Cảnh báo 3 sai lầm nghiêm trọng khi làm giảm hăm tã ở trẻ

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
19/03/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
535

Trong quá trình chăm sóc để giúp trẻ giảm hăm tã, nhiều cha mẹ thường mắc phải những lỗi sai khiến tình trạng hăm tã của trẻ trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là 3 sai lầm nghiêm trọng mà cha mẹ cần tránh.

Xem thêm:

Hăm tã là bệnh ngoài da thường xuất hiện tại khu vực da tiếp xúc với vùng đóng bỉm của trẻ nhỏ. Thông thường khi bị hăm tã, da của trẻ sẽ ửng đỏ, trên da xuất hiện mụn li ti. Ở giai đoạn nặng, da trẻ sẽ sưng tấy, lở loét và chảy dịch vàng.

Vùng mông của trẻ ửng đỏ, trên da có nhiều mụn li ti
Vùng mông của trẻ ửng đỏ, trên da có nhiều mụn li ti

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là cha mẹ không thay bỉm tã và vệ sinh cho bé thường xuyên hoặc cho bé dùng các loại bỉm tã có chất lượng kém, không thấm hút và thô ráp.

Khi thấy trẻ chớm có dấu hiệu của hăm tã, cha mẹ nên có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ra những biến chứng không mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị hăm tã, cha mẹ nên tránh mắc phải các sai lầm sau để việc trị hăm mang lại hiệu quả cao.

1. Giảm hăm tã bằng cách sử dụng các loại kem chống hăm tác dụng nhanh

Tâm lý chung của hầu hết cha mẹ khi thấy con đau đớn, quấy khóc bởi hăm tã là làm sao để giảm những cảm giác khó chịu cho bé càng nhanh càng tốt. Chính vì thế, không ít cha mẹ sử dụng các loại kem chống hăm có tác dụng nhanh như một giải pháp cứu cánh.

Tuy nhiên, để giảm nhanh các triệu chứng hăm cho bé, trong các loại sản phẩm này thường chứa các chất có hại như axit boric, camphor, methyl salicylate, benzoin, phổ biến là corticoid và paraben. Đây là nguyên nhân chính khiến tình trạng hăm ở trẻ ngày càng nặng hơn.

Corticoid Là một chất kháng viêm cực mạnh, có nhiều tác dụng phụ. Nếu lạm dụng corticoid, trẻ có thể bị teo da, giãn mạch, giảm miễn dịch ngay tại chỗ bôi khiến cho vết thương trên da trầm trọng hơn. Corticoid còn giữ nước và natri trong cơ thể gây ra chứng phù, làm rối loạn chuyển hóa lipid dưới da gây đọng mỡ trên mặt, cổ và lưng. Đồng thời nó có thể gây tăng huyết áp, làm giảm sức đề kháng của cơ thể dẫn đến nhiễm trùng.
Paraben Là chất bảo quản giúp kéo dài thời gian sử dụng của các loại kem chống hăm. Sử dụng paraben trong thời gian dài có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ, tăng nguy cơ ung thư vú và gây vô sinh ở nam giới. Nếu sử dụng ở nồng độ cao, paraben có thể gây ra chứng viêm da, tăng khả năng kích ứng, dị ứng da, thậm chí là ung thư da.
Axit boric Là một chất có tính kháng sinh nhẹ, chống nhiễm trùng do nấm hoặc vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu dùng quá nhiều có thể gây phát ban, ngứa, kích ứng da, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ỉa chảy…
Camphor Là chất có tác dụng giảm đau tại chỗ. Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng camphor là phát ban và gây kích ứng da.
Methyl salicylate Là chất có tác dụng giảm đau. Methyl salicylate có thể gây ra các tác dụng phụ khi dùng như xung huyết da, nóng rát ở vùng bôi thuốc, tổn thương màng nhầy cơ quan hô hấp gây khô, rát mũi họng.
Benzoin Là chất có công dụng khử trùng, làm lành vết thương, giúp vết thương nhanh đóng vảy hơn. Tác dụng phụ của benzoin là gây phát ban, dị ứng da, viêm da tiếp xúc, hen suyễn, sốc phản vệ…
corticoid-co-hai
Corticoid là chất kháng viêm có chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho da

LỜI KHUYÊN GIẢM HĂM TÃ HIỆU QUẢ

Để giảm hăm tã hiệu quả cho bé. Cha mẹ phải thật sự cẩn trọng trong khâu lựa chọn kem chống hăm cho bé. Để đảm bảo an toàn, mẹ chỉ nên cho bé sử dụng các loại kem chống hăm đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, uy tín: Chọn kem chống hăm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, được các cơ quan, tổ chức kiểm định về chất lượng và độ an toàn. Đồng thời mua ở các hiệu thuốc, cửa hàng lớn và uy tín.
  • Không chứa chất có hại: Trước khi mua kem chống hăm cho bé, cha mẹ nên đọc kỹ bảng thành phần để đảm bảo loại kem được mua không chứa các chất có hại như: axit boric, camphor, salicylat methyl, paraben, corticoid hay benzoin gây nguy hiểm cho làn da và sức khỏe bé.
  • Thành phần an toàn: Các loại kem chống hăm có chứa thành phần như: cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin B, vitamin D5 đã được chứng minh là có tính an toàn và hiệu quả trong việc chống hăm tã ở trẻ nhỏ. Vì vậy, cha mẹ nên ưu tiên chọn các sản phẩm chống hăm có chứa thành phần này.
  • An toàn cho trẻ sơ sinh: Chọn kem chống hăm an toàn cho trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi, giúp hạn chế tình trạng da bé bị kích ứng và phồng rộp.
  • Dạng đóng gói tiện lợi: Nên chọn kem chống hăm dạng tuýp vì dễ bảo quản, tiết kiệm, dễ dàng điều chỉnh lượng kem cần lấy. Phần miệng nhỏ ở kem dạng tuýp sẽ khiến diện tích tiếp xúc với tay và không khí ít nên đảm bảo vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng kem, thay vì ở dạng hộp có phần miệng rộng khiến kem tiếp xúc nhiều với không khí, bụi bẩn.

2. Dùng các bài thuốc dân gian truyền miệng

Hăm tã là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. So với nhiều bệnh ngoài da khác, hăm tã được đánh giá là không quá nguy hiểm. Vì thế, nhiều cha mẹ thường chủ quan, tự ý chữa trị cho bé ngay tại nhà bằng các bài thuốc dân gian truyền miệng.

Các bài thuốc giảm hăm tã từ dân gian như trị hăm bằng lá khế, chè xanh, trầu không thường là nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ và tương đối lành tính với làn da trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hiệu quả của nó thường “vô thưởng vô phạt”.

Đối với trẻ bị hăm, đặc biệt khi ở tình trạng nặng (da mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng) thì việc tự ý dùng các bài thuốc dân gian có thể khiến các vết hăm nghiêm trọng hơn. Do trong quá trình lau rửa, cha mẹ vô tình chà xát mạnh khiến vết hăm bị tổn thương sâu hoặc nguyên liệu sử dụng không sạch, vẫn còn bụi bẩn, trứng côn trùng và thuốc trừ sâu.

Phương pháp trị hăm bằng dân gian cũng đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn thực hiện trong thời gian dài mới thấy hiệu quả. Ngoài ra, làn da của trẻ cũng rất dễ bị kích ứng nếu cha mẹ không đảm bảo được đúng liều lượng thuốc mỗi lần sử dụng.

tam-la-dan-gian
Giảm hăm tã bằng các bài thuốc dân gian truyền miệng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho trẻ

LỜI KHUYÊN:

  • Khi áp dụng các bài thuốc trị hăm dân gian, cần đảm bảo nguyên liệu sử dụng phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua ở nơi uy tín, không còn tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản, hóa chất độc hại.
  • Các nguyên liệu trước khi dùng cho trẻ phải được sơ chế sạch sẽ để loại bỏ hết bụi bẩn, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng.
  • Dùng đúng liều lượng, không quá ít hoặc quá nhiều sẽ dẫn đến những tác dụng không mong muốn.
  • Trước khi sử dụng phương pháp dân gian để trị hăm, cha mẹ nên thử trước ra vùng da tay của trẻ. Nếu bé không có dấu hiệu nổi mẩn, ngứa rát mới tiếp tục sử dụng.
  • Khi tắm lá thuốc trị hăm cho bé, mẹ không nên để nước lá tràn từ vùng da bị hăm sang vùng da lành để tránh lây lan bệnh.
  • Phải đảm bảo bàn tay cha mẹ được rửa sạch sẽ trước khi tắm bé.
  • Sau khi tắm bé xong phải lau thật khô vùng da bị hăm của bé trước khi mặc quần áo hoặc bỉm tã mới.

3. Giảm hăm tã bằng phấn rôm

Phấn rôm có thành phần chủ yếu là bột talc, một khoáng chất tạo thành từ sự kết hợp của magiê, silicon và oxy, mang đến tác dụng hút ẩm bề mặt da nhanh chóng. Vì vậy, nhiều người lớn thường sử dụng phấn để chống hăm tã cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây là cách giảm hăm được các chuyên gia đánh giá không an toàn bởi:

  • Phấn rôm khiến tình trạng hăm da nghiêm trọng hơn: Bôi quá nhiều phấn rôm sẽ gây bít tắc lỗ chân lông, làm da trẻ bị bí khí, gây viêm nhiễm, mẩn ngứa và khiến tình trạng hăm tã càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Gây ung thư phổi: Phấn rôm rất nhẹ và dễ bay khi có gió. Các hạt nhỏ ở trong bột talc khi hít vào có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp và gây viêm phổi. Khi hít phải bụi phấn rôm, trẻ sẽ có dấu hiệu như: thở nhanh và nông, ho, da tái mét, tiêu chảy hoặc ói mửa, co giật, cử động khó ở tay chân. Sử dụng lâu có thể khiến trẻ bị ung thư phổi.
  • Gây ung thư buồng trứng: Thành phần trong bột talc là tác nhân gây nguy cơ ung thư buồng trứng rất cao. Nếu cha mẹ dùng phấn rôm để trị hăm ở vùng kín cho bé gái, những bụi phấn sẽ xâm nhập vào bên trong âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng gây ra viêm nhiễm và tạo điều kiện cho tế bào ung thư phát triển.

Theo thống kê, cứ 70 bé gái được dùng phấn rôm để trị hăm tã thì có 1 bé bị u ác tính ở buồng trứng sau này. Nếu dùng trong một thời gian dài, phấn rôm không những không có hiệu quả giảm hăm tã mà còn làm gia tăng khả năng bị ung thư buồng trứng gấp 4 lần bình thường. (Báo Tuổi Trẻ)

phan-rom-co-hai
Cha mẹ tuyệt đối không nên dùng phấn rôm để trị hăm cho bé

LỜI KHUYÊN GIẢM HĂM

  • Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra với bé, cha mẹ tuyệt đối không được dùng phấn rôm trị hăm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu muốn cải thiện các triệu chứng hăm của con, cha mẹ có thể chuyển sang sử dụng các loại kem trị hăm an toàn cho bé.
  • Không dùng thêm phấn rôm khi đã bôi kem chống hăm vì nó sẽ có khả năng gây bí lỗ chân lông của bé.
  • Không dùng phấn rôm bôi mặt trong đùi, quanh âm đạo hoặc bụng dưới của bé.
  • Không dùng phấn rôm kém chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng vì sẽ gây hại thêm cho da khi sử dụng.
  • Hạn chế bôi phấn rôm ở nơi có gió.

4. Cách phòng ngừa hăm tã hiệu quả

Thay vì phải loay hoay tìm cách giảm hăm tã và hạn chế “tái” hăm xảy ra, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa hăm tã cho bé ngay từ đầu. Một số biện pháp phòng ngừa hăm tã hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng là:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng đóng bỉm: Giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm còn bám dính trên da như: phân, nước tiểu, vi khuẩn, nấm. Từ đó, da bé luôn sạch khuẩn và giảm được nguy cơ bị hăm.
  • Thay bỉm tã thường xuyên: Để hạn chế khả năng da bé bị kích ứng do phải tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài. Thông thường, cha mẹ nên thay bỉm cho trẻ 3 – 4 tiếng/lần, đối với trẻ sơ sinh là 2 – 3 tiếng/lần.
  • Sử dụng tã bỉm có khả năng thấm hút tốt: Giúp giảm được lượng nước và vi khuẩn đọng lại trên da bé để da luôn khô ráo thoáng mát, không bị bí bách, hạn chế được tình trạng hăm tã.
  • Sử dụng khăn tắm mềm, tránh chà sát mạnh: Để tránh kích ứng, mẹ chỉ nên dùng khăn tắm mềm lau rửa nhẹ nhàng cho bé. Lưu ý không chà sát mạnh vì sẽ làm trầy xước da bé, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm tấn công gây hăm tã.
  • Sử dụng kem chống hăm tã: Kem chống hăm tã có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, tạo ra lớp màng bảo vệ da khỏi tác nhân gây hăm. Khi chọn kem chống hăm tã cho bé thì nên chọn các loại kem có chứa thành phần tự nhiên như cúc la mã kết hợp với kẽm oxyd, vitamin B và D5… vì đây đều là những thành phần an toàn, được chứng minh có hiệu quả trong việc trị hăm tã.
skinbibi-kem-tri-ham
Kem chống hăm Skinbibi có chứa thành phần tự nhiên giúp cải thiện chứng hăm tã ở trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn

Nhận biết 3 sai lầm nghiêm trọng trong việc chữa và làm giảm hăm tã cho con sẽ giúp cha mẹ phòng tránh và có cách chăm sóc con phù hợp. Nếu tình trạng hăm của con trở nên nghiêm trọng thì cha mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Hãy liên hệ ngay với SkinBiBi nếu có thắc mắc để được tư vấn.

  • Hotline: 0888 289 828

 

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng