Trị hăm bằng lá ổi cần đặc biệt quan tâm đến liều lượng, cách chăm sóc, phương pháp xử lý thì việc trị hăm mới cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách trị hăm cho trẻ bằng lá ổi để vừa nhanh, an toàn cho trẻ
Xem thêm:
- Top 4 cách trị hăm bằng trà xanh “Dứt Điểm”
- [Hỏi đáp chuyên gia] TRỊ HĂM bằng PHẤN RÔM – NÊN hay KHÔNG?
- 5 sai lầm KINH ĐIỂN khi sử dụng thuốc trị hăm vùng kín CHO BÉ
Mục lục
1. Tác dụng của lá ổi đối với việc trị hăm
Da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy rất dễ bị kích ứng, dị ứng, từ đó dẫn đến bị hăm da. Không khó để nhận biết bé bị hăm như nổi các mụn li ti, da của bé ở vùng mông, cơ quan sinh dục… bị đỏ nặng hơn có thể bị lở loét, chảy nước, quấy khóc…. Hăm có thể ở mông, bẹn, háng, vùng kín, cơ quan sinh dục… hoặc các vùng có nhiều nếp gấp như cổ, nách…
Hiện nay các mẹ đang sử dụng các cách bằng dân gian để trị hăm cho bé. Trong đó trị hăm bằng lá ổi là loại nguyên liệu không còn xa lạ trong các bài thuốc Đông Y, được dùng để điều trị tiểu đường và mỡ máu hiệu quả. Với một lượng thành phần chất chống oxy hóa, diệt khuẩn, kháng viêm, lá ổi cũng được dùng trong điều trị các chứng bệnh về da ở mức độ nhẹ, điển hình là chứng hăm ở trẻ em.
Trong y học cổ truyền, lá ổi được sử dụng như loại thuốc bổ sung tăng cường sức đề kháng cho da và kích thích sự phát triển của tế bào da mới sau hăm. Búp ổi nón có tính ấm, vị đắng sáp giúp kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc khi bị tổn thương từ đó làm dịu nhanh các tổn thưởng do hăm gây ra ở trẻ
Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, người ta tìm thấy trong lá ổi có chứa 7 – 10% là tanin, 3% nhựa ổi và các loại tinh dầu có lợi cho việc trị hăm da ở trẻ em.
- Tanin: Có phản ứng tạo kết tủa với protein, nên khi tiếp xúc với vùng da hăm, tanin sẽ tạo một màng mỏng, giúp đông máu cũng như có tác dụng săn se bề mặt da. Bên cạnh đó tanin cũng có tính sát khuẩn nhẹ, ức chế sự xâm hại của vi khuẩn từ môi trường lên các vết hăm.
- Các loại tinh dầu: Chủ yếu là caryophyllene, β-bisabolene, β-selinene, nerolidol, oxit caryophyllene, Sel-11-en-4a-ol và eugenol… có tác dụng dưỡng ẩm và tăng khả năng hồi phục cho vùng da hăm.
- Các vitamin nhóm B và C: Vitamin khi kết hợp với polyphenol, tanin… còn có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, giảm các tình trạng ngứa rát cho da bé.
Từ các nghiên cứu khoa học cũng như thực tiễn sử dụng cho thấy lá ổi thực sự có hiệu quả trong điều trị hăm da trẻ em. Tuy nhiên, làn da trẻ nhỏ tương đối nhạy cảm nên cha mẹ cần quan tâm đến liều lượng, chất lượng và phương pháp xử lý lá ổi trước khi sử dụng cho bé, tránh gây kích ứng da.
2. Top 2 cách trị hăm bằng lá ổi hiệu quả
2.1 Chữa hăm bằng sử dụng búp ổi non rửa tại chỗ
So với lá ổi, búp ổi non được cho là có hàm lượng tanin pyrogalic cao hơn khoảng 3%. Dùng nước đun với búp ổi để rửa vùng da mông và bẹn bị hăm của bé mỗi khi thay tã cũng cho kết quả tương tự.
Các bước trị hăm bằng lá ổi như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị 100g búp lá ổi non và đem rửa sạch với nước muối loãng.
- Bước 2: Đun 2ml nước nóng đến khi sôi. Lấy búp lá ổi non vừa rửa cho vào nồi nấu.
- Bước 3: Tiếp tục đun nước lá ổi đến khi sôi và thấy nước lá thôi ra thì tắt bếp, đổ ra chậu. Chú ý hòa nước búp lá ổi vừa đun với nước nguội để giữ nước ở mức nhiệt độ phòng.
- Bước 4: Dùng bông hoặc khăn xô thấm nước lá ổi và vệ sinh vùng da bị hăm. Chú ý nên rửa, xoa nhẹ nhàng, tránh làm vỡ các nốt hăm trên da bé.
- Bước 5: Rửa lại vùng da bằng nước sạch, dùng khăn bông thấm nhẹ nhàng để khô da mới tiến hành mặc quần áo hoặc tã/bỉm mới.
Phương pháp này nên thực hiện 1 lần/ngày và đều đặn trong vòng 1 tuần.
2.1 Trị hăm bằng lá ổi tươi
Để các tinh chất trong lá ổi thẩm thấu vào da, đun lấy nước tắm là biện pháp nhanh và hiệu quả nhất. Kỹ thuật đun nước tắm bằng lá ổi để trị hăm cho bé tương đối đơn giản, chú ý thực hiện theo các bước sau để loại bỏ tạp chất và tránh sự xâm nhập vi khuẩn từ các dụng cụ.
- Bước 1: Đem 100g lá ổi rửa kỹ với nước sạch, tốt nhất nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút để loại bỏ các bụi bẩn và ký sinh trùng bám trên lá rồi vớt ra rổ để ráo.
- Bước 2: Đem phần lá ổi đã chuẩn bị đun sôi cùng 2 – 3 lít nước, đun với lửa nhỏ đến khi phần tinh chất từ lá ổi thôi hết ra nước.
- Bước 3: Tắt bếp, để nước nguội tự nhiên.
- Bước 4: Khi nước đạt độ ấm vừa phải (37 độ C) thì sử dụng để tắm cho bé. Dùng khăn xô mềm xoa nhẹ nhàng vùng da bị hăm để nước ổi thấm vào da sẽ cho tác dụng tốt hơn.
Phương pháp này có thể thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 5 ngày sẽ cảm nhận được hiệu quả của phương pháp.
Lưu ý: Chỉ nên thực hiện khi bé chỉ bị hăm nhẹ như xuất hiện vùng mông, nách, cổ bị đỏ. Nếu bị bị hăm nặng thì không nên tự ý tắm cho bé bằng nước ổi tươi bởi rất có thể vết hăm sẽ bị lở loét và sẽ bị hăm nặng hơn. Thay vào đó nên cho trẻ đi khám bác sĩ và xin lời khuyên trước khi thực hiện bất cứ phương pháp dân gian nào.
3. Cách chăm sóc đúng cách khi trẻ bị hăm da
Ngoài việc trị hăm bằng lá ổi thì để giúp việc điều trị hăm của trẻ hiệu quả và nhanh khỏi thì chăm sóc trẻ đúng cách cũng là một trong những điều rất quan trọng quyết định việc điều trị hăm có hiệu quả hay không? Vậy cách chăm sóc đúng cách là gì?
- Trước khi bôi bất cứ thứ gì lên người trẻ đều phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn
- Không nên để nước lá tràn từ vùng da hăm sang vùng da lành để tránh việc bị lây Lan.
- Nếu rửa cho trẻ thì mẹ nên bế con và xối nước rửa vào bé từ từ, không nên ngâm cả mông hoặc vùng da bị hăm vào chậu rửa
- Trước khi rửa bằng lá ổi luôn luôn vệ sinh và lau khô vùng da bị hăm.
4. Lưu ý khi sử dụng lá ổi
Trị hăm bằng lá ổi là bài thuốc dân gian truyền miệng lâu đời. Một vài lưu ý khi sử dụng phương pháp này mà các bà, các mẹ cần biết khi điều trị cho bé như sau:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Tùy vào mức độ nặng nhẹ và cơ địa của từng bé mà việc điều trị có thể có hiệu quả khác nhau. Do đó, phụ huynh nên tham khảo ý kiến của chuyên gia khi sử dụng lá ổi tắm hoặc rửa cho bé sao cho có kết quả tốt nhất.
- Chọn nguồn lá uy tín: Bên cạnh việc chọn lá ổi, búp ổi tươi, non không sâu bệnh, cha mẹ nên chú ý đến cả nguồn lá. Việc chọn được nguồn lá tốt sẽ hạn chế tình trạng có thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng… ảnh hưởng đến việc điều trị.
- Đối tượng sử dụng: Không nên sử dụng phương pháp này cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
- Thử trước khi sử dụng: Một số bé có làn da nhạy cảm có thể có hiện tượng kích ứng với một số thành phần trong lá ổi. Vì vậy, phụ huynh nên nghiền lá ổi ra thử trên vùng da lành trước khi sử dụng trị hăm cho bé.
- Kết hợp với sử dụng các phương pháp trị hăm khác: Dùng lá ổi trị hăm là biện pháp lành tính với nguyên liệu tự nhiên nhưng cho hiệu quả chậm. Đồng thời, lá ổi chỉ có tác dụng làm sạch bề mặt da, nên cần kết hợp với các loại kem trị hăm, tác động mạnh vào các nốt hăm để đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Rửa sạch lá ổi trước khi sử dụng để loại bỏ các chất bẩn, ký sinh trùng…
Lưu ý: Mẹ không nên tiếp tục tự ý điều trị cho con tại nha nếu tình trạng hăm có dấu hiệu nặng, lở loét, chảy mủ. Cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để hạn chế tối đa những biến chứng có thể gây hại cho da và sức khỏe của bé.
5. Các cách trị hăm bằng dân gian khác
Ngoài trị hăm bằng lá ổi thì các mẹ có thể tham khảo các cách tị hăm bằng dân gian khác sau:
- Lá trầu không: lá trầu có tính ấm, cay nồng, có khả năng tiêu viêm, sát khuẩn rất cao, kháng khuẩn, giảm đau giúp chữa vùng da của bé. Chỉ cần rửa sạch 3 đến 4 lá trầu ngâm qua nước muối rồi cho vào đun sôi, để nguội. Sau đó dùng khăn mềm thấm vào nước lá trầu không nhẹ nhàng thấm lên các vùng da bị hăm của trẻ. Chờ da bé khô mới mặc quần áo vào các trẻ. Một ngày thấm khoảng 3 lần, liên tục trong một tuần vết hăm sẽ giảm. Chi tiết xem: Trị hăm tã bằng lá trầu không AN TOÀN – HIỆU QUẢ
- Cây mã đề: Cây mã đề giúp làm dịu da ở vùng da bị hăm, phục hồi làn da bị tổn thương. Chỉ cần lấy 2-3 lá mã đề, rửa sạch ngâm qua nước muối, để ráo nước rồi đem vò nát hoặc giã nát. Lấy phần nước cốt rồi lấy một chiếc khăn mềm thấm vào nước cốt này rồi thoa nhẹ lên da bé.
- Lá khế: Lá khế có vị chát, tính lạnh, giúp sát khuẩn, tiêu viêm giảm ngữa giúp chữa các trứng nổi mẩn đỏ do hăm gây ra. Chỉ cần rửa sạch 3-4 lá khế, để ráo rồi giã nát một ít muối, cho thêm ít nước đun sôi để nguội chắt lấy nước cốt. Dùng khăn vải mềm thấm vào nước cốt rồi nhẹ nhàng thấm vào vùng bị hăm của bé. Lưu ý không để khăn bị sũng nước vì nếu quá nhiều nước khi thấm vào vùng da bị hăm dễ bị lở loét. Chi tiết xem thêm: 3 Cách TRỊ HĂM bằng LÁ KHẾ mẹ NÊN BIẾT
- Cỏ roi ngựa: Cỏ roi ngựa có vị đắng, tính mát có tác dụng tiêu viêm, sát trùng, giảm đau, thanh nhiệt giúp làm dịu vùng da bị hăm của bé. Chỉ cần phơi khô cỏ roi ngựa, hoặc cỏ roi ngựa rửa sạch, rồi sao khô sau đó ham nước sôi khoảng 15 phút rồi lấy chiếc khăn mềm thấm nước cỏ roi ngựa và vùng da bị hăm của trẻ. Chờ da trẻ khô rồi mới mặc quần áo hoặc bỉm cho bé. Ngày làm 2 – 3 lần.
Ngoài ra, để tình trạng bệnh hăm da của trẻ nhanh khỏi thì các mẹ có thể áp dụng các biên pháp khác như: thay bỉm cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ nude vài tiếng một ngày, chọn bỉm chất lượng, luôn vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên, mặc quần áo cho trẻ rộng rãi, chất liệu thoáng mát, mềm mịn
Khuyến cáo từ chuyên gia:
Trên thực tế, hăm da không quá nguy hiểm, song bệnh sẽ khiến trẻ khó chịu, ngứa rát… Từ đó, dẫn đến tình trạng các bé quấy khóc, bỏ bữa, bỏ bú… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Hăm cũng dễ quay trở lại nếu cha mẹ không giữ vệ sinh sạch sẽ cho da bé. Vì vậy, phương án tối ưu được các chuyên gia khuyên thực hiện đó là “Chống hăm trước khi trị hăm”.
Để chống hăm da, bạn có thể sử dụng kem bôi có tác dụng phòng chống hăm và sử dụng đều đặn hàng ngày. Đồng thời, chú ý đảm bảo vùng da bị hăm sạch sẽ, thoáng mát. Việc tư vấn bác sĩ nhi khoa cũng là điều cần thiết, nhằm biết được liệu trình điều trị phù hợp cho từng bé, đảm bảo thời gian khỏi hăm nhanh nhất.
Đối với các phương pháp trị hăm nói chung và trị hăm bằng lá ổi nói riêng, việc nắm rõ thông tin về liều dùng, cách dùng là điều quan trọng. Do đó, các bậc phụ huynh nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn lá ổi để trị hăm cho con!