Dầu mù u trị hăm không còn là phương án xa lạ với các bậc phụ huynh khi muốn điều trị hăm cho bé. Tuy nhiên, cách sử dụng thế nào cho hiệu quả và có những lưu ý cụ thể nào không phải ai cũng nắm rõ. Hiểu được điều đó, SkinBiBi sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thêm trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
- Top 4 cách trị hăm tã bằng dầu dừa “Dứt Điểm”
- [Hỏi đáp chuyên gia] Có thể trị hăm bằng LÁ ỔI?
- 3 Cách TRỊ HĂM bằng LÁ KHẾ mẹ NÊN BIẾT
Mục lục
1. Công dụng của dầu mù u trị hăm
Hăm là tình trạng rất phổ biến ở trẻ. Rất dễ để nhận biết bé bị hăm như: vùng da bị hăm bị ửng đỏ, nổi mụn, hoặc vùng da tiếp xúc nhiều với tã nổi mẩn đỏ, nặng hơn thì bị lở loét, bé quấy khóc, ngủ không sâu… Nguyên nhân bị hăm ở trẻ chủ yếu do không thay bỉm thường xuyên, bỉm không chất lượng, không vệ sinh sạch sẽ… Chữa hăm cho trẻ hiện nay có rất nhiều cách trong đó dầu mù u trị hăm là một trong những phương pháp dân gian được rất nhiều mẹ áp dụng.
Dầu mù u từ lâu đã được ứng dụng học y học cổ truyền. Loại dầu này có thể bôi trực tiếp trên da để phòng, điều trị một số tình trạng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn.
Theo Y học cổ truyền, dầu mù u có khả năng thẩm thấu tốt giúp dưỡng da hiệu quả. Các bệnh lý về nấm, vết thương, sẹo đều có thể sử dụng dầu mù u để cải thiện. Tinh dầu mù u có khả năng điều trị bệnh lý về da: viêm da, ghẻ lở, mụn nhọt, mẩn đỏ…

Theo Y học hiện đại, tinh dầu mù u có tác dụng:
- Kháng khuẩn, kháng viêm: Các chất axit calophyllic, chất chống viêm calophyllolid, coumarin, lacton kháng sinh… hoạt động giúp chống viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn tại vùng da hăm.
- Chống thương tổn cho da: Dầu mù u có chứa các chất chống oxy hóa như xanthones, coumarin, delta-tocotrienol giúp hỗ trợ làn da chống lại tổn thương do hăm.
- Giữ nước tốt, dưỡng da khỏe mạnh: Nhờ 3 loại chất béo cơ bản bao gồm glycolipid, phospholipid, lipid trung tính và vitamin E, dầu mu u nuôi dưỡng da khỏe mạnh. Tinh dầu thẩm thấu sâu vào bên trong cấu trúc của các tế bào da, cải thiện mô liên kết, thúc đẩy hình thành các tế bào mới sau hăm.
- Làm se các vết hăm: Chất oleic axit có trong dầu mù u có tác dụng làm lành da nhanh chóng, chữa lành các vết thương hở giúp làm se vết hăm bị vỡ.
Xem thêm:
2. Thoa dầu mù u trực tiếp lên da để trị hăm
Thoa dầu mù u trực tiếp trên da bé là cách sử dụng dầu mù u trị hăm hiệu quả nhất với dưỡng chất dạng tinh dầu. Dạng thức dầu có khả năng thẩm thấu sâu vào trong tế bào và điều trị các vấn đề về hăm từ sâu bên trong da.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dầu mù u: 5 – 10ml
- Khăn xô nhỏ khoảng (10 x 10)cm
Cách xoa dầu mù u:
- Bước 1: Phụ huynh rửa tay sạch sẽ với xà phòng. Sau đó, tiến hành làm sạch vùng da bị hăm của bé bằng cách dùng khăn ẩm vệ sinh.
- Bước 2:Đổ 5 – 10ml tinh dầu mù u ra khăn xô khô, vắt nhẹ để lượng tinh dầu vẫn ở trên khăn.
- Bước 3: Dùng khăn xô vừa thấm tinh dầu thoa nhẹ nhàng lên da bé. Có thể vừa thoa nhẹ, vừa massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu sâu vào da.
Tần suất thực hiện: Mỗi ngày, mẹ dùng dầu mù u thoa vào da bé 3 – 4 lần.
Chú ý lớp dầu mù u không quá dày, tránh làm bít tắc lỗ chân lông trên da. Mẹ nên thực hiện liên tục phương pháp này trong 3 ngày sẽ thấy các vết hăm giảm đỏ, giảm sưng.
3. Một số lưu ý khi sử dụng dầu mù u trị hăm
Mặc dù dầu mù u là loại nguyên liệu từ thiên nhiên, tương đối lành tính, song khi sử dụng cha mẹ vẫn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Chọn dầu mù u dạng ép lạnh: Để dầu mù u trị hăm hiệu quả thì sử dụng dạng thức dầu mù u ép lạnh có khả năng bay hơi tốt, chống bám dính trên da. Dầu ép lạnh giữ được hàm lượng axit béo trong hạt mù u và giữ được nhiều dưỡng chất khác. Nhờ vậy, nó sẽ tác dụng tốt hơn trong việc trị hăm của bé.
- Đảm bảo vùng da cần thoa dầu sạch sẽ, khô thoáng: Tinh dầu mù u có nhiều chất béo, tính bết dính cao. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo vùng da thoa tinh dầu khô, thoáng, không nên để da bí, dễ gây bít tắc lỗ chân lông tạo ra môi trường ẩm khiến hăm lan rộng.
- Kiểm tra để tránh bụi bẩn dính vào khu vực bôi dầu mù u: Cho bé sử dụng tã, quần áo mới sau khi bôi tinh dầu. Quần áo bẩn, tã bẩn chứa vi khuẩn sẽ xâm nhập lại vào vết hăm.
- Nên thử trước ở vùng da nhỏ trước khi bôi cho bé: Da trẻ nhỏ thường nhạy cảm hơn so với người lớn. Do đó, cha mẹ nên thử trước dầu mù u ra vùng da lành ở tay, chân trước khi thoa vào vùng da hăm.
- Thăm khám bác sĩ khi tình trạng không thuyên giảm: Với các trường hợp hăm nặng hoặc sử dụng phương pháp trên không hiệu quả, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ khám để điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Lời khuyên từ chuyên gia: Dầu mù u trên thực tế không có tác dụng lớn khi bé bị hăm nặng hoặc thường xuyên phải đóng bỉm/tã. Vì vậy, phụ huynh nên sử dụng dầu mù u kết hợp với các phương pháp PHÒNG HĂM khác như:
|
Đối với các bé có triệu chứng hăm nhẹ, phương pháp dầu mù u có thể cải thiện tình trạng hăm da như giảm các nốt sưng đỏ, giảm ngứa… Với những thông tin về dầu mù u trị hăm từ SkinBiBi, hy vọng các bậc phụ huynh có thể thực hiện đúng và giúp con mau lành bệnh!