Ngoài cổ, nách, bẹn, háng… mông cũng là vị trí mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị hăm da nhất. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị hăm mông? Có những cách trị hăm mông nào an toàn, hiệu quả nào mà cha mẹ có thể áp dụng cho bé ngay tại nhà? Cùng SkinBiBi tìm câu trả lời trong bài viết sau!
Xem thêm:
- 5 cách trị hăm vùng kín cho bé an toàn – hiệu quả
- Hăm vành tai có phải là “bệnh lý” không?
- 4 cách trị hăm hậu môn cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ & AN TOÀN
Mục lục
1. Những điều cần biết về hăm mông ở trẻ
Mông là vị trí rất dễ bị hăm bởi đây là vị trí tiếp xúc với vùng tã, bỉm thường. Với những mẹ có kinh nghiệm thì có thể xử lý nhanh chóng tuy nhiên với những mẹ lần đầu có con thì việc chưa có kinh nghiệm còn bối rối là điều khó tránh khỏi đi kèm với rất nhiều các câu hỏi như nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị hăm mông ra sao để từ đó có giải pháp đúng đắn. Skinbibi sẽ giúp các bà mẹ giải đáp các thắc mắc này.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị hăm mông
- Do tã, bỉm: do đóng bỉm thường xuyên, chất lượng không đảm bảo, bỉm/tã quá chật, không đúng size cỡ có thể khiến vùng da mông, bẹn bị cọ xát gây xước da. Da xước tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập, khiến da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ và hăm mông.
- Do dị ứng: Một số trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ từ môi trường bên ngoài như: quần áo chật, thời tiết thay đổi, đổi sữa tắm, nước xả vải mới… cũng có thể khiến da bé bị kích ứng, nổi đỏ và hăm mông.
- Do vệ sinh không sạch sẽ: Sau khi bé đi tiểu tiện hoặc đại tiện, cha mẹ không vệ sinh vùng mông cho bé ngay. Việc này tạo điều kiện cho các vi khuẩn có trong phân và nước tiểu tấn công da bé, gây kích ứng, nổi mẩn, ngứa ngáy, tạo thành các vết hăm ở mông.Do nhiễm trùng, nhiễm nấm: Vùng mông của trẻ là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây hăm da như: staphylococcus và candida albicans. Chúng ký sinh trên da bé rồi sinh sôi phát triển và tạo thành các chấm đỏ li ti, rải rác xung quanh các vùng da đó.
Hăm ở mông có thể nhận biết bằng mắt thường thông qua các biểu hiện như:
- Vùng da ở mông có màu đỏ hồng, trên da xuất hiện những mụn nhỏ ti ti.
- Sau 2 – 3 ngày các vết hăm lan rộng hơn, mụn nhỏ li ti phát triển thành mụn nước.
- Ở giai đoạn nặng, các vết hăm có màu đỏ sẫm, sưng tấy sần sùi, mụn nước mưng mủ bên trong, khi vỡ sẽ chảy dịch vàng.
Dưới đây là các hình ảnh bé bị hăm mông ở các giai đoạn khác nhau.




Cha mẹ nên chú ý đến những thay đổi trên da của bé để phát hiện hăm mông sớm, có phương án điều trị phù hợp. Ngay phần tiếp theo Skinbibi sẽ tổng hợp những phương pháp trị hăm mông hiệu quả nhất hiện nay.
Xem thêm:
2. Chữa hăm mông bằng phương pháp dân gian
Trị hăm mông theo phương pháp dân gian được nhiều phụ huynh lựa chọn bởi tác dụng làm sạch, săn se bề mặt da tại thời điểm sử dụng. Dưới đây là một số cách trị hăm mông bằng dân gian mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé yêu.
2.1 Cách trị hăm mông cho bé bằng nha đam
Với thành phần giàu hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm và vitamin E, nha đam được mệnh danh là “vị thuốc trị hăm” được rất nhiều cha mẹ sử dụng. Đồng thời, nha đam còn có tác dụng làm dịu da, mát da, hạn chế tình trạng ngứa rát, đau nhức ở vùng mông của trẻ.

Chữa hăm mông bằng nha đam: Cha mẹ tách vỏ 1 lá cây nha đam để lấy phần gel bên trong. Thoa một lớp mỏng gel nha đam lên các vùng da bị hăm ở mông trẻ, để khô tự nhiên rồi mặc lại tã bỉm cho bé. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.
Lưu ý: Nha đam có thể gây kích ứng đối với một số trẻ có làn da nhạy cảm. Cha mẹ nên thoa nha đam lên vùng da ở tay hoặc chân của trẻ, nếu không có dấu hiệu kích ứng mới thoa lên vết hăm mông.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
2.2 Chữa hăm mông bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa nhiều axit lauric và axit béo có công dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn và kháng nấm. Không những thế, hàm lượng vitamin E và K trong dầu dừa giúp dưỡng ẩm da, chống khô da.

Cách trị hăm mông cho bé bằng dầu dừa: Cha mẹ tiến hành vệ sinh vùng da bị hăm ở mông của trẻ với nước ấm, rồi dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó, thoa một lớp mỏng dầu dừa lên các vùng da này, kết hợp massage nhẹ nhàng để các tinh chất trị hăm có trong dầu dừa thẩm thấu lên da. Sử dụng dầu dừa để trị hăm 2 lần/ngày.
Lưu ý: Chọn dầu dừa nguyên chất, có nguồn gốc rõ ràng để không gây hại cho da bé.
2.3 Sữa mẹ trị hăm hiệu quả
Không chỉ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những năm tháng đầu đời, sữa mẹ cũng còn là phương thuốc trị hăm mông ở trẻ rất hiệu quả. Trong sữa mẹ có rất nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn và làm sạch da, từ đó các vết hăm sẽ không lan rộng và phục hồi nhanh hơn.

Chữa hăm mông cho bé bằng sữa mẹ: Vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị hăm của trẻ. Nhỏ vài giọt sữa mẹ lên vùng da đó, thoa nhẹ nhàng và để khô tự nhiên trước khi mặc bỉm/tã mới cho bé. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày.
Lưu ý: Sữa mẹ khi vắt ra cốc sẽ chia thành hai phần là sữa trong và sữa đục. Mẹ nên dùng sữa trong để trị hăm cho bé, không nên dùng sữa đục vì có chứa nhiều chất béo có thể gây nhờn, dính da và bít tắc lỗ chân lông.
2.4 Trị hăm mông cho bé bằng giấm
Giấm có tính axit nên có khả năng trung hòa kiềm trong nước tiểu của bé, giúp làm giảm các kích ứng dẫn đến hăm da.

Cách trị hăm mông cho bé bằng giấm: Cha mẹ cho nửa chén giấm hòa với 3ml nước và ngâm tã vải của bé vào dung dịch này. Sau khi ngâm xong mang đi phơi khô ở nơi có nắng và mặc cho bé. Hàng ngày (Cha mẹ có thể giặt tã của bé với giấm mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị và phòng hăm mông tái phát).
3. Cách trị hăm mông cho bé bằng kem trị hăm
Ngoài trị hăm mông cho trẻ bằng các phương pháp dân gian, cha mẹ cũng nên kết hợp dùng thêm kem bôi để phòng chống và ngăn chặn tái phát. Dưới đây là một số sản phẩm kem trị hăm mông tốt cho bé mà cha mẹ có thể tham khảo:
3.1 Chữa hăm mông bằng kem Bepanthen
Kem chống hăm Bepanthen xuất xứ Đức là sản phẩm thường được dùng để trị hăm mông ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Với thành phần chủ yếu là dexpanthenol (tiền vitamin B5), Bepanthen giúp thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, từ đó phục hồi nhanh chóng các vết thương do hăm mông gây ra.

Ngoài Dexpanthenol, Bepanthen cũng có chứa X PROTEGIN có tác dụng kháng khuẩn, giúp tạo ra lớp “hàng rào” vững chắc để bảo vệ da bé khỏi những tác nhân gây hăm mông từ bên ngoài (phân, nước tiểu, độ ẩm…).
3.2 SkinBiBi là cách chống hăm mông cho bé hiệu quả
Nếu cha mẹ đang tìm kiếm một giải pháp phòng chống và cải thiện hăm mông ở trẻ hiệu quả – an toàn – không tác dụng phụ thì kem bôi da trẻ em SkinBiBi chính là ứng cử viên số 1.

Tính hiệu quả: SkinBiBi là sản phẩm tiên phong tại Việt Nam có thành phần cúc La Mã tự nhiên, kết hợp với kẽm oxyd, vitamin E và B5 và các dưỡng chất an toàn khác để tạo ra cơ chế 3 tác động ưu việt, giúp cải thiện hăm mông và bảo vệ làn da bé toàn diện nhất.
3 cơ chế tác động của SkinBiBi:
- Cơ chế se khít và làm dịu vùng da bị tổn thương: Thành phần kẽm oxyd trong SkinBiBi có tác dụng sát khuẩn nhẹ nhàng, làm se khít bề mặt da, giúp các vết nốt hăm trên da săn se, không bị chảy dịch, chảy mủ.
- Cơ chế chống viêm, kháng khuẩn: Chiết xuất từ cúc La Mã giàu phytosterol azulene, bisabolol và chamazulene được chứng minh có hiệu quả trong việc chống viêm, kháng khuẩn. SkinBiBi sẽ tạo thành lá chắn bảo vệ da khỏi các vi khuẩn, nấm gây hăm.
- Cơ chế bảo vệ, tái tạo và phục hồi tổn thương da: Vitamin B5 và vitamin E có trong kem bôi da trẻ em SkinBiBi đóng vai trò nuôi dưỡng và chăm sóc vùng da mông bị hăm của trẻ, giúp da luôn mịn màng, không khô ráp và hạn chế để lại sẹo.
Tính an toàn, không tác dụng phụ: SkinBiBi cũng là dòng sản phẩm đi đầu trong việc nói không với các hoá chất độc hại, gây tác dụng phụ nguy hiểm cho da bé như paraben, corticoid, cồn… Chính vì vậy, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng kem bôi da trẻ em SkinBiBi hàng ngày để cải thiện và phòng chống hăm mông cho bé.
Sản phẩm được Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương nghiên cứu và chứng nhận hiệu quả và an toàn với trẻ sơ sinh, kể cả với trẻ sơ sinh thiếu tháng. SkinBiBi được đánh là sản phẩm trị hăm vượt trội của mẹ Việt suốt 16 năm.
3.3 Trị hăm hiệu quả bằng kem bôi Sudocrem
Sudocrem là loại kem trị hăm hàng đầu tại Anh. Sản phẩm có thành phần chính là kẽm oxyd giúp làm dịu vết phát ban và chữa lành các tổn thương trên da nhanh chóng. Đặc biệt, Sudocrem được bào chế dưới dạng mỡ nên không thấm nước, tạo thành một lớp màng ngăn cách da mông bé với các tác nhân gây hăm. Bởi vậy Sudocrem là một trong những cách trị hăm mông cho bé được nhiều bà mẹ tin dùng

3.4 Kem Cetaphil trị hăm hiệu quả
Cách chữa hăm mông tiếp theo là kem Cataphil. Cetaphil là loại kem trị hăm nổi tiếng đến từ Mỹ. Với thành phần chủ yếu là organic calendula, Cetaphil giúp sát khuẩn, làm sạch và cân bằng độ ẩm vùng da bị hăm cho bé. Việc này giúp vùng da mông của bé luôn khô thoáng, không bị ngứa rát, phồng rộp.

3.5 Chữa hăm mông bằng kem bôi Chicco
Cách trị hăm mông cho bé hiệu quả tiếp theo đó là Chicco. Kem bôi da Chicco của Ý được biết đến là sản phẩm vừa có công dụng phòng chống hăm lại vừa có khả năng cải thiện hăm hiệu quả. Nhờ sở hữu thành phần chính là kẽm oxyd, vitamin E và tinh dầu bơ, Chicco giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giữ ẩm, nuôi dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho da bé. Từ đó, bảo vệ làn da non nớt của trẻ trước hăm mông.

4. Trị hăm mông bằng cách chăm sóc trẻ đúng cách
Khi trẻ bị hăm mông, một trong những cách giúp trị hăm mông nhanh khỏi nhất đó là cha mẹ cần chăm sóc da bé đúng cách để các vết hăm không nặng thêm và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cách chăm sóc da trẻ bị hăm mông như sau:
Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là vùng da mông bị hăm
Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm mông ở trên da như phân, nước tiểu, mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn, nấm… Nhờ đó, da bé luôn được bảo vệ, hạn chế các vết hăm lan rộng sang vùng da khác. Cách làm sạch vùng da mông bị hăm như sau:
- Bước 1: Cha mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn.
- Bước 2: Vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ với nước ấm hoặc nước tắm chuyên dụng.
- Bước 3: Dùng khăn bông mềm lau khô da bé trước khi mặc tã/bỉm mới.
Lưu ý: Thao tác lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh sẽ làm đau bé và làm cho vết hăm tổn thương nặng hơn. |

Hạn chế đóng bỉm/tã
Hăm mông ở trẻ phần lớn do đóng tã bỉm vì vậy hạn chế đóng bỉm tã là một trong những cách trị hăm mông cho bé hiệu quả. Giúp cho da bé được tiếp xúc nhiều với không khí, giúp bề mặt da luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt, đồng thời giúp trẻ tránh được cảm giác đau rát khó chịu do bỉm/tã cọ sát vào những vết hăm.
Trung bình mỗi ngày cha mẹ nên để bé bỏ bỉm khoảng 2 – 3 tiếng hoặc lâu hơn nếu bé bị hăm mông nặng.
Thoa kem chống hăm hàng ngày
Song song với việc vệ sinh sạch sẽ và hạn chế đóng bỉm/tã cho trẻ, cha mẹ cũng nên kết hợp với việc thoa kem chống hăm hàng ngày để vừa cải thiện vừa phòng chống hăm mông tái phát.
Khi thoa kem chống hăm cha mẹ cũng nên lưu ý thoa đúng cách để kem phát huy được hiệu quả của phương pháp này.

Thoa kem trị hăm đúng cách như sau:
- Bước 1: Cha mẹ vệ sinh tay mình sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để tránh lây khuẩn chéo sang da bé.
- Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ các vùng da mông bị hăm của trẻ với nước ấm hoặc sữa tắm chuyên dụng, sau đó lau khô bằng khăn bông mềm.
- Bước 3: Lấy một lượng vừa đủ kem trị hăm ra tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên các vết hăm của bé. Đợi kem thẩm thấu lên da mới mặc quần áo hoặc đóng tã/bỉm mới cho bé.
5. Giải đáp một số thắc mắc khi chữa hăm mông
Xoay quanh vấn đề trị hăm mông, không ít cha mẹ cũng thắc mắc liệu rằng người lớn có bị hăm mông không và nếu bị thì cách trị hăm mông ở người lớn như thế nào? Dưới đây là lời giải đáp chi tiết cho những thắc mắc trên.
Người lớn có bị hăm mông không?
Hăm mông thường xảy ra ở trẻ nhỏ tuy nhiên người trưởng thành cũng có thể gặp phải nếu như vùng da mông không được vệ sinh sạch sẽ, bị ẩm ướt, kích ứng, dị ứng và nhiễm khuẩn, nhiễm vi nấm.
Cách trị hăm mông ở người lớn như thế nào?
Tuỳ vào tình trạng hăm mông sẽ có cách chữa hăm mông hăm phù hợp:
- Hăm mông nhẹ: Bạn chỉ cần vệ sinh da sạch sẽ, kết hợp với bôi kem trị hăm, tình trạng hăm mông sẽ dần được cải thiện.
- Hăm mông nặng hơn: Bạn cần vệ sinh da sạch sẽ kết hợp sử dụng thuốc trị hăm theo chỉ định của bác sĩ. Trong quá trình này, kem trị hăm vẫn có tác dụng làm giảm ngứa rát, sưng đỏ… Tuy nhiên, nếu muốn sử dụng, bạn vẫn cần có sự cho phép và kê đơn của bác sĩ.
Có những loại thuốc trị hăm mông ở người lớn nào?
Thuốc trị hăm mông ở người lớn thường chia thành 4 loại:
- Thuốc corticoid chống viêm bôi ngoài da (Ví dụ: Hydrocortison): Công dụng giảm viêm, giảm ngứa, ngăn không cho các vết hăm lan rộng hơn.
- Thuốc sát trùng (Ví dụ: Povidine): Công dụng làm sạch da, rửa trôi vi khuẩn, nấm, tránh để các vết thương bị nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn nặng.
- Thuốc trị hăm do nhiễm nấm (Ví dụ: Nystafar, Miconazol nitrat): Công dụng trị hăm mông do nhiễm nấm Candida gây ra.
- Thuốc trị hăm do nhiễm khuẩn: Dùng khi vùng da mông có dấu hiệu nhiễm khuẩn như xuất hiện mụn mủ, mụn nước, lở loét.
Lưu ý: Bên cạnh khả năng trị bệnh, các loại thuốc trị hăm thường chứa nhiều tác dụng phụ cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, người dùng chỉ sử dụng thuốc khi có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ. |
DƯỢC NAM HÀ RA MẮT KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỨC TRÊN ZALO OA
Với mục tiêu hỗ trợ đa kênh cho Quý khách hàng, Công ty CP Dược phẩm Nam Hà đã chính thức ra mắt kênh thông tin Official Account “Dược Nam Hà” trên mạng xã hội Zalo.
Hãy bật chế độ “Quan tâm” và liên hệ với chúng tôi qua Zalo OA để:
- Được cập nhật thông tin nhanh nhất về các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn của Dược Nam Hà dành cho khách hàng thân thiết.
- Được tư vấn và hỗ trợ thông tin dịch vụ nhanh chóng nhất.
Để nhận nhanh nhất các thông tin hữu ích trên, vui lòng làm theo hướng dẫn:
Bước 1: Truy cập ứng dụng Zalo trên điện thoại.
Bước 2: Tìm kiếm Zalo chính thức của Dược Nam Hà qua 1 trong 3 cách sau:
- Quét mã QR Code trên hình.
- Truy cập vào đường link: https://zalo.me/3931058248213647624
- Tìm kiếm từ khóa “Dược Nam Hà” trên ứng dụng Zalo.
Bước 3: Nhấn QUAN TÂM để nhận thông tin về Dược Nam Hà.
Hy vọng những cách trị hăm mông SkinBiBi tổng hợp và chia sẻ trên đây, cha mẹ đã có thêm thông tin hữu ích. Mặc dù hăm mông không khó chữa trị, song các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan vì nó đem lại những tổn thương trên da bé, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Để được giải đáp thêm các thắc mắc về vấn đề trị hăm mông ở trẻ, cha mẹ có thể kết nối với chuyên gia của SkinBiBi tại đây.