zalo.me/3931058248213647624
- Tìm kiếm từ khóa “Dược Nam Hà” trên ứng dụng Zalo.
Bước 3: Nhấn QUAN TÂM để nhận thông tin về Dược Nam Hà.