Hăm vành tai có phải là “bệnh lý” không?

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
26/01/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
15313

Hăm vành tai chưa có trong thuật ngữ y khoa vì thế chưa có cách chữa hăm vành tai cho bé an toàn và hiệu quả. Vậy, triệu chứng mẹ đang thấy ở vành tai bé có thể là biểu hiện của bệnh lý nào? Hãy cùng SkinBiBi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Hăm vành tai có phải là “bệnh lý” không?

Hăm vành tai không phải là “bệnh lý” mà thực chất đó chính là viêm kẽ tai. Bởi thực chất hăm vành tai rất hiếm khi xảy ra chủ yếu bẽ bị viêm kẽ tai. Viêm kẽ tai là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhất là khi thời tiết nóng ẩm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nấm, vi khuẩn, viêm da cơ địa hoặc vảy nến…

Khi bị viêm kẽ tai, trẻ sẽ có các biểu hiện như: ửng đỏ, xước da, nứt ra gây ngứa, rát và có cảm giác như bị kiến bò. Khi gặp hiện tượng này bé thường có biểu hiện thường xuyên đưa tay lên tai (với trẻ nhỏ) hoặc gãi tai (với bé lớn hơn). Tuy nhiên, kẽ tai là vị trí không dễ quan sát nên mẹ thường không phát hiện dấu hiệu sớm, thường khi bé quấy khóc, tay đưa tay lên tai mẹ mới phát hiện ra và có hướng điều trị.

Thông thường khi trẻ bị viêm kẽ tai, có vị trí và dấu hiệu giống vơi hăm vành tai vì vậy các mẹ thường hay nhầm lẫn là hăm vành tai và tìm mọi cách để chữa hăm vành tai cho bé. Bởi vậy qua bài viết này hy vọng các cha mẹ sẽ phân biệt được hăm vành tai và viêm kẽ tai.

Viêm kẽ tai cũng là biểu hiện của một số chứng bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ như vảy nến
Viêm kẽ tai cũng là biểu hiện của một số chứng bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ như vảy nến

2. Nhầm lẫn phổ biến hăm vành tai và viêm kẽ tai

Sở dĩ các mẹ thường nhầm lẫn giữa việc viêm kẽ tai thành hăm vành tai là do:

Do vị trí tổn thương

Vành tai và kẽ tai có vị trí gần nhau nên hay nhầm lẫn
Vành tai và kẽ tai có vị trí gần nhau nên hay nhầm lẫn

Vị trí vành tai và kẽ tai tương đối gần nhau nên các mẹ khó xác định tên gọi đúng và dẫn đến gọi tên nhầm giữa vành tai và kẽ tai.

Do các dấu hiệu của triệu chứng

Nhìn chung dấu hiệu của hăm vành tai và viêm kẽ tai tương đối giống nhau. Đây cũng chính là lý do phổ biến khiến nhiều mẹ bị nhầm lẫn giữa viêm kẽ tai và hăm vành tai và tìm cách chữa hăm vành tai cho bé. Cụ thể:

  • Tai ửng đỏ, sưng tấy: Khi có dấu hiệu của bị hăm hoặc viêm thì da trẻ thường phản ứng lại bằng cách nổi mẩn hoặc ửng đỏ.
  • Có thể xuất hiện vết nứt gây ngứa, rát: Nếu không được chăm sóc kịp thời các vết xước trên da có thể cắt sâu vào thịt tạo thành vết nứt, gây ngứa
  • Mưng mủ, chảy dịch vàng: Ở giai đoạn nặng của viêm da hay hăm ở tai trên da trẻ có thể bị mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng.
Kẽ tai ửng đỏ là một trong những dấu hiệu nhận biết rất điển hình của bệnh viêm kẽ tai
Kẽ tai ửng đỏ là một trong những dấu hiệu nhận biết rất điển hình của bệnh viêm kẽ tai

3. Nguyên nhân viêm kẽ tai

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm kẽ tai. Tiêu biểu nhất có thể kể đến như:

  • Thời tiết nắng nóng: Nhiệt độ cao kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm tai trẻ tiết nhiều mồ hôi hơn, khiến cho vùng da ở kẽ tai trẻ luôn trong tình trạng ẩm nóng. Đây là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây bệnh ngoài da phát triển và hình thành nên viêm da.
  • Không vệ sinh sạch sẽ: Kẽ tai và vành tai của trẻ đều là những vị trí khuất, không dễ quan sát như bộ phận khác trên cơ thể nên thường không được phát hiện sớm khi có biểu hiện viêm ban đầu. Ngoài ra, khi vệ sinh cho bé, mẹ thường chỉ vệ sinh lỗ tai, ít chú ý đến vành tai, kẽ tai khiến thì mồ hôi, bụi bẩn tích tụ, gây viêm da. Nguyên nhân này giống vơi hăm vành tai vì vậy trường hợp đi khám bác sĩ, nếu bé bị hăm vành tai thì cha mẹ cũng có thể vệ sinh sạch sẽ để chữa hăm vành tai cho bé.
  • Có thể do trẻ mắc chứng viêm da dầu, vảy nến, viêm da tiếp xúc dị ứng: Viêm kẽ tai cũng là biểu hiện của một số chứng bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ như: vảy nến, viêm da dị ứng, viêm da dầu.
Vệ sinh tai bé không sạch sẽ là nguyên nhân dẫn đến viêm kẽ tai ở trẻ nhỏ
Vệ sinh tai bé không sạch sẽ là nguyên nhân dẫn đến viêm kẽ tai ở trẻ nhỏ

Lưu ý: Muốn biết được nguyên nhân gây viêm kẽ tai ở trẻ, mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

4. Cách khắc phục bệnh viêm kẽ tai

Rất nhiều cha mẹ tìm cách chữa hăm vành tai cho bé nhưng thực chất phần lớn là bệnh viêm kẽ tai. Trong đó bệnh viêm kẽ tai ở trẻ có thể khắc phục được nhờ các biện pháp sau:

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ: Mẹ nên vệ sinh tai toàn diện (lỗ tai, vành tai, kẽ tai…) cho bé thường xuyên hàng ngày khoảng 1 – 2 lần để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ gây viêm kẽ tai. Với kẽ tai và vành tai mẹ nên dùng tăm bông loại nhỏ kết hợp nước muối sinh lý để làm sạch hiệu quả. Với bộ phận vành tai, kẽ tai có thể dùng khăn mềm sạch vệ sinh nhẹ nhàng hàng ngày.
  • Sử dụng kem bôi da trẻ em: Sau khi vệ sinh sạch vùng da bị viêm, mẹ có thể dùng thêm kem bôi da có tác dụng trị viêm cho bé để cải thiện tình trạng ửng đỏ, ngứa ở kẽ tai, giảm khó chịu cho bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sản phẩm phù hợp với tình trạng viêm ở trẻ. Ưu tiên chọn loại kem bôi da có thành phần từ thiên nhiên, không chứa cồn, chất bảo quản và corticoid…đảm bảo an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài, không gây ra tác dụng phụ trên da bé.
  • Giảm hiện tượng ra mồ hôi quá nhiều ở trẻ: Khi thời tiết nắng nóng mẹ nên mặc đồ thoáng mát, cho bé chơi ở nơi có quạt, điều hòa để giảm thiểu việc tiết mồ hôi tai.
  • Đưa bé đến các cơ sở y tế: Trường hợp bé bị viêm kẽ tai nặng mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lâu sẽ gây ra nhiều rủi ro không mong muốn.
Vệ sinh tai bé nhẹ nhàng bằng tăm bông
Vệ sinh tai bé nhẹ nhàng bằng tăm bông

Hy vọng rằng qua những thông tin vừa cung cấp các mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi “hăm vành tai có phải là bệnh lý không”?. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về các phương pháp để chữa hăm vành tai cho bé hoặc viêm kẽ tai thì hãy liên hệ ngay với SkinBiBi để được tư vấn nhé.

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng