Đừng để con yêu bị hăm da, ngứa rát, khó chịu trong khi có thể phòng chống hăm da hiệu quả cho con yêu ngay từ đầu.
Mục lục
Hăm da là gì?
Hăm da thường được dùng để miêu tả tình trạng viêm, sẩn đỏ, kích ứng da do tiếp xúc với các tác nhân có hại bên ngoài môi trường. Hăm da xuất hiện phổ biến ở các vùng da nếp gấp như cổ, nách, bẹn, háng, các ngấn thịt, lòng trong khuỷu tay, mặt sau của đầu gối…
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Hăm da trên thực tế không gây nguy hiểm cho sức khỏe và thường khỏi sau 3-4 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Song nếu không được sớm phát hiện và có phương pháp xử trí kịp thời, hăm da có thể phát triển lan rộng, tăng nặng, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Nguyên nhân gây hăm da
Hăm da là tình trạng tổn thương trên da gây mẩn đỏ một hoặc nhiều vùng trên cơ thể trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
– Do không thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé (đặc biệt là các vùng da nếp gấp) sạch sẽ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại trên da phát triển và sinh sôi.
– Do thời tiết nóng nực, độ ẩm cao, khiến trẻ ra quá nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.
– Do các vùng da nếp gấp ma sát vào nhau liên tục, thiếu sự lưu thông không khí, kết hợp với mồ hôi và vi khuẩn có hại.
– Do không thay tã bỉm thường xuyên khiến các chất thải của trẻ như phân, nước tiểu còn đọng lại và làm nhiễm khuẩn trên da.
– Do làn da trẻ quá nhạy cảm, dễ bị tổn thương
– Do da trẻ bị nhiễm nấm.
Dấu hiệu nhận biết hăm da
Ở thời điểm khởi phát, trên da trẻ sẽ xuất hiện lấm tấm những nốt ban nhỏ có màu hồng nhàn nhạt và thường không sần lên.
Chỉ cần không để ý, các ban nhỏ này sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng, sần lên thành từng đám có màu đỏ, hình thành vảy, cảm giác chạm tay vào vùng da này sẽ rất nóng và rát.
Khi trẻ bị hăm, các vùng da tổn thương thường rất nhạy cảm, khi tắm cho bé mẹ sẽ thấy bé không thích mẹ chạm vào các vùng da này, trẻ sợ mẹ lau rửa và thậm chí là đóng bỉm. Hăm ở vùng kín sẽ thường khiến trẻ cảm thấy xót khi đi tiểu và có biểu hiện quấy khóc, khó chịu.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng hăm da của bé sẽ có thể lan rộng toàn thân. Nếu các vùng da này gặp phải các loại vi khuẩn có hại, chúng sẽ tiến triển nặng hơn với biệu hiện sưng, tấy, có mụn nước, chảy mủ, viêm loét.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Các cấp độ hăm da

Trên thực tế, hăm da được chia làm 5 cấp độ hăm da với mức độ biểu hiện nặng nhẹ khác nhau:
Cấp độ 1
– Khi bé bị hăm tã ở mức độ 1 thì ở vị trí mặc tã, da của bé sẽ có màu ửng hồng ở diện tích nhỏ
– Trên vùng da đó có thể xuất hiện những mụn nhỏ
– Mặc dù da bé ửng đỏ nhưng vẫn khô ráo
Cấp độ 2
– Lúc này trên da bé xuất hiện những vết ửng đỏ diện tích nhỏ
– Những vết ửng đỏ xuất hiện trên da nhiều hơn và nằm rải rác
Cấp độ 3
– Nếu trẻ bị hăm tã ở mức độ 3 thì trên da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn
– Vết hăm cũng đậm và rõ ràng.
– Các vết hăm bắt đầu xuất hiện từ rải rác đến dày đặc
Cấp độ 4
– Lúc này trên da bé xuất hiện những vết hăm tã rõ rệt và nhiều hơn
– Thậm chí xuất hiện những nốt sẩn trên da
– Da bé lúc này có thể hơi sưng
– Cuối cùng là da bé trở nên đỏ dữ dội và có thể có cả mụn mủ.
Cấp độ 5
– Ở cấp độ hăm tã này da bé có màu đỏ nặng, các vết hăm xuất hiện trên da với diện tích lớn
– Da bé bị sưng và phù nề nặng
– Diện tích tổn thương lớn hơn, những vết sẩn có mủ.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Biến chứng của hăm da
– Tình trạng hăm da nếu kéo dài mà không có hướng xử trí thích hợp sẽ khiến trẻ liên tục quấy khóc, kém ăn, ngủ không sâu giấc, cáu gắt vì đau rát, ngứa ngáy. Điều này có thể khiến cân nặng giảm sút, chậm phát triển chiều cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển toàn diện của trẻ trong giai đoạn tiếp theo.
– Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày sẽ là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và làm tăng nặng tình trạng tổn thương da. Riêng với bé gái tình trạng hăm da ở vùng đóng tã/bỉm lâu ngày có thể khiến vi khuẩn ngược dòng nước tiểu đi lên làm nhiễn khuẩn đường tiết niệu gây khó chịu, đau rát mỗi khi đi vệ sinh, thậm chí tiến triển nặng gây viêm đài bể thận.
– Hăm da nếu để tiến triển nặng có thể khiến cho vùng da tổn thương lan rộng, ăn sâu vào da gây viêm loét, bội nhiễm. Ngoài ra đối với vùng đóng tã/bỉm còn có thể gây ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Hăm da trên thực tế không gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chỉ khi không được chăm sóc đúng cách, tiến triển nặng, hăm da mới có thể gây hại cho làn da cũng như sức khỏe của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện trẻ bị hăm da, cha mẹ cần áp dụng ngay những phương pháp chăm sóc khoa học để khắc phục dứt điểm những tổn thương trên da.
Xem Thêm: Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị hăm tã
Xử trí hăm da đúng cách
Trong quá trình chăm sóc cho bé, chỉ cần cha mẹ để ý một chút thôi là có thể cải thiện được tình trạng hăm da cho con rồi đấy ạ!
– Thường xuyên dùng nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hăm da cho trẻ từ 2 đến 3 lần/ ngày (riêng với vùng đóng tã bỉm nên lau rửa sau mỗi lần thay mới)
– Dành thời gian cho cơ thể bé được “nude” để vùng da tổn thương được lưu thông không khí.
– Tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng, dầu gội, kem dưỡng có chứa chất tẩy rửa hoặc thành phần độc hại, gây kích ứng cho da bé
– Ưu tiên cho bé sử dụng quần áo có chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Nếu thấy bé ra mồi hôi nên lau rửa và thay quần áo mới cho bé.
– Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, tránh ra mồ hôi.
– Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm da, có thể gây bí da, tiến triển nặng tổn thương, thậm chí có thể gây hại cho phổi nếu hít vào và dẫn đến những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm cho bé gái.
– Duy trì sử dụng các sản phẩm kem bôi chống hăm chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thành phần tự nhiên, an toàn, giúp tạo ra lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công và lan rộng của tình trạng hăm da, giúp da mau hồi phục lại trạng thái ban đầu.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Phòng ngừa hăm da hiệu quả
Các chuyên gia cho rằng, để phòng ngừa hăm da hiệu quả, cha mẹ nên duy trì áo dụng các phương pháp sau đây:
– Để vi khuẩn và các tác nhân có hại không có cơ hội phát triển ở vùng cổ của trẻ, cha mẹ nên tắm rửa sạch sẽ cho bé hàng ngày. Ngoài việc lau rửa vùng cổ, cha mẹ cũng cần quan tâm vệ sinh các vùng da nếp gấp khác để tránh tình trạng hăm lan rộng trên cơ thể bé.
– Thay quần áo cho trẻ thường xuyên nếu thấy trẻ hay ra mồ hôi
– Chú ý lau rửa nhẹ nhàng, không chà sát mạnh gây tổn thương da trẻ.
– Giữ cho nhiệt độ phòng luôn mát mẻ, thoáng khí, tránh tình trạng nóng nực, khiến trẻ ra mồ hôi quá nhiều.
– Ngay cả khi tình trạng hăm da đã được cải thiện thì cha mẹ vẫn nêu duy trì cho trẻ sử dụng kem chống hăm có thành phần tự nhiên, an toàn hàng ngày. Bởi chỉ cần lơ là một chút thôi là vi khuẩn, độ ẩm, mồ hôi, chất thải có thải đã có cơ hội để gây tổn thương làn da của bé, dẫn tới hăm da.
Kem bôi da trẻ em SkinBiBi là sản phẩm tiên phong tại Việt Nam trong việc sử dụng thành phần cúc la mã tự nhiên cùng kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E hình thành cơ chế 3 tác động đem lại tác dụng vượt trội trong việc phòng chống hăm da:
– Trước tiên bề mặt da sẽ có cảm giác se khít, dịu lại tổn thương nhờ và tác động của kẽm oxyd
– Sau đó, làn da sẽ có thêm một lớp màng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giúp giảm ngứa nhanh chóng tại vùng da tổn thương
– Cuối cùng, lớp phức hợp vitamin E và vitamin B5 sẽ có tác dụng dưỡng ẩm, thẩm thấu vào da giúp kích thích tái sinh tế bào da, giúp vết thương nhanh lành.
SkinBiBi là sản phẩm có chiết xuất tự nhiên, lành tính, không gây kích ứng, không chứa paraben, corticoid, cồn và có độ pH 5.5, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 0 ngày tuổi. Vì thế mẹ có thể yên tâm sử dụng SkinBiBi hàng ngày cho bé nhé!
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Gợi ý các bước thoa kem bôi da SkinBiBi đúng cách:
Bước 1: Sử dụng nước ẩm lau rửa vùng hăm da nhẹ nhàng cho trẻ
Bước 2: Lấy khăn bông sạch lau thật khô các vùng da này
Bước 3: Lấy một lượng kem SkinBiBi vừa đủ lên ngón tay sau đó chấm và thoa đều trên vùng da thương tổn. Vào ban đêm có thể bôi kem dày hơn một chút để tăng hiệu quả chống hăm.
Sản phẩm kem bôi da trẻ em SkinBiBi hiện đang có bán tại trên 10.000 nhà thuốc toàn quốc. Để tham khảo điểm bán gần nhất, các mẹ có thể click xem ngay tại đây: https://skinbibi.com/diem-ban