5 lý do khiến trẻ bị hăm tã mùa đông trong bài viết dưới đây sẽ khiến mẹ bất ngờ khi những thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể gây tổn thương da bé. Đặc biệt, SkinBibi sẽ cùng mẹ tìm ra giải pháp giúp giảm tức thì cảm giác khó chịu ở bé mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Xem thêm:
Mục lục
1. Vào mùa đông, mẹ mặc tã bỉm 24/24 cho con
Vào mùa đông, do nhiệt độ thường giảm sâu nên các mẹ vẫn hay có thói quen cho con mặc nhiều quần áo và đóng tã bỉm cả ngày để giữ ấm cơ thể. Điều này chính là lý do trẻ bị hăm tã mùa đông.
Việc mặc tã bỉm 24/24 khiến cho vùng mông, bẹn và bộ phận sinh dục của bé không được khô thoáng mà luôn trong trạng thái ẩm ướt bởi mồ hôi, phân và nước tiểu. Khi tiếp xúc với độ ẩm, nhiệt độ và vi khuẩn liên tục trong thời gian dài, các vùng da này sẽ bị viêm nhiễm, ửng đỏ, mẩn ngứa và hình thành hăm.
2. Trẻ bị hăm tã mùa đông do thời tiết hanh khô
Thời tiết hanh khô cũng là lý do khiến trẻ dễ bị hăm tã mùa đông. Do lúc này, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí giảm mạnh khiến làn da bé mất đi lớp bã nhờn tự nhiên. Việc mất đi lớp rào bảo vệ khiến da bé bị khô hơn, dễ kích ứng và gây hăm da.
Ngoài ra, việc cha mẹ vệ sinh cho bé bằng nước nóng cũng khiến da dễ bị nứt nẻ, tổn thương và gia tăng hiện tượng kích ứng, chàm,… Lâu dần dẫn đến những tổn thương nặng hơn như: sưng đỏ, ngứa ngáy và hăm da bé. Vì vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm vệ sinh cho bé để tránh tình trạng này xảy ra.
3. Mùa đông thời tiết lạnh làm sức đề kháng của bé suy giảm
Thời tiết lạnh vào mùa đông khiến trẻ hay bị ốm, ho sốt và dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do hệ miễn dịch không hoạt động tốt, kéo theo sức đề kháng suy giảm. Đây cũng là nguyên nhân tác động trực tiếp đến “hàng rào” bảo vệ da bé bị suy yếu. Trước sự tấn công của vi khuẩn cùng điều kiện bất lợi, da bé dễ bị viêm hơn và gây nên tình trạng trẻ bị hăm tã mùa đông
4. Cha mẹ không thay tã thường xuyên cho trẻ
Trong chất thải của bé luôn chứa nhiều vi khuẩn, kết hợp với nhiệt độ và độ ẩm sẽ khiến da bị kích ứng, tổn thương. Nhiệt độ xuống thấp, bố mẹ thường hạn chế thay bỉm vì sợ trẻ bị lạnh. Việc kéo dài thời gian thay bỉm và vệ sinh khiến da tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài. Vi khuẩn lúc này có điều kiện thuận lợi để tấn công, làm tổn thương da bé.
Những ngày trời lạnh, mẹ hãy chọn phòng kín gió để thay tã bỉm cho bé. Bố mẹ cũng nên lưu ý, thời gian khuyến cáo thay bỉm cho bé là từ 2 – 3 giờ, tùy theo lượng tiểu tiện của bé, khi bé đi đại tiện cần thay bỉm ngay lập tức.
5. Trẻ bị hăm tã mùa đông do vệ sinh sai cách cho bé
Thời tiết giảm sâu, bố mẹ giảm tần suất vệ sinh cho bé hoặc vệ sinh nhanh vì lo con bị nhiễm lạnh. Trong khi đó, thân nhiệt trẻ thường cao hơn người lớn và được quấn, ủ kỹ, tăng tiết mồ hôi, da không được hô hấp thường xuyên. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm sinh sôi, phát triển và gây ra vấn đề về da: mụn nhọt, ban sẩn, mề đay, nấm da và hăm…
Các bậc phụ huynh nên lưu ý tần suất vệ sinh cho bé, chọn nơi kín gió để quá trình vệ sinh sạch và an toàn. Trong quá trình lau rửa, nên sử dụng nước ấm và khăn mềm để tránh làm xước da bé.
6. Nguyên nhân khác
Ngoài 5 lý do trẻ bị hăm tã mùa đông phổ biến trên thì còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị hăm tã vào mùa đông như:
- Dùng bỉm, tã kém chất lượng: Các loại bỉm, tã kém chất lượng thường có chất liệu thô ráp khiến da bé dễ bị cọ sát và trầy xước. Mặt khác, các loại bỉm, tã này có khả năng thấm hút kém làm cho da bé luôn trong trạng thái ẩm ướt, tạo môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hăm sinh sôi.
- Đóng bỉm, tã quá chật: Bỉm chật không chỉ là nguyên nhân khiến da bé bị tổn thương do cọ xát mà còn khiến độ ẩm, nhiệt độ không thể lưu thông ra ngoài. Mẹ có thể tham khảo size và cân nặng tương ứng của nhà sản xuất. Cần lưu ý đối với bé trong tầm cân nặng nhưng vòng đùi và mông lớn khiến bỉm chật thì mẹ nên tăng size cho bé.
- Dị ứng với thức ăn: Một số trẻ bị dị ứng với thức ăn dẫn đến tiêu chảy. Số lần đại tiện nhiều, thường xuyên bị cọ xát ở những lần vệ sinh làm cho làn da ở vùng kín tổn thương lại phải tiếp xúc với chất thải khiến quá trình hăm diễn ra nhanh và đau đớn hơn.
- Do cơ địa của trẻ bị kích ứng: Cơ địa của trẻ bị kích ứng do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc môi trường. Làn da nhạy cảm của trẻ dễ bị kích ứng với các hóa chất tạo mùi hương hay chất tẩy rửa mạnh thường có trong nước giặt xả, sữa tắm, dầu gội… Vì thế, khi lựa chọn sản phẩm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý chọn loại không chứa chất tạo mùi, tạo màu và nên giặt sạch quần áo mới trước khi cho con sử dụng.
Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã mùa đông
Hăm tã nếu không chữa trị kịp thời có thể gây loét da, tiết dịch mủ, nhiễm trùng. Chính vì vậy, để cải thiện nhanh các triệu chứng của hăm tã vào mùa đông, cha mẹ cần có cách xử lý đúng. Dưới đây là những gợi ý cho cha mẹ.
- Hạn chế tối đa thời gian mang bỉm, tã: Việc làm này sẽ giúp cho da bé được khô thoáng tự nhiên, từ đó giảm được nguy cơ gây hăm da. Nếu trẻ hăm tã nặng thì nên ngừng đóng bỉm, tã cho trẻ. Đảm bảo thời gian thả bỉm tối thiểu 30 – 60 phút/ ngày.
- Thay bỉm, tã cho trẻ thường xuyên: Thông thường, thời gian hợp lý để thay bỉm, tã cho trẻ là 3 – 4 giờ/ lần. Riêng đối với trẻ sơ sinh, thời gian thay bỉm, tã thường nhanh hơn, khoảng 2 – 3 giờ/lần.
- Vệ sinh cho bé sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc thay bỉm: Ngày đông thời tiết lạnh để tránh tình trạng trẻ bị hăm tã mùa đông, mẹ nên dùng khăn mềm thấm nước ấm để vệ sinh cho bé. Chú ý thao tác lau rửa nhẹ nhàng, từ trước về sau để giảm cảm giác khó chịu ở bé và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn trực tiếp từ chất thải sang vất hăm.
- Dùng kem chống hăm cho trẻ: Kem chống hăm không chỉ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng của hăm tã mà còn giúp dự phòng, ngăn không cho hăm tã tái phát. Để bảo đảm việc trị hăm an toàn, hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo khi chọn kem chống hăm cha mẹ nên chọn các loại kem có thành phần từ tự nhiên như cúc la mã, vitamin E, vitamin B5, tránh các loại kem có chứa Corticoid hoặc Paraben.
- Lựa chọn tã, bỉm mềm, thoáng và thấm hút tốt, mềm mại cho bé yêu: Cha mẹ nên chọn mua các loại bỉm, tã chất lượng để đảm bảo được độ mềm mại và khả năng thấm hút tốt, giúp da bé khô thoáng và không bị kích ứng. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên để ý đến kích cỡ của bỉm để đảm bảo vừa vặn với bé.
- Luôn giữ ẩm cho da bé: Cha mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm để bổ sung và giảm quá trình mất nước ở da. Thời điểm thích hợp nhất để thoa kem dưỡng ẩm là sau khi bé tắm.
Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi vệ sinh để phòng – tránh trẻ bị hăm tã mùa đông hiệu quả. Để có thêm tư vấn từ chuyên gia SkinBiBi, mẹ có thể liên hệ qua các kênh sau để được hỗ trợ.
- Hotline: 0888 289 828
- Website: https://skinbibi.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/pg/skinbibi/