5 vị trí DỄ bị hăm da nhất ở trẻ SƠ SINH

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
25/02/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
2728

Ở giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh thường được đóng bỉm 24/24 đồng thời quấn, ủ tương đối kỹ. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm da ở trẻ sơ sinh. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại 5 vị trí dễ bị hăm nhất ở trẻ sơ sinh cũng như cách xử lý hăm ở mỗi vị trí đúng cách từ đó giúp giảm tình trạng khó chịu ở trẻ.

1. Hăm tã ở các vùng da tiếp xúc với tã bỉm

Theo thống kê có tới 90% trẻ sơ sinh bị hăm do tã bỉm. Trong đó, vị trí dễ bị hăm nhất chính là các vùng da tiếp xúc trực tiếp với tã bỉm như: hậu môn, háng, mông.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến hăm da ở trẻ sơ sinh trong đó có vùng da tiếp xúc với tã bỉm, tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính tác động đến hiện tượng hăm ở vùng da đóng bỉm là:

  • Chất lượng bỉm không an toàn cho da bé
  • Chất liệu bỉm: Một số loại bỉm thường sử dụng các loại vải có khả năng thấm hút kém. Đây là nguyên nhân khiến da bé tiếp xúc thường xuyên với độ ẩm và nhiệt độ – nguyên nhân gây hăm. Ngoài ra, một số loại bỉm sử dụng nguyên liệu cứng, ráp tiếp xúc và cọ xát trực tiếp với làn da mỏng của bé gây trầy xước. Khi vùng da bị tổn thương tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, phân cũng là nguyên nhân khiến da bé tổn thương, dễ hăm.
  • Bỉm chứa hương liệu: Ở một số bỉm có hương thơm và chứa nguyên liệu cũng là yếu tố gây dị ứng với làn da nhạy cảm của bé.
  • Đóng bỉm quá chật: Khi sử dụng bỉm không vừa kích cỡ, cạp chun và thun quanh đùi ôm chặt với vùng da quanh bé làm giảm quá trình lưu thông khí, nhiệt độ trong bỉm không được đẩy ra ngoài sẽ là nguyên nhân trực tiếp khiến da bé bị hăm.
  • Vệ sinh không đúng cách: Nhiều mẹ cho rằng, khi bé chỉ tiểu tiện không cần vệ sinh sạch sẽ với nước và kem chống hăm. Sai lầm này khiến da bé tiếp xúc nhiều giờ với vi khuẩn có trong nước tiểu và gây hăm.  

Ngoài việc cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có cách xử lý phù hợp thì cha mẹ cần chú ý tới các dấu hiệu nhận biết tình trạng hăm ở trẻ. Mỗi vị trí khác nhau thì sẽ các biểu hiện khác nhau. Cụ thể

1.1 Bị hăm ở bộ phận sinh dục

Bộ phận sinh dục là nơi rất nhạy cảm, tiếp xúc thường xuyên với phân và nước tiểu, công thêm sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém thì đây chính là lý do rất dễ hăm ở bộ phận sinh dục.

Trẻ sơ sinh bị hăm ở bộ phận sinh dục
Bị hăm da ở trẻ sơ sinh trong đó bộ phận sinh dục vị trí dễ bị hăm nhất

Ngoài ra, bộ phận sinh dục có cấu tạo phức tạp, ở ngay gần hậu môn nếu vệ sinh, tắm rửa cho trẻ không đúng cách, không sạch sẽ rất dễ bị lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn gây hăm ở trẻ. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh thường đóng tã/bỉm 24/24 cũng là điều kiện để cho vi khuẩn phát triển khiến bộ phận sinh dục cũng rất dễ bị hăm

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị hăm:

  • Vùng da xung quanh bộ phận sinh của của trẻ bị ửng đỏ. Với bé gái ửng đỏ hai bên âm hộ, với bé trai cũng ửng đỏ tương tự
  • Da căng bóng có thể xuất hiện mụn nhỏ li ti hoặc ban đỏ rộng
  • Trẻ sơ sinh bị đau, rát, hi thay tã, bỉm bé quấy khóc

1.2 Trẻ sơ sinh bị hăm đỏ hậu môn

Hình ảnh trẻ bị hăm hậu môn
Hình ảnh trẻ bị hăm hậu môn

Là một trong những vị trí tiếp xúc trực tiếp với chất thải cùng với vị trí khó vệ sinh, ngoài ra trẻ sơ sinh thường đóng bỉm 24/24 vì vậy hậu môn là vị trí hăm phổ biến nhất bị hăm da ở trẻ sơ sinh.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm hậu môn:

  • Vùng da xung quanh hậu môn có màu hồng hoặc màu đỏ ửng.
  • Cấp độ nặng trên da có thể xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ
  • Nghiêm trọng hơn, cấp độ nghiêm trọng da bé bị sưng, phù nề ở diện tích lớn
  • Trẻ quấy khóc, không chịu bú, ngủ không ngon giấc và khóc dữ dội khi vệ sinh.

1.3  Hăm da ở trẻ sơ sinh – vùng háng

Hình ảnh trẻ bị hăm ở háng
Hình ảnh hăm da trẻ sơ sinh vùng háng

Háng là vùng nối giữa bụng và đùi, cấu tạo đặc trưng khiến da tiếp xúc trực tiếp với nhau, tăng tiết mồ hôi và nhiệt độ từ đó dẫn đến việc vi khuẩn phát triển gây tình trạng hăm ở trẻ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm háng:

  • Vùng da háng của trẻ xuất hiện các vết mẩn,ửng đỏ tươi.
  • Da căng và bóng hơn các vùng còn lại.
  • Da có thể phồng nhẹ hoặc nổi mụn li ti màu.

1.4  Trẻ sơ sinh bị hăm vùng mông

Vết hăm mông bắt đầu xuất hiện vết đỏ
Vết hăm mông bắt đầu xuất hiện vết đỏ

Mông là vị trí tiếp xúc trực tiếp với tã bỉm, nhất là với trẻ sơ sinh thường đóng bỉm 24/24h vì vậy nếu sử dụng tã bỉm chất lượng không tốt hoặc không thay tã bỉm thường xuyên, vệ sinh không sạch sẽ cộng thêm sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn kém dẫn đến rất dễ bị hăm mông

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm mông:

  • Vùng da mông nổi các mẩn đỏ nhỏ, có thể xuất hiện các mụn li ti ở diện tích nhỏ
  • Khi sờ tay vào thấy nóng hơn các vùng da khác
  • Trẻ quấy khóc mỗi khi mẹ thay bỉm tã hoặc vệ sinh
  • Ở cấp độ nặng, vết hăm sưng đỏ, sần sùi, có mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn da.

Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh với các vùng ta tiếp xúc với bỉm

Bị hăm da ở trẻ sơ sinh do tiếp xúc với bỉm tã cha mẹ nên thực hiện các biện pháp sau để cải thiện tình trạng của bệnh.

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ: Với trẻ sơ sinh cứ cách 2 – 3 giờ cha mẹ nên kiểm tra và thay tã cho bé một lần. Trong trường hợp bé đi đại tiện cần thay và vệ sinh ngay..
  • Vệ sinh vùng da đóng bỉm tã sạch sẽ: Vị trí hậu môn thường khó làm sạch, mẹ nên sử dụng khăn mềm và vệ sinh cẩn thận, đảm bảo loại bỏ hoàn toàn chất thải của bé. Vào mùa lạnh, mẹ có thể sử dụng máy sưởi để vệ sinh kỹ lưỡng, sạch sẽ mà không sợ bé lạnh. 
  • Lau khô da trước khi đóng bỉm: Sau khi vệ sinh xong cho bé, mẹ cần dùng khăn mềm thấm khô, sau đó mới đóng bỉm mới.
  • Sử dụng tã bỉm chất lượng, đúng kích cỡ: Mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn sản phẩm bỉm có lõi thấm hút tốt, bề mặt khô thoáng và không chứa hương liệu để giảm khả năng dị ứng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đổi size bỉm đúng với cân nặng và giai đoạn phát triển của bé để bé cảm thấy thoải mái và giảm hăm hiệu quả.
  • Kết hợp sử dụng kem trị hăm cho bé: Khi chọn mua cha mẹ nên ưu tiên chọn các loai kem kem trị hăm cho bé chứa thành phần an toàn, lành tính như: cúc la mã, kẽm oxyd…sẽ giúp cải thiện nhanh tình trạng hăm da mà không gây hại cho bé yêu.
  • Hạn chế đóng bỉm, đặc biệt vào mùa hè: Mùa nóng, da bé tăng tiết mồ hôi thường xuyên ẩm ướt, mẹ nên hạn chế đóng bỉm tối đa. Phương án tối ưu nhất là chỉ đóng bỉm lúc bé ngủ và “thả rông” tối thiểu 30 – 60 phút / ngày vào mùa hè.

Khám phá TẠI ĐÂY kem hăm hiệu quả dành cho trẻ nhỏ!

2. Hăm da ở trẻ sơ sinh – vùng cổ

Do cấu tạo nhiều nếp gấp cùng với việc thường xuyên tiếp xúc với nước bọt, chất nôn, trớ ở bé, vùng da ở cổ cũng là vị trí dễ hăm da trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị hăm cổ, vùng da ở cổ sẽ ửng đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti
Khi trẻ bị hăm cổ, vùng da ở cổ sẽ ửng đỏ và xuất hiện các mụn nước li ti

Nguyên nhân trẻ bị hăm cổ

  • Vào những ngày trời nắng nóng, oi bức, vùng da ở cổ trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và tấn công da bé gây hăm da cổ.
  • Các vết hăm ở cổ cũng xuất hiện khi bé mặc quần áo quá chật chội, viền gấp mép áo cọ sát vào cổ dễ xước da và gián tiếp tác động quá trình viêm da.
  • Trong quá trình cho bé ăn sữa và thức ăn có thể chảy xuống cổ. Vùng cổ của bé lại tương đối khó để vệ sinh và lau khô hơn với những vùng da khác nên vi khuẩn dễ tích tụ, phát triển và gây hăm da bé.

Dấu hiệu trẻ bị hăm cổ

  • Vùng da bị hăm ở cổ thường có màu đỏ ửng, sưng hoặc nổi mụn nước li ti.
  • Trường hợp nặng, vùng da này có hiện tượng mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng.
  • Trẻ bứt rứt, khó chịu do đau rát ở vùng cổ, thường xuyên quấy khóc mỗi khi vệ sinh hoặc thay quần áo mới.

Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh

  • Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, được làm từ chất liệu cotton tự nhiên mềm mại giúp thấm hút mồ hôi. 
  • Vệ sinh hàng ngày cổ cho bé kỹ càng bằng khăn mềm để đảm bảo vùng cổ của bé luôn sạch sẽ không tồn đọng bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn gây bệnh.
  • Khi cho trẻ uống sữa hoặc ăn bột nên dùng yếm quấn quanh cổ bé để hạn chế thức ăn rơi vãi xuống cổ. Sau khi trẻ ăn xong nên dùng khăn xô thấm nước ấm lau rửa vùng da ở cổ và thấm khô.

Chi tiết xem: Trị hăm ở cổ cho trẻ sơ sinh

3. Hăm ở ngấn tay, ngấn chân trẻ sơ sinh 

vet-ham-o-ngan-tay
Hình ảnh bé bị hăm ở ngấn tay

Nguyên nhân hăm ngấn tay, ngấn chân

Hăm da ở trẻ sơ sinh cũng bị nhiều nhất ở ngấn tay, ngấn chân bởi đây là nơi ứ đọng nhiều mồ hôi nên thường xuyên ẩm ướt. Nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh vùng da này thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ gây viêm nhiễm và hăm da bé.

Dấu hiệu nhận biết hăm ngấn tay, ngấn chân

Dấu hiệu đầu tiên là vùng da ở khe ngấn tay, chân bé ửng đỏ trên diện tích nhỏ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vùng ửng đỏ sậm màu và lan rộng, có thể xuất hiện mụn nước. Khi hăm nặng các vết hăm có thể sưng, phù nề và có mủ. Bé cảm thấy đau rát, khó chịu mỗi khi bị chạm vào vết hăm.

Cách xử lý khi trẻ bị hăm ngấn tay, ngấn chân

  • Vệ sinh vùng hăm ở ngấn tay và ngấn chân: Mẹ dùng khăn mềm và nước ấm để lau sạch vùng hăm cho bé. Sau khi vệ sinh nên lau khô 
  • Sử dụng kem trị hăm: Khi chọn mua kem chống hăm cha mẹ cũng nên lưu ý đến các thành phần trong kem chống hăm. Nên chọn các loại kem có thành phần từ tự nhiên, tránh chọn các loại kem có chứa chất độc hại sẽ gây kích ứng ngược cho da bé và làm cho tình trạng hăm da càng trở nên nghiêm trọng hơn
  • Để vùng da hăm thông thoáng tối đa: Vào mùa hè, mẹ nên sử dụng quần áo rộng rãi, chất vải dễ thấm hút mồ hôi cho bé. Nếu có thể, nên ưu tiên mặc quần áo ngắn tay, quần cộc để da bé thông thoáng tối đa.

4. Hăm da ở trẻ sơ sinh – vùng nách

Theo các chuyên gia, vùng da ở nách của trẻ rất mỏng, nhạy cảm và ở vị trí kín đồng thời đây cũng là vùng da tiết nhiều mồ hôi nhưng khả năng thoát ẩm kém nên rất dễ bị hăm.

ham-vung-nach-bong-do
Các vết hăm da trẻ sơ sinh ở nách ửng đỏ, quan sát thấy da bóng hơn các vùng còn lại

Nguyên nhân trẻ bị hăm nách

  • Thời tiết oi bức vào mùa hè khiến thân nhiệt của bé cao hơn và dễ đổ nhiều mồ hôi. Vùng da ở nách bị ẩm ướt do mồ hôi tiết ra nếu không được lau khô và vệ sinh sạch sẽ sẽ rất dễ bị hăm.

Dấu hiệu khi trẻ bị hăm nách

  • Vùng da dưới nách bé có hiện tượng tấy đỏ hoặc mụn nhỏ li ti. 
  • Khi tiến triển ở cấp độ nặng hơn, vùng da bị hăm sậm màu, ngứa ngáy, khó chịu. Bé quấy khóc khi thay quần áo hoặc hoạt động đưa tay. 
  • Ở giai đoạn nghiêm trọng, vùng hăm có thể sưng đỏ, sần sùi, xuất hiện mụn nước hoặc mụn mủ do nhiễm khuẩn, viêm da. Lúc này, trẻ chán ăn, quấy khóc, ngủ không sâu giấc.

Cách xử lý khi trẻ bị hăm nách

  • Vệ sinh vùng nách bé sạch sẽ hàng ngày với nước ấm. Lưu ý, khi thực hiện thao tác nhẹ nhàng tránh để bé đau hoặc gây xước da thêm.
  • Giữ vùng nách của trẻ luôn khô thoáng bằng cách lau mồ hôi nách cho bé 1 – 2 tiếng/lần. Lau bằng nước ấm và dùng khăn sạch để thấm khô da sau khi lau xong.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, được làm từ chất liệu cotton để mang đến khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ tránh chọn đồ bó sát hoặc có chất liệu thô ráp gây cọ sát da nách bé khiến vết hăm nặng và đau rát hơn.

5. Hăm vành tai ở trẻ sơ sinh

Cho đến nay, hăm vành tai chưa có trong thuật ngữ y khoa. Hiện tượng mà bố mẹ đang thấy ở bé có thể là biểu hiện của bệnh viêm kẽ tai. 

Hăm vành tai
Hăm da trẻ sơ sinh ở khu vực vành tai

Biểu hiện của viêm kẽ tai ở bé

  • Tai ửng đỏ, sưng tấy
  • Nếu không được điều trị kịp thời, viêm tiến triển nặng hơn có thể gây ra mưng mủ, chảy dịch vàng

Nguyên nhân viêm kẽ tai

  • Thời tiết nắng nóng khiến da bé tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh ngoài da.
  • Vệ sinh tai không sạch: Khi tắm hoặc vệ sinh tai, mẹ thường chú ý vệ sinh lỗ tai mà ít chú ý đến vành tai, kẽ tai. Bụi bẩn, da chết tích tụ lâu ngày cùng với mồ hôi sẽ gây ra hiện tượng bít tắc lỗ chân lông và hình thành viêm ở vùng da này.
  • Bé mắc chứng viêm da dầu, vảy nến…

Cách xử lý khi trẻ bị viêm kẽ tai

  • Phụ huynh nên làm sạch vùng vành tai cho bé hàng ngày. Để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cha mẹ nên dùng tăm bông loại nhỏ kết hợp nước muối sinh lý 0,9% để lau rửa, sau đó thấm khô và bôi kem chống hăm.
  • Đưa bé đi khám bác sĩ để có được hướng dẫn điều trị kịp thời

Hăm da ở trẻ sơ sinh rất thường gặp và hay tái phát. Tuy nhiên chỉ cần cha mẹ biết cách vệ sinh đúng cách, sử dụng kem phòng hăm hàng ngày thì sẽ giúp phòng hăm đồng thời chữa được dứt điểm tình trạng hăm ở trẻ. Mẹ nên lưu ý rằng, trước khi áp dụng bất cứ phương pháp trị hăm nào nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, y bác sĩ để có được lời khuyên phù hợp nhất với tình trạng của bé.

Click vào ĐÂY để xem điểm bán SkinBiBi gần nhất!

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng