Những điều mẹ cần biết khi trẻ bị hăm tã

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
21/09/2020

Cập nhật:
08/04/2022

Lượt xem:
166

Nếu một ngày mẹ phát hiện con bị hăm tã và quyết định tìm hiểu tình trạng này trên internet, có thể mẹ sẽ chìm ngập trong lượng thông tin mà các công cụ tìm kiếm trả về. Vậy nhưng đâu mới là thông tin hữu ích?

Trên thực tế, có rất nhiều thông tin trên internet có thể khiến các bà mẹ gặp phải sai lầm khi chăm sóc và điều trị hăm tã cho bé. Điều này có thể sẽ khiến cho bé bị hăm tã nặng hơn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.

Do đó, cha mẹ nên biết những kiến thức cơ bản trong việc phát hiện, điều trị và chăm sóc đúng cách khi bé bị hăm tã. Dưới đây, Skinbibi xin cung cấp tới các cha mẹ một số thông tin hữu ích liên quan đến tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ.

Hăm tã là gì? Nguyên nhân do đâu?

Hăm tã là tình trạng kích ứng của da ở những khu vực phải tiếp xúc với tã, bỉm. Tình trạng này thường khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đau, xót, khó chịu khi đi vệ sinh, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, kém ngủ,

Nguyên nhân chính dẫn tới hăm tã ở trẻ là do tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng da mặc tã, hoặc do việc vệ sinh, thay tã không thường xuyên, tạo điều kiện cho nấm và các vi trùng ký sinh sinh sôi, phát triển và gây bệnh trên da. Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân khác như sau:

– Da bé quá nhạy cảm

– Do bé bị tiêu chảy >>> Xem ngay Vì sao trẻ bị tiêu chảy thường bị hăm da

– Bé bị kích ứng da bởi các thành phần hóa chất có trong tã, với giấy ướt vệ sinh.

– Với mùa nóng, các bé được đóng bỉm thường xuyên, khiến hệ thống bài tiết tại da bị bịt kín, thiếu khô thoáng.

– Sử dụng các loại tã với chất liệu thô, cứng chà xát liêc tục gây tổn thương làn da của bé

Triệu chứng điển hình của hăm tã

Trẻ bị hăm tã có một số triệu chứng điển hình mà mẹ có thể nhận ra ngay như sau:

– Phần da tiếp xúc với tã, bao gồm bộ phận sinh dục, các ngấn, nếp gấp ở đùi và mông, nổi mẩn đỏ, lan nhanh thành những mảng lớn.

– Bé đi vệ sinh thường quấy khóc, ưỡn người khó chịu, thậm chí kém ăn, ít ngủ.

– Có thể xuất hiện những vết sưng hoặc mụn gây lở loét trên da

– Có cảm giác hơi rát, nóng khi chạm vào cùng hăm

Điều trị và chăm sóc cho bé bị hăm tã như thế nào?  

Người mẹ nào khi thấy con bị hăm tã mà chẳng xót xa, lo lắng. Nhưng quan trọng hơn lúc này chính là cần nắm rõ và thực hiện những cách điều trị, chăm sóc da đúng cách. Điều này chắc chắn sẽ giúp cải thiện và chữa dứt điểm tình trạng hăm tã của bé, đặc biệt là đối với bé trong độ tuổi sơ sinh.

– Chú trọng vệ sinh cho bé thường xuyên, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với tã. Nên dùng nước vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé sau mỗi lần thay tã, sau đó lau khô rồi mới thay tã mới vào. Tốt nhất là nên thay tã 4 tiếng một lần để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, cần lưu ý lựa chọn các loại khăn ướt không cồn, không mùi, không chứa các hóa chất độc hại để dùng cho bé. Chú ý rửa sạch tay trước và sau khi thay tã cho bé.

– Ưu tiên sử dụng các loại tã có chất liệu mềm mịn, khô thoáng, thấm hút tốt.

– Nếu bé bị hăm tã nhẹ, sau khi vệ sinh vùng kín, mẹ có thể sử dụng một số loại kem chống hăm cho bé để làm dịu các vùng da kích ứng, tổn thương. Lưu ý lựa chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da của bé, giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô da hay bong vẩy. Loại kem có thành phần là kẽm oxyd hoặc có chiết xuất hydrocarbon cũng phù hợp để tạo cho làn da bé một lớp màng mỏng giúp chống hăm, giữ cho vùng da bị ngứa không dính nước tiểu.

– Với trường hợp bé bị hăm tã nặng, có mụn, mủ, bội nhiễm, tốt nhất là nên đưa bé đến các trung tâm y tế, bệnh viện có chuyên khoa nhi để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra những phương hướng điều trị đúng đắn. Bác sĩ sẽ căn cứ tình trạng bội nhiễm để kê thuốc cho bé, phòng tránh những biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Một số lưu ý quan trọng

Không sử dụng phấn rôm trong trường hợp trẻ hăm tã. Điều này chỉ khiến da của bé bị bít tắc, làm nặng hơn vùng da đang bị tổn thương.

– Nếu muốn sử dụng các loại lá thảo dược thiên nhiên trong quá trình chăm sóc bé bị hăm tã, cha mẹ cần chú ý tới nguồn gốc xuất xứ, rửa kỹ qua nhiều lần nước để tránh dư lượng hóa chất cũng như bụi bẩn ô nhiễm có trong các loại hoa, lá thảo dược.

– Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại kem bôi có chứa corticoid khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

– Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm, mỗi loại có những thành phần khác nhau nhưng đa phần các loại kem này có chứa kẽm oxit và các thành phần tự nhiên để làm dịu da. Nếu bị hăm tã thường xuyên, mẹ có thể cân nhắc đến việc sử dụng sản phẩm để ngăn ngừa hăm tã cho bé.

Kem bôi da trẻ em Skinbibi hiện đang được các mẹ bỉm sữa lựa chọn hàng đầu dùng để chăm sóc làn da nhạy cảm của trẻ. Với tinh chất thảo dược Chamomile recutita được chiết xuất từ hoa Cúc La Mã có tác dụng chống viêm, sát trùng, giảm ngứa, làm lành vết thương. Kẽm oxyd có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa, làm dịu tổn thương.

Ngoài ra Skinbibi còn chứa Vitamin E, Vitamin B5…giúp duy trì độ ẩm và sự mềm mại của làn da. Không chỉ dưỡng ẩm, Skinbibi còn giúp kháng viêm, giảm ngứa, làm dịu da nhanh chóng những tổn thương trên da, ngăn ngừa sẹo thâm côn trung đốt, bảo vệ làn da của trẻ, ngay cả với trẻ sơ sinh.

Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi Công ty dược phẩm Nam Hà với hơn 10.000 điểm bán trên toàn quốc, rất dễ dàng để các mẹ có thể tìm mua và cho con yêu sử dụng. Đặc biệt với thiết kế mới tuýp 20 gram, tăng thể tích và tiết kiệm tới 7.000 đồng, chắc chắn sẽ giúp có các mẹ có thêm lựa chọn an toàn và hợp lý cho làn da của con yêu.

Mong rằng với những thông tin vừa rồi, các mẹ đã có được những thông tin hữu ích để giúp phát hiện và cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bài viết khác

Chủ động phòng chống hăm da hiệu quả cho bé yêu

2.8/5 - (5 bình chọn) Hăm da là gì? Hăm da thường được dùng để miêu tả tình trạng viêm, sẩn đỏ, kích. . .

Cách trị hăm tã cho trẻ vào mùa hè

4.4/5 - (20 bình chọn) Vì sao mùa hè trẻ dễ bị hăm tã? Tình trạng hăm tã của trẻ trên thực tế có thể. . .

Thời tiết giao mùa cẩn thận khi nhầm lẫn nấm da và hăm tã

Nếu như hăm tã là tình trạng vùng da đóng tã bị viêm nhiễm do lỗ chân lông và hệ bài tiết tại đây bị. . .

Phân biệt hăm tã và rôm sảy

Hăm tã và rôm sảy là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau do những triệu chứng bệnh có những điểm giống. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng