Trị hăm dân gian là phương pháp sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong việc điều trị hăm da. Tuy nhiên, việc trị hăm bằng các phương pháp dân gian cũng tồn tại nhiều ý kiến trái chiều.
Xem thêm:
Mục lục
1. Tìm hiểu về tình trạng hăm ở trẻ nhỏ
Hăm là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng tuổi. Khi gặp tình trạng này, da bé bị tổn thương, trầy xước, viêm nhiễm…
Hăm thường xảy ra ở các vùng da nhiều nếp gấp trên cơ thể bé (cổ, tay, chân…). Tuy nhiên có 4 vị trí bị hăm nhiều nhất là: hăm cổ, hăm tã, hăm háng, hăm nách. Mỗi vị trí hăm hình thành có thể do các nguyên nhân khác nhưng nhưng nhìn chung có các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Vùng da nếp gấp dễ bị đổ mồ hôi, gây ẩm ướt.
- Da tiếp xúc với vi khuẩn trong nước tiểu, phân một thời gian dài do đóng tã quá nhiều.
- Vệ sinh da không sạch sẽ.
Để trị hăm dứt điểm cho trẻ thì có nhiều cách trong đó trị hăm dân gian được rất nhiều phụ huynh sử dụng khi trẻ bị hăm. Vậy có nên chữa hăm bằng phương pháp dân gian không? Cùng tìm hiểu phần tiếp theo
2. Có nên trị hăm bằng phương pháp dân gian?
Các phương pháp Trị hăm dân gian được sử dụng lâu đời và hiệu quả được kiểm chứng bởi chính người dùng. Tuy nhiên, việc có nên trị hăm bằng phương pháp dân gian hay không còn phụ thuộc vào tình trạng hăm và cơ địa của từng bé.
Trị hăm bằng phương pháp dân gian có những ưu điểm như giá thành không cao, nguồn nguyên liệu sẵn có và có thể thực hiện tại nhà. Ngược lại, đi kèm với đó cũng là những nhược điểm đó là thời gian điều trị lâu, da bé có thể dễ bị kích ứng nếu không đảm bảo đúng liều lượng.
Do đó, phương pháp này chỉ nên áp dụng với da bé ở tình trạng hăm nhẹ. Nếu tình trạng hăm nặng, không nên tùy ý sử dụng phương pháp dân gian. Cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra phương án trị hăm tốt nhất.
3. Top 13 cách trị hăm dân gian phổ biến nhất
Nhằm giúp các bậc phụ huynh dễ dàng tham khảo các phương pháp, SkinBiBi đã đưa ra cụ thể các công thức trị hăm từ thiên nhiên như sau:
3.1 Trị hăm bằng lá trầu không
Lá trầu không được biết đến có khả năng chống viêm, kháng khuẩn mạnh nhờ lượng tinh dầu dồi dào. Các hợp chất phenolic trong lá trầu không giúp làm se vết hăm nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 3 – 4 lá trầu không
- 1 thìa cà phê muối trắng
- 1.5l nước sạch
Các bước thực hiện trị hăm dân gian bằng tắm lá trầu không:
Đem lá trầu không rửa sạch với nước muối loãng. Sau đó, đun sôi lá trầu không với 1.5l nước thêm 1 thìa cà phê muối. Khi nước sôi, để nguội tự nhiên, giữ ở mức 37 độ C. Nước lá trầu không vừa đun có thể sử dụng làm nước tắm, phù hợp với các bé bị hăm ở mông, bẹn.
Các bậc phụ huynh có thể giã nhỏ lá trầu không, chắt lấy nước và bôi lên cổ. Sau đó, dùng bông thấm nước sạch lau lại vết hăm để điều trị hăm cổ cho bé.
Tần suất: 1 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý:
- Sử dụng vừa đủ lượng lá trầu không để tránh gây bỏng, rát cho bé.
- Không sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi.
- Nên thử ở 1 vùng da nhỏ trước khi bôi lên vùng bị hăm để tránh bé bị dị ứng.
Chi tiết xem thêm: Trị hăm bằng lá trầu không an toàn – hiệu quả
3.2 Trị hăm bằng Lá khế
Lá khế chứa nhiều vitamin A, E, B1, C và acid oxalic có tác dụng nuôi dưỡng và hồi phục làn da hăm bị tổn thương. Từ đó, đẩy mạnh quá trình tái tạo da mới, giúp da khỏe mạnh hơn, tránh bị hăm trở lại. Trị hăm bằng Lá khế cũng là một trong những mẹo trị hăm dân gian được các mẹ áp dụng nhiều.
Chuẩn bị:
- 50g lá khế
- 1 thìa muối hạt
- 5 – 10ml nước
- Khăn xô, rây lọc
Các bước thực hiện bằng bôi nước lá khế:
Đầu tiên, mẹ cần rửa sạch lá khế với nước, chú ý kỳ lá nhẹ nhàng để tránh làm mất dưỡng chất tự nhiên. Sau đó, bạn cho lá khế vào cối giã, khi thấy lá hơi nát, cho 1 thìa muối trắng và 5 – 10ml nước.
Tiếp đến, hãy dùng rây lọc để chắt lấy phần nước và sử dụng để bôi lên vùng da hăm. Phương pháp bôi nước lá khế thích hợp với các vùng hăm nách, hăm cổ. Nếu muốn trị hăm tã, mẹ có thể đun sôi lá khế thành nước tắm mỗi ngày. Chi tiết xem tại [internal link key 7].
Tần suất: 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày.
Lưu ý: Cần rửa sạch lá khế để tránh lông sâu, nấm khiến da bé bị dị ứng. Tuy nhiên, bạn không kỳ quá mạnh, tránh làm mất dưỡng chất trong lá.
3.3 Trị hăm dân gian bằng Lá chè xanh
Lá chè xanh giàu chất chống oxy hóa EGCG với tác dụng tái tạo tế bào da nhanh chóng khi bị thương tổn. Chất lysozyme giúp sát trùng da, giúp vùng da bị hăm của bé mau lành. Chất tanin trong trà xanh giúp sát khuẩn, khử trùng hiệu quả, giảm ngứa.
Chuẩn bị:
- 100g trà xanh
- 1.5l nước
- Nồi nấu, khăn xô
Thực hiện tắm nước lá trà xanh:
Rửa lá trà xanh sạch sẽ với nước ấm hoặc nước muối loãng. Cho lá trà xanh và 1.5l nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi và có màu vàng nhạt của lá thôi ra, tắt bếp và để nước nguội tự nhiên ở mức nhiệt độ phòng.
Sử dụng nước vừa đun tắm cho bé. Chú ý xoa nhẹ vết hăm, tránh trường hợp nứt vỡ nốt hăm do chà xát quá mạnh.
Tần suất: 1 lần/tuần, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý:
- Chọn búp trà xanh non để có tác dụng lớn hơn.
- Chú ý đến nguồn lá không có thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng.
Chi tiết xem thêm: 4 cách trị hăm tã bằng trà xanh “DỨT ĐIỂM”
3.4 Trị hăm bằng Cây mã đề
Theo Đông y, mã đề giúp làm lành các tổn thương trên da. Hoạt chất choline giúp bảo vệ vùng da hăm bởi sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân gây oxy hóa. Cây mã đề làm dịu da, tốt cho các trường hợp da bị trầy xước, mụn nhọt hoặc bị hăm.
Chuẩn bị:
- 50g lá mã đề
- 5 – 10ml nước
- Cối giã, bông thấm
Cách bôi lá mã đề lên vết hăm:
Ba mẹ nên làm sạch tay trước, sau đó rửa sạch lá mã đề với nước ấm hoặc nước muối loãng. Để ráo nước, sau đó cho lá mã đề và 5 – 10ml vào cối và giã nát. Sau đó, phụ huynh nên chắt lấy nước lá cây mã đề, dùng bông thấm và bôi lên vùng da hăm. Để khoảng 10 phút và rửa lại bằng nước sạch.
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh có thể giã nát lá cây mã đề như trên và đắp vào vùng hăm ở nách cho bé để điều trị.
Tần suất: 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý: Để tránh dị ứng da, mẹ nên thử bôi lá mã đề ra vùng da lành của bé. Nếu không có dấu hiệu dị ứng mới tiếp tục sử dụng cho vùng da hăm.
3.5 Chữa hăm bằng Búp ổi
Hàm lượng tanin có trong búp ổi cao hơn lá khoảng 3% cũng có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào vùng da hăm.
Chuẩn bị:
- 100g lá ổi
- 1 thìa muối
- 1.5l nước
- Nồi đun, khăn xô
Hướng dẫn tắm nước lá ổi:
Bạn cũng cần rửa lá ổi sạch với nước muối loãng và để ráo nước. Sau đó, cho 100g lá ổi, 1.5l và 1 thìa muối vào đun sôi và để nguội tự nhiên. Khi nước nguội dần, ở mức nhiệt độ phòng có thể sử dụng để tắm cho bé. Đặt bé vào nước tắm, dùng khăn xô xoa nhẹ nhàng lên vùng da hăm để làm sạch da bé.
Tần suất: 1 lần/ngày, thực hiện trong 5 ngày liên tiếp.
Lưu ý: Chú ý chọn nguồn lá, búp ổi an toàn, không sử dụng thuốc trừ sâu để tăng hiệu quả điều trị.
Chi tiết xem thêm: [Hỏi đáp chuyên gia] Có thể trị hăm bằng LÁ ỔI?
3.6 Trị hăm hiệu quả bằng Cây cỏ sữa
Cây cỏ sữa có thành phần chính là axit gallic có tính kháng nấm và kháng khuẩn. Nhờ vậy, nó giúp điều trị các bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa, hăm… hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 5 – 7 cây cỏ sữa lá nhỏ.
- Bông thấm
- Rây lọc bột
Thực hiện đắp cỏ sữa lên da hăm:
Cỏ sữa đem rửa sạch, để ráo nước, chú ý khi rửa không làm nát cỏ, tránh mất chất dinh dưỡng có ở lá. Sau đó, dùng rây lọc để lọc phần bã cỏ sữa và nước lá riêng. Dùng bông thấm nước lá cỏ sữa đắp lên vùng da hăm. Giữ bông này trên da khoảng 5 phút. Cuối cùng, lấy bông thấm nước sạch lau lại vùng da hăm.
Tần suất: Bôi 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 4 – 5 ngày.
Lưu ý: Nên thử bôi tại vùng da nhỏ trước khi bôi cỏ sữa lên vùng da bị hăm để tránh bé dị ứng làm tình trạng thêm nặng.
3.7 Trị hăm bằng Dầu ô liu
Dầu oliu có khả năng dưỡng ẩm tốt cho da, tránh tình trạng da khô nứt nẻ. Loại dầu này cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa với tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn. Nguyên liệu này giúp làm dịu da, giảm ngứa, giúp trẻ thoải mái hơn, tránh quấy khóc.
Chuẩn bị:
- 5ml dầu oliu
- Khăn sạch
Thực hiện thoa dầu oliu:
Phụ huynh cần làm sạch vùng da bé bị hăm, để khô tự nhiên hoặc lau khô nhẹ nhàng với khăn ẩm. Tiếp đến, bạn hãy thoa một lớp mỏng dầu oliu vào khu vực bé bị hăm. Thời gian giữ dầu oliu trên da khoảng từ 10 – 15 phút để xem da có dễ bị kích ứng hay không.
Tương tự dầu dừa, dầu oliu có thể được thoa vào các vết hăm ở cổ, nách, bẹn, háng để làm thuyên giảm các vết đỏ. Đồng thời dưỡng da khỏe mạnh, tái tạo tốt sau hăm.
Tần suất: 1 – 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý: Đảm bảo vùng da bôi dầu oliu sạch sẽ, khô thoáng, tránh dính bụi bẩn.
3.8 Trị hăm dân gian bằng Cỏ roi ngựa
Cỏ roi ngựa được dân gian sử dụng để chữa các bệnh ngoài da như viêm nấm, rôm sảy, mụn nhọt, hăm da… nhờ chứa verbenalin.
Chuẩn bị:
- 100g cỏ roi ngựa phơi khô
- Nồi đun, khăn xô
- 1.5l nước
Thực hiện tắm lá cỏ roi ngựa:
Làm sạch cỏ roi ngựa khô với nước. Sau đó, chuẩn bị 1.5l nước và đun sôi để hãm trà khô. Thời gian hãm lá cỏ doanh nghiệp khoảng nửa tiếng. Để nước nguội tự nhiên ở mức 37 độ C, sau đó, cha mẹ có thể bỏ vỏ lá cây cỏ roi ngựa, chỉ lấy nước này để tắm cho bé.
Tần suất: 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý: Cỏ roi ngựa không phải là phổ biến ở mọi vùng. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để tránh lấy nhầm sang các loại cỏ tương tự như cây vòi voi.
3.8 Trị hăm bằng cây Lô hội
Lô hội có chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin giúp làm lành nhanh các thương tổn trên da hăm. Đồng thời, trong lô hội chứa chất gel tự nhiên giúp làm mát vùng da bị viêm của bé và giảm ngứa rát, sưng đau nhanh chóng. Bởi vậy lô hội là một trong những cách trị hăm dân gian được các mẹ hay sử dụng.
Chuẩn bị:
- 1 – 2 lá lô hội
- Bông y tế
- Máy xay
Cách bôi lô hội lên vết hăm:
Mẹ lọc lá lấy phần thịt trắng bên trong. Nếu muốn sử dụng nhiều lần, bạn có thể cất phần gel lô hội vào hộp, bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Sau đó, hãy xay nhuyễn gel của lá lô hội và lọc lấy nước.
Tần suất: 1 lần/ngày, liên tục trong 4 ngày.
Lưu ý: Nhiều trẻ có thể dị ứng với lá lô hội. Mẹ cần thử trước trên vùng da nhỏ trước khi bôi lên khu vực da bị hăm.
3.9 Chữa hăm bằng Dầu dừa
Nhờ tính kháng khuẩn và chống nấm có trong hợp chất phenolic khiến dầu dừa trở thành một trong những giải pháp tốt nhất cho điều trị hăm tã.
Chuẩn bị:
- 5 – 10ml dầu dừa
- Khăn bông mềm, bông y tế
Thực hiện massage vùng da hăm với dầu dừa:
Để sử dụng phương pháp massage, bạn cần làm sạch vùng da bé bị hăm. Lau, thấm nước nhẹ nhàng với khăn sạch mềm. Sau đó, bạn hãy sử dụng bông y tế bôi nhẹ nhàng và massage dầu dừa theo hình trôn ốc vào vùng da bé bị hăm. Cuối cùng lấy bông thấm nước sạch rửa lại vùng da.
Ngoài ra, dầu dừa cũng được sử dụng để trị hăm cổ. Mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng hăm, để khoảng 10 phút và rửa lại với nước sạch.
Tần suất: Bôi 1 – 2 lần/ngày lớp mỏng dầu dừa lên da bé. Sử dụng phương pháp này liên tục khoảng 5 ngày để thấy hiệu quả.
Lưu ý:
- Để vùng da bôi dầu dừa sạch sẽ, tránh bụi bẩn.
- Bôi một lớp mỏng dầu dừa mỗi lần để tránh tình trạng bết dính.
Chi tiết xem thêm: 4 Cách trị hăm tã bằng dầu dừa “DỨT ĐIỂM”
3.10 Trị hăm bằng Bột yến mạch
Các chất béo có trong yến mạch giúp giảm tình trạng khô da, ngứa da. Đặc biệt, chất selenium (chống oxy hóa) cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của tế bào mới khỏe mạnh hơn tại vùng da hăm, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Bạn có thể dùng mẹo trị hăm dân gian bằng bột yến mạch xem có hiệu quả không nhé.
Chuẩn bị:
- 2 thìa bột yến mạch
- 1.5 – 2l nước ấm tắm
- Khăn mềm sạch
Cách thực hiện:
Đổ nước ấm vào thau, thêm 2 thìa bột yến mạch và khuấy đều nước tắm. Mẹ đặt bé xuống chậu/thau tắm, xong đó kì nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến vết hăm. Sau 10 phút tắm bột yến mạch cho bé cần tráng qua bằng nước sạch và lau khô người cho bé.
Tần suất: 1 ngày 1 lần, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý:
- Chọn loại yến mạch sạch, không lẫn tạp chất để tránh bé bị dị ứng.
- Không tắm với nước quá nóng để tránh bé bị khô da.
3.11 Trị hăm bằng Lá kinh giới
Menthol racemic, d-menthol và d-limonene có trong lá kinh giới có tác dụng giảm đau, tiêu viêm nên ức chế sự hình thành và phát triển của vi khuẩn hăm. Do đó, loại lá này cũng được các bậc phụ huynh thường xuyên chọn lựa.
Chuẩn bị:
- 100g lá kinh giới
- 1.5 – 2l nước
- Khăn xô sạch
Thực hiện:
Sau khi rửa lá kinh giới, mẹ dùng 100g lá kinh giới đun với 1,5l – 2l nước. Để nước nguội tự nhiên (37 độ C), sau đó loại bỏ xác lá và dùng nước này tắm cho bé. Mẹ có thể kì nhẹ với hăm với khăn xô, sau đó tráng lại người bé bằng nước sạch.
Tần suất: 1 lần mỗi ngày, liên tục trong 1 tuần.
Lưu ý: Để tránh bé bị dị ứng, mẹ cần bôi thử trước ở vùng da nhỏ của bé.
3.12 Trị hăm bằng Nụ vối
Trong nụ vối, người ta tìm thấy chất kháng sinh thực vật acid gallic có khả năng diệt nhiều vi khuẩn ở vùng da hăm. Chất tanin và tinh dầu trong nụ vối giúp bảo vệ niêm mạc da trước tình trạng hăm.
Chuẩn bị:
- 100g nụ vối và lá vối non
- 1.5l nước
- Nồi đun
Thực hiện:
Lấy nụ vối và lá vối non rửa sạch, đun sôi theo tỷ lệ phía trên. Để nước nguội tự nhiên dùng nước này tắm cho trẻ trong 10 phút. Tắm lại cho trẻ với nước sạch.
Tần suất: 1 lần/ngày.
Lưu ý: Sử dụng lá vối, nụ vối đã rửa sạch để tránh bụi bẩn, vi khuẩn.
4. Cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách cho trẻ khi bị hăm
Ngoài việc áp dụng các mẹ trị hăm dân gian thì để việc trị hăm khỏi nhanh, dứt điểm thì chăm sóc là một những khâu rất quan trọng. Khi bé bị hăm, mẹ cần chăm sóc, vệ sinh cho trẻ đúng cách:
- Lau rửa, vệ sinh vùng da bị hăm nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà sát mạnh.
- Tránh để vùng da bị hăm tiếp xúc với bụi bẩn, hóa chất.
- Tránh bôi phấn rôm gây bít tắc lỗ chân lông vùng da bị hăm.
- Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng tránh vi khuẩn xâm nhập vào bé
- Dung khăm xô mềm thấm nhẹ nhàng vùng da bị hăm
- Luôn giữ da bé khô thoáng
- Mặc quần áo rộng rãi, Cotton cho trẻ khi bị hăm
- Để bé nude càng lâu càng tốt. Ít nhất vài tiếng/ 1 ngày
5. Cách phòng tránh hăm ở trẻ
Hăm da là tình trạng xảy ra phổ biến ở trẻ em và dễ quay lại nếu cha mẹ không phòng tránh, bảo vệ đúng. Thay vì trị hăm dân gian thì các bác phụ huynh nên phòng tránh hăm ở trẻ. Dưới đây là một số cách phòng tránh hăm da cha mẹ có thể tham khảo:
- Tránh mặc tã cho bé quá thường xuyên.
- Đổi loại tã mới nếu thấy trẻ có dấu hiệu dị ứng.
- Thường xuyên kiểm tra khu vực da có nếp gấp như cổ, nách, bẹn để phát hiện kịp thời hăm da.
- Dưỡng ẩm tốt cho da bé.
- Sử dụng kem bôi da, kem trị hăm để tăng hiệu quả điều trị.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA: Các cách trị hăm bằng dân gian chỉ có tác dụng tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, để chống hăm hiệu quả, mẹ nên sử dụng các cách trị hăm khác. Đặc biệt, các bậc phụ huynh nên phòng hăm trước khi trị hăm, nhằm bảo vệ bé tốt nhất, giúp bé phát triển khỏe mạnh. |
6. Các câu hỏi thường gặp khi trị hăm dân gian
Sử dụng phương pháp trị hăm bằng thiên nhiên có thể khiến các bậc phụ huynh gặp những khó khăn riêng. SkinBiBi đã tổng hợp một số thắc mắc phổ biến để bạn tham khảo để có phương hướng điều trị hăm tốt nhất cho bé.
Câu hỏi 1: Trị hăm bằng dân gian có trị hăm dứt điểm không?
Tình trạng hăm có thể quay lại bất kỳ lúc nào nếu vùng da của trẻ bị bí, không được chăm sóc đúng cách.
Câu hỏi 2: Trị hăm nặng có sử dụng được phương pháp dân gian không?
Phương pháp trị hăm bằng dân gian chỉ có tác dụng tại thời điểm dùng, đa phần là làm sạch bề mặt da. Với hăm nặng, cha mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để có liệu trình điều trị phù hợp.
Câu hỏi 3: Có thể kết hợp trị hăm dân gian với các loại kem trị hăm, chống hăm không?
Có thể. Ngoài các phương pháp dân gian, mẹ nên sử dụng các loại kem trị hăm, chống hăm để nâng cao hiệu quả.
Câu hỏi 4: Trị hăm bằng dân gian có an toàn không?
Các phương pháp dân gian từ các loại thảo dược, nguyên liệu tự nhiên có độ an toàn cao. Tuy nhiên, trẻ cũng có thể bị dị ứng với các nguyên liệu thô chưa qua xử lý. Mẹ cần thử lên vùng da nhỏ cho trẻ trước khi áp dụng vào vùng hăm tã.
Cũng như các phương pháp khác, trị hăm dân gian cũng có những ưu điểm và hạn chế riêng. Việc nắm rõ những thông tin về liều lượng nguyên liệu, cách thực hiện, những lưu ý… sẽ giúp cha mẹ áp dụng tốt hơn. Từ đó, có thể hỗ trợ điều trị hăm trong thời gian ngắn mà vẫn đem lại hiệu quả rõ rệt.