3 Cách TRỊ HĂM bằng LÁ KHẾ mẹ NÊN BIẾT

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
08/12/2020

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
1522

Trị hăm bằng lá khế là phương pháp dân gian an toàn và ít tác dụng phụ. Bởi vậy, các vị phụ huynh hãy cùng SkinBiBi tìm hiểu 3 cách trị hăm bằng lá khế hữu hiệu nhất trong bài viết dưới đây!

Xem thêm:

1. Lá khế và công dụng trị hăm hữu hiệu

Hăm da ở trẻ rất dễ mắc phải do làn da của bé mỏng manh và nhạy cảm chưa thể tự bảo vệ lại sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài. Ngoài ra nguyên nhân có thể là do vệ sinh không sạch sẽ, đóng bỉm thường xuyên… Khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu như căng da, ửng đỏ, vết đỏ đậm hơn làm bé đau rát, nặng hơn thì nổi mụn, nặng hơn thì nổi mụn, loét, bé quấy khóc

Để trị hăm cho bé thì có nhiều cách trong đó trị hăm bằng lá khế được rất nhiều cha mẹ áp dụng bởi tính an toàn và lành tính. Cây khế còn gọi là ngũ liễm tử, có tên khoa học là Averrhoa carambola L., thuộc họ chua me. Tại Việt Nam, có 2 giống khế phổ biến là khế chua và khế ngọt. Lá khế cùng với các bộ phận khác như thân, rễ, quả đều được sử dụng trong Y học. 

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Trị hăm bằng lá khế rất tốt
Lá khế có tác dụng trị hăm hiệu quả

Theo Đông Y, lá khế có tính mát, vị chát, có tác dụng giải độc, tiêu viêm, trị bệnh da liễu, viêm da. Bởi vậy, sử dụng lá khế để điều trị hăm là một giải pháp lành tính, an toàn cho sức khỏe của trẻ. 

Nghiên cứu Tây Y hiện đại cũng có chỉ ra tác dụng chữa bệnh về da của lá khế. Trong lá khế có chứa nhiều vitamin và các thành phần hoạt chất có lợi, giúp điều trị hăm da: 

  • Các vitamin A, B5, K, E, C: Nuôi dưỡng và tái tạo làn da sau hăm, hạn chế các thương tổn và chữa lành vết thương trên da, giảm ngứa da khi hăm. 
  • Hợp chất thực vật gallic acid, quercetin, epicatechin…: Hợp chất này có tác dụng chống oxy hóa, giảm viêm, giảm sưng… Khả năng chống oxy hóa của lá khế giúp làm lành vết thương nhanh, bởi vậy đặc biệt hiệu quả với việc điều trị các nốt viêm do hăm tã. 

2. 3 phương pháp trị hăm bằng lá khế an toàn và phổ biến

Lá khế với đặc tính sinh học đặc thù trị hăm tã hiệu quả. Tại nhà, cha mẹ có thể sử dụng lá khế theo 3 phương pháp dưới đây để chữa lành vết thương do hăm tã của bé. 

2.1. Tắm nước lá khế

Khi đem lá khế nấu thành nước tắm, hàm lượng tinh dầu ở lá sẽ hòa tan trong nước. Đặc biệt, với nước ấm, tinh dầu càng dễ hòa tan hơn. Vì vậy, tắm lá khế là lựa chọn tốt để trị hăm tại các vùng da trên toàn bộ cơ thể bé.  

Nước tắm lá khế cần để nguội mới cho bé tắm
Nước tắm lá khế sau khi đun sôi cần để nguội khoảng 37 độ trước khi tắm cho bé

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá khế: 10 lá khế 
  • Nước lọc: 1 lít 
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê
  • Thau to, khăn sạch  

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế. Chú ý không rửa quá mạnh tránh làm mất tinh dầu có trong lá. 
  • Bước 2: Cho lá khế vào chậu nước muối loãng và ngâm khoảng 15 phút để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Bước 3: Cho 1 lít nước và lá khế đã rửa vào nồi đun trong khoảng 15 – 20 phút. 
  • Bước 3: Hòa 1 thìa muối vào nước sôi vừa đun và để nước nguội tự nhiên (khoảng 37 độ C). 
  • Bước 4: Chắt lấy nước lá đun ra thau to để tắm cho bé. 
  • Bước 5: Sau khi tắm bằng lá khế xong, cha mẹ nên tắm qua lại cho bé bằng nước ấm. 

Cách trị hăm bằng lá khế bằng cách tắm cho bé

  • Bước 1: Thử nước tắm bằng tay của mình. Nếu nước có độ ấm vừa phải, từ từ đặt bé vào thau nước. 
  • Bước 2: Tay phải đỡ phần cổ của bé, tay trái sử dụng khăn thấm nước, lau nhẹ nhàng lên vết hăm. 
  • Bước 3: Khi tắm xong, đỡ bé lên và sử dụng khăn khô để làm sạch nước tắm trên cơ thể bé. Chú ý dùng khăn thấm nhẹ nhàng trên da, đặc biệt là vùng da hăm. 

Tần suất thực hiện và lưu ý: 

Cha mẹ nên tắm cho bé 1 lần/ngày. Thông thường, các nốt hăm sẽ săn se sau khoảng 4 – 6 ngày. Nhiệt độ nước khi tắm lá khế cho bé nên ở mức cân bằng với nhiệt độ phòng (khoảng 37 độ C). Mức nước vừa phải này tránh làm bỏng da bé hoặc tránh làm bé bị lạnh khi tắm. 

2.2. Vệ sinh vùng hăm bằng nước cốt lá khế

Nước cốt lá khế được chắt lọc từ nước lá khế đun sôi đã lọc bỏ bã. Tinh dầu từ lá khế hòa lẫn ở trong nước cốt có tác dụng giảm viêm, khử khuẩn hiệu quả. Sử dụng nước cốt vệ sinh vùng hăm cho bé sẽ giúp diệt trừ các vi khuẩn gây hăm tã, làm sạch bề mặt da. 

Nước cốt lá khế trị hăm có hiệu quả cao
Nước cốt lá khế có tác dụng chống viêm, tái tạo làn da bị tổn thương do hăm

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá khế: 10 lá
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê 
  • Nước: 500ml
  • Bộ chày cối giã, vải xô

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế, chú ý không rửa mạnh tay tránh làm mất lượng tinh dầu hữu ích.
  • Bước 2: Ngâm lá trong nước muối loãng trong khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Bước 3: Cho lá khế và 1 thìa muối trắng vào cối và giã nát.
  • Bước 4: Hòa vào lá khế vừa giã vào 1 lít nước ấm được đựng trong chậu sạch.
  • Bước 5: Dùng khăn xô sạch để lọc bỏ phần bã lá khế, chỉ sử dụng phần nước cốt lọc được để vệ sinh vùng bị hăm cho bé. 

Cách trị hăm bằng lá khế 

  • Bước 1: Cho nước đã được lọc vào chiếc chậu nhỏ sạch đã được khử trùng. 
  • Bước 2: Cho phần da bị hăm của bé vào rửa nhẹ nhàng, dùng tay và khăn mềm mát xa vùng da bị hăm một cách nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.     
  • Bước 3: Rửa lại bằng nước sạch và lau khô bằng khăn bông cho bé.

Tần suất thực hiện và lưu ý:

Phương pháp này có thể thực hiện khoảng 2 lần/ngày, liên tục trong 4 – 6 ngày sẽ thấy vùng bị hăm giảm sưng, giảm ngứa. Chậu và khăn xô sử dụng cần đảm bảo được vệ sinh và khử trùng kĩ càng. Đồng thời, mẹ nên lưu ý mát xa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương khi vệ sinh bằng nước cốt lá khế.

2.3. Trị hăm bằng lá khế để ức chế vết hăm

Để đắp lá khế cần giã nhỏ lá và sử dụng băng gạc, quấn vào vết hăm. Khi giã lá, lượng tinh dầu trong lá cũng vì vậy mà thoát ra. Tinh dầu lúc này thẩm thấu trực tiếp qua da khi đắp lá, tác động vào vết hăm. Nhờ vậy, hạn chế vi khuẩn phát triển và lan ra các vùng da khác. 

Chú ý lượng muối tránh xót da cho bé
Chú ý lượng muối vừa đủ, tránh khiến bé cảm thấy xót da

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Lá khế: 10 lá
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê 
  • Nước: 10ml 
  • Bộ chày cối giã, băng gạc 

Các bước thực hiện: 

  • Bước 1: Rửa sạch lá khế, chú ý không rửa mạnh tay tránh làm mất lượng tinh dầu hữu ích trong lá.
  • Bước 2: Ngâm lá trong nước muối loãng trong khoảng 30 phút rồi vớt ra để ráo nước. 
  • Bước 3: Cho lá khế và 1 thìa muối trắng vào cối và giã nát. 
  • Bước 4: Hòa vào lá khế vừa giã 10ml nước, tiếp tục giã đều.

Cách đắp lá khế: 

  • Bước 1: Lấy 1 – 2 miếng băng gạc và 4 miếng băng dính y tế cắt thành từng đoạn khoảng 10cm. 
  • Bước 2: Dùng thìa lấy lá khế vừa giã và cho vào băng gạc.
  • Bước 3: Đắp gạc lên vết hăm và cố định bằng 4 miếng băng dính trên da bé. Chú ý nên căn chỉnh miếng băng gạc tránh lá khế bị vương ra ngoài. 

Tần suất thực hiện và lưu ý:

Phương pháp này có thể thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 4 – 6 ngày sẽ thấy vùng bị hăm giảm sưng. Khi giã lá, chú ý nên giã nhuyễn, tránh để lá to, cọ xát vào da bé gây xước da, khó chịu. 

3. Lưu ý khi sử dụng lá khế trị hăm cho bé

Khi trị hăm bằng lá khế theo các phương pháp kể trên, mẹ nên chú ý một số lưu ý sau để tránh gây tác dụng không mong muốn khi trị hăm cho trẻ: 

  • Chọn lá khế hợp lý: Bạn nên chọn loại bánh tẻ – loại lá không quá non hoặc quá già. Lá non hoặc là quá già có lượng tinh dầu không đảm bảo, dễ bị sâu bệnh, ảnh hưởng đến quá trình trị hăm của bé. Đồng thời mẹ nên chọn nguồn mua là nơi có nguồn gốc rõ ràng để tránh mua phải các loại lá sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 
  • Khử trùng lá khế trước khi sử dụng: Lá khế mọc trong môi trường tự nhiên nên có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn bám trên bề mặt lá. Mẹ nên rửa sạch và khử khuẩn cẩn thận bằng nước muối trước khi sử dụng. 
  • Kiểm tra nhiệt độ nước: Khi tắm hoặc vệ sinh cho bé, sau khi đun sôi nước, mẹ cần để cho nước nguội dần ở mức 37 độ trước khi tắm. Không nên để nước quá nóng dễ gây tổn thương da của bé, cũng không nên để nước quá lạnh dễ làm trẻ nhiễm bệnh. 
  • Thử trước khi sử dụng: Da trẻ em nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Lá khế là dược liệu thiên nhiên nhưng vẫn có thể gây kích ứng da bé nếu dùng không đúng liều lượng. Vì vậy, khi sử dụng lá khế, mẹ nên thử trước trên một vùng da nhỏ để kiểm tra xem da bé có bị dị ứng hay không. Nếu bé không dị ứng, bạn có thể sử dụng trên vùng da bị hăm.  
  • Kết hợp với các cách điều trị: Mẹ cần chú ý giữ cho da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng, tránh ẩm ướt để ngăn các vi khuẩn có cơ hội xâm nhập làm tổn thương da. Việc này có thể được thực hiện bằng cách hạn chế việc đóng bỉm/tã, vệ sinh vùng bị hăm cẩn thận…

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA: Thực tế, hăm da không khó điều trị. Tuy nhiên, hăm da kéo dài sẽ khiến bé biếng ăn, quấy khóc… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, ba mẹ nên chủ động phòng hăm cho con bằng các loại kem bôi có chiết xuất thiên nhiên lành tính. 

Ngoài ra để phòng hăm ở trẻ thì cha mẹ nên lưu ý:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé để không cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập
  • Luôn giữ làn da của trẻ được khô thoáng
  • Thay tã, bỉm thường xuyên
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất vải mềm và thoáng nên dùng vải Cotton cho bé
Vệ sinh cho bé tránh vi khuẩn vào vết hăm da
Mẹ nên giữ cho da bé khô thoáng để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây hăm da

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

4. Những cách trị hăm khác phụ huynh nên tham khảo 

Bên cạnh cách trị hăm bằng lá khế, các mẹ có thể giúp bé trị hăm bằng những nguyên liệu thiên nhiên khác như: 

  • Trị hăm bằng lá ổi: Lá ổi sở hữu lượng tinh dầu và tanin dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống viêm. Các nốt viêm không lan rộng, vi khuẩn không có môi trường để phát triển nên hạn chế hăm. Đun sôi 2ml nước sau đó cho 100g búp ổi non rửa sạch vào đun sôi. Sau đó hòa nước búp ổi vừa đun sôi với nước đun sôi để nguội sao cho nước ấm khoảng 38 độ rồi dùng khăn xô thấm vào nước này vắt nhẹ lau vào vùng da bị hăm. Thực hiện 1 lần/ ngày. 
  • Trị hăm bằng trà xanh: Chất tanin trong trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Trị hăm tã bằng trà xanh có thể sử dụng cách thức tắm lá hoặc hút ẩm bỉm/tã bằng trà xanh túi lọc. Chỉ cần giã nát 2-3 lá trà xanh sau đó lọc bỏ bã lấy nước cốt. Sử dụng khăn xô mềm thấm vào nước cốt vắt nhẹ xoa lên vùng da bị hăm. Sử dụng 2 lần/ ngày liên tục 3-5 ngày hăm sẽ thuyên giảm.
  • Trị hăm bằng lá trầu không: Trầu không với hàm lượng tinh dầu cao và tính sát khuẩn mạnh nên có khả năng loại bỏ vi khuẩn hăm làm tổn thương da. Cho 4-5 lá trầu không vào đun sôi với 1,5l nước. Để nước nguội tự nhiên khoảng 37 độ. Sau đó tắm cho bé. Thực hiện 1 lần/ ngày liên tục trong 4 ngày hăm sẽ giảm.
Trị hăm bằng lá khế và các loại lá khác
Các loại lá từ thiên nhiên là các dược liệu lành tính có tác dụng trị hăm hiệu quả
Lưu ý: Trị hăm bằng lá khế chỉ có tác dụng làm sạch bề mặt và làm giảm triệu chứng ngứa rát trong thời điểm sử dụng. Do đó, mẹ nên kết hợp việc dùng lá khế với bôi kem trị hăm để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng hăm không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con tới thăm khám bác sĩ để điều trị kịp thời. 

Phương pháp trị hăm bằng lá khế là một phương pháp dân gian hiệu quả và an toàn với trẻ. Tuy nhiên, việc tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng đặc biệt quan trọng để không gây ra những phản ứng phụ không mong muốn. Hy vọng hướng dẫn chi tiết về 3 cách sử dụng lá khế trên đây sẽ giúp các vị phụ huynh điều trị cho con hiệu quả tại nhà!

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng