Trẻ bị hăm tã nước tiểu nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị dứt điểm hăm tã nước tiểu an toàn cho trẻ.
Xem thêm:
Mục lục
1. Nguyên nhân gây hăm tã do nước tiểu ở trẻ
Hăm tã là tình trạng viêm nhiễm ở vùng mang tã bỉm, do da trẻ tiếp xúc với các nấm, vi khuẩn hay các tác nhân xấu gây ra dị ứng trong thời gian dài. Trong đó, phổ biến nhất là hăm tã do nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do:
- Tiếp xúc quá lâu với nước tiểu ở trong tã bỉm: Khi đóng tã bỉm thường xuyên cho trẻ thì hệ thống nước tiểu, phân và mồ hôi sẽ không thể thoát ra được gây bí bách, tắc nghẽn. Nước tiểu lại là chất thải ở thận chứa nhiều vi khuẩn và nấm có hại nên nếu tiếp xúc quá lâu với làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé sẽ gây ra hăm tã.
- Sử dụng tã bỉm kém chất lượng: Loại bỉm này có khả năng thấm hút kém, gây ra tình trạng ứ đọng nước tiểu ở tã bỉm trong thời gian dài. Vùng đóng tã bỉm luôn ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển và gây hăm tã. Ngoài ra, tã bỉm kém chất lượng cũng chứa nhiều chất hoá học gây kích ứng da bé khiến tình trạng hăm nặng hơn.
- Dùng tã bỉm sai kích thước: Việc đóng tã bỉm sai kích thước, quá chật hoặc quá lỏng cho bé cũng có thể gây hăm tã. Nếu đóng tã bỉm quá chật sẽ khiến vi khuẩn trong nước tiểu cọ sát, tiếp xúc gần với da bé và gây hại. Còn nếu đóng tã bỉm quá lỏng thì sẽ khiến nước tiểu trào ra bên ngoài và tích tụ ở da gây hăm.
- “Tái” sử dụng bỉm: Việc “tái” sử dụng bỉm cũng là nguyên nhân gây hăm tã, do mẹ chủ quan dùng đi dùng lại tã bỉm cũ cho bé vì nghĩ rằng lượng nước tiểu trong bỉm chưa nhiều. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì chất bẩn trong nước tiểu sẽ gây hại ngược vào da bé.
- Vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách: Cha mẹ thường chủ quan không vệ sinh kỹ vùng kín cho trẻ sau khi trẻ đi tiểu. Nhiều người còn sử dụng dung dịch vệ sinh có chứa chất tạo mùi khiến trẻ bị kích ứng và gây hăm tã.
2. Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nước tiểu
Nhận biết sớm dấu hiệu hăm tã nước tiểu sẽ khiến cha mẹ có cách xử lý kịp thời và hiệu quả, giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ở bé. Sau đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị hăm tã do nước tiểu:
- Ở vùng da đóng bỉm như mông, cơ quan sinh dục, đùi háng có biểu hiện da bị ửng đỏ.
- Vùng da bị hăm thường khô, sần hoặc ẩm ướt và nóng.
- Bé quấy khóc do ngứa rát, khó chịu, thường muốn gãi hoặc cọ xát làn da.
- Bé hay ngủ giật mình, bỏ ăn dẫn tới sụt cân.
- Khi hăm nặng hơn, da sẽ tấy đỏ, sưng, thậm chí là có mụn mủ. Trường hợp cọ xát mạnh sẽ dễ gây ra loét đỏ chảy nước, chảy máu và dễ viêm nhiễm.
Xem thêm: 7 nguyên nhân & 5 việc cần làm ngay khi bé bị hăm tã nặng
3. Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã nước tiểu
Cha mẹ cần xử lý tình trạng hăm tã nước tiểu kịp thời và đúng cách để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bé. Dưới đây là một số cách xử trí hiệu quả:
- Hạn chế đóng bỉm tã cho bé: Bởi vi khuẩn trong nước tiểu khi tiếp xúc lâu dài với da bé sẽ gây hăm. Vì thế, cha mẹ chỉ nên đóng bỉm tã vào buổi tối, lúc trước khi bé ngủ. Nên cho bé “thả rông” vùng mông khoảng 30 phút đến 1 tiếng trong ngày để làm thông thoáng da tại nơi đóng bỉm tã.
- Thay bỉm tã thường xuyên: Để tránh da bé bị bí bách và tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài. Trung bình 3 – 4 giờ/lần, cha mẹ nên thay bỉm tã cho bé. Với trẻ sơ sinh thì thay bỉm tã 2 – 3 giờ/lần.
- Sử dụng các loại tã bỉm chất lượng: Sử dụng tã bỉm có độ mềm mại và thấm hút cao. Hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, tránh tình trạng nước tiểu và chất thải tiếp xúc quá lâu với da bé, đồng thời giữ cho da bé luôn khô thoáng.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng đóng bỉm tã: Cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày, đặc biệt là ngay sau khi đóng bỉm tã. Sử dụng nước ấm và khăn mềm để lau rửa cho trẻ. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa chất tạo mùi dễ gây kích ứng để vệ sinh cho trẻ.
- Sử dụng kem hăm có thành phần an toàn, tự nhiên: như Cúc la mã, kẽm oxyd… Kem hăm có khả năng kháng khuẩn, dưỡng da, chống viêm,… hỗ trợ làm giảm triệu chứng của hăm tã rất tốt. Lưu ý, không dùng các loại kem hăm có chứa các thành phần nguy hiểm với làn da và sức khỏe của bé như: Corticoid, Paraben.
Hướng bôi kem hăm đúng cách:
- Bước 1: Cha mẹ vệ sinh vùng da bị hăm của bé bằng nước ấm sạch và lau khô bằng khăn bông mềm.
- Bước 2: Cha mẹ rửa tay bằng xà phòng và lau khô bằng khăn sạch. Sau đó, lấy một lượng kem vừa đủ và bôi lên vùng da bị hăm của bé, kết hợp massage nhẹ nhàng để tinh chất thẩm thấu trên da.
- Bước 3: Đợi 2 – 3 phút để kem khô tự nhiên rồi cha mẹ tiến hành mặc tã bỉm và quần áo cho bé.
4. Cách phòng ngừa hăm tã nước tiểu
Hăm tã nước tiểu nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời không những ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài. Vì thế, cha mẹ cần chủ động phòng ngừa theo những cách dưới đây:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da đóng tã bỉm kết hợp bôi kem hăm: Vệ sinh sạch vùng da đóng tã bỉm giúp loại bỏ các vi khuẩn, vi sinh vật trong mồ hôi, nước tiểu và phân, hạn chế nguy cơ gây hăm. Đồng thời, bôi kem hăm có thành phần tự nhiên như Cúc La Mã, kẽm oxyd… giúp giảm mẩn đỏ, kích ứng do hăm gây ra, thúc đẩy quá trình tái tạo da.
- Luôn giữ cho vùng da đóng bỉm khô thoáng: Sau khi lau rửa cho bé, cha mẹ cần lau khô, sạch da bé rồi mới đóng bỉm tã. Ngoài ra, nên cho bé sử dụng quần áo làm bằng vải cotton thoáng mát và thường xuyên thay tã bỉm.
- Lựa chọn bỉm tã phù hợp, chất lượng: Lựa chọn bỉm tã phải có độ thấm hút tốt, đúng kích cỡ, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đặc biệt không chứa các thành phần hoá học gây kích ứng da. Chọn bỉm tã cũng phải phù hợp với bé trai và bé gái:
-
- Với bé trai: Bé trai có khuynh hướng ướt ở vị trí phía trước nên chọn bỉm tã có lớp lót phụ thêm ở phía trước, màng ngăn hai bên để nước tiểu không tràn ra ngoài.
-
- Với bé gái: Với bé gái thường bị ướt ở vị trí giữa hoặc về phía sau thì nên chọn bỉm tã thấm hút nhiều ở phần giữa và phía sau.
5. Cách chăm sóc khi bé bị hăm tã do nước tiểu
Trẻ bị hăm tã nước tiểu sẽ thường xuyên ngứa ngáy, đau rát, khó chịu nên rất cần sự chăm sóc đúng cách từ cha mẹ để giảm thiểu tình trạng này. Khi bé bị hăm tã nước tiểu, cha mẹ cần lưu ý:
- Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm: Bởi phấn rôm sẽ chặn các lỗ chân lông làm việc thoát ẩm da của bé trở nên khó khăn, khiến hăm tã nặng hơn. Thậm chí, bột phấn rôm có thể xâm nhập vào vùng kín và gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này của trẻ.
- Không sử dụng xà phòng, sữa tắm thơm lau rửa cho bé: Bởi trong xà phòng, sữa tắm có chứa nhiều chất tẩy rửa, chất tạo mùi không tốt cho làn da nhạy cảm và yếu ớt của bé. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên vệ sinh vùng kín của bé bằng nước ấm sạch và khăn mềm, sau đó mới thay bỉm tã.
- Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều axit: Các loại thực phẩm chứa nhiều axit như: Cà chua, cam, dâu tây việt quất,… sẽ làm thay đổi thành phần phân của bé khiến cho bé rất dễ bị hăm tã.
- Đóng tã bỉm đúng cách cho bé: Điều này sẽ làm cho vùng da bị hăm của bé không cọ xát với tã bỉm, tránh gây tổn thương cho bé. Nếu đóng bỉm tã quá chật sẽ làm cho da bé bị bí bách, mồ hôi và vi khuẩn phát triển sẽ gây hăm tã.
Bé bị hăm tã nước tiểu cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn không biết làm thế nào để bé nhanh hết hăm tã, hãy bình luận để được SkinBiBi tư vấn nhé!
- Hotline: 088 828 98 28
- Website: https://skinbibi.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/pg/skinbibi