Với 15 cách chống hăm cho bé đơn giản dưới đây, mẹ có thể thực hiện ngay sau khi đọc bài viết này tại nhà. Những cách này sẽ làm dịu ngay cảm giác khó chịu trên da bé và giúp “vĩnh biệt hăm da” nếu duy trì thường xuyên.
Xem thêm:
- 5 cách trị hăm mông an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh
- 7 cách chống hăm tã cho trẻ sơ sinh từ chuyên gia Da Liễu
Hăm da là một hiện tượng của viêm da. Hăm da thường xảy ra ở các vị trí da có nhiều nếp gấp như: mông, háng, cơ quan sinh dục, bẹn, nách, cổ của trẻ. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết trẻ bị hăm da bằng mắt thường thông qua các biểu hiện như:
- Da bị ửng đỏ giống như phát ban, kèm theo đó là các mụn nhỏ li ti.
- Sờ vào có cảm giác nóng hơn các vùng da còn lại.
- Khi chuyển sang giai đoạn nặng, da sưng tấy màu đỏ sậm hơn, mụn mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng.
- Trẻ cảm thấy đau rát, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Có rất nhiều nguyên nhân gây hăm da ở trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất vẫn là: vùng da không được vệ sinh sạch sẽ, đóng bỉm tã kém chất lượng, mặc quần áo chật chội, dị ứng với các chất tạo mùi có trong sữa tắm, xà phòng, nước xả vải…
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra hăm sẽ có những biện pháp chống hăm phù hợp. Dưới đây, Skinbibi xin gửi đến các bậc phụ huynh 15 cách chống hăm đơn giản, hiệu quả nhất.
Mục lục
1. Chống hăm cho bé bằng cách vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Duy trì tắm rửa cho trẻ hàng ngày sẽ giúp loại bỏ hết tác nhân gây hăm da bé như: mồ hôi, bụi bẩn, nấm, vi khuẩn… loại bỏ nguyên nhân gây hăm đồng thời cũng mang đến cảm giác thoải mái dễ chịu, giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Để chống hăm cho trẻ cha mẹ nên tắm cho bé nước ấm sạch rồi thấm khô bằng khăn bông mềm. Nếu trẻ đi đại tiện cần vệ sinh sạch và thay tã mới. Chú ý thao tác lau rửa nhẹ nhàng để không làm trầy xước da bé.
2. Chống hăm bằng cách giữ da bé khô, sạch và mát
Cấu trúc da trẻ sơ sinh mỏng hơn 60 – 40% so với da người lớn, ít lông hơn và kết nối thượng – trung bì yếu hơn, khả năng bảo vệ cũng kém hơn. Da thường xuyên tiếp xúc với ẩm ướt do mồ hôi kèm với việc vệ sinh không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm nhiễm và hăm da.
Để giảm quá trình tiết mồ hôi và bụi bẩn trên da bé, mẹ có thể tham khảo những cách sau:
- Cho trẻ chơi ở nơi có gió và thoáng khí.
- Mùa hè nên điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh trong phòng ở mức 22 – 25 độ C.
- Vào mùa hanh khô, có thể dùng thêm máy tạo độ ẩm để tránh làm khô da bé.
- Mặc quần áo rộng rãi, ưu tiên chọn chất liệu vải cotton cho trẻ.
3. Để mông bé thoáng mát
Vùng da mông là vị trí đóng bỉm, thường xuyên tiếp xúc với độ ẩm, nhiệt độ cao và vi khuẩn (có trong phân và nước tiểu). Để tăng hiệu quả điều trị hăm cũng như chống hăm cho bé, mẹ có thể “thả bỉm” tối thiểu 30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn kích thước bỉm phù hợp với sự phát triển của bé, không rộng và chật quá. Trang phục sử dụng cho bé cũng nên rộng rãi, chất vải cotton mềm mịn, thoáng mát, thân thiện với làn da bé.
4. Thay bỉm đúng cách cho bé
Trong phân và nước tiểu của trẻ có chứa rất nhiều loại vi khuẩn và chúng sẽ nhân lên nhanh chóng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Nếu cha mẹ không thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên, vi khuẩn này sẽ có điều kiện thuận lợi để tiếp xúc và tác động lên da bé gây hăm tã.
Việc sử dụng bỉm đúng cách không chỉ đơn thuần là chọn thương hiệu bỉm uy tín, an toàn mà còn là thời gian thay cũng như cách thay đúng. Việc này vừa giúp chống hăm cho bé vừa ngăn ngừa hăm tái phát
Thời gian thay tã bỉm cho trẻ:
Thông thường, trẻ cần được thay tã bỉm 3 – 4 tiếng/ lần hoặc ngay khi thấy tã bỉm bị ướt. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh, thời gian thay tã bỉm còn ngắn hơn, chỉ khoảng 2 – 3 tiếng/ lần.Trong trường hợp bé đại tiện, mẹ nên tiến hành thay tã và vệ sinh sạch sẽ ngay.
Hướng dẫn thay bỉm đúng cách:
- Bước 1: Cha mẹ rửa tay với xà bông diệt khuẩn và lau khô tay. Sau đó chuẩn bị tã bỉm sạch, tấm lót, khăn giấy ướt, kem chống hăm.
- Bước 2: Cởi tã bỉm bẩn ra cho bé. Nếu thấy mông bé dính phân và nước tiểu có thể dùng ngay phần sạch của chiếc tã lau cho bé, rồi gấp đôi chiếc tã bẩn lại, rút bỏ ra bên ngoài.
- Bước 3: Vệ sinh cho trẻ sạch sẽ.Với bé gái: Cha mẹ dùng khăn xô mềm nhúng nước ấm lau vùng kín cho bé theo thứ tự từ trước ra sau tận mông để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Với bé trai: Cha mẹ dùng khăn phủ lên vùng kín của bé để bé không tè ngược. Sau đó, dùng khăn xô hoặc khăn ướt lau nhẹ nhàng xung quanh vùng kín và mông của trẻ.
- Bước 4: Làm khô vùng da đóng bỉm: Dùng khăn khô thấm hoặc để khô tự nhiên
- Bước 5: Mặc tã bỉm mới. Trước khi mặc tã bỉm mới, cha mẹ nên thoa kem chống hăm ở các vùng da có nhiều nếp gấp như hai bên bẹn, mông của trẻ, sau đó mới mặc bỉm và quần áo.
5. Chọn bỉm chất lượng tốt, đúng kích cỡ
Khi chọn tã bỉm cho bé, cha mẹ nên lưu ý chọn các loại tã bỉm chất lượng và size vừa vặn. Tã bỉm cần có độ mềm mại, khả năng thấm hút tốt và khô thoáng để hạn chế nguy cơ gây hăm đồng thời giúp chống hăm cho trẻ. Kích thước bỉm phù hợp với sự phát triển của bé không chỉ giúp chống tràn tốt hơn mà còn không gây cọ sát làm trầy xước da bé.
Hướng dẫn chọn tã bỉm cho bé:
- Tìm hiểu kỹ thương hiệu bỉm để biết cấu tạo và thành phần của tã bỉm; giúp mẹ lựa chọn được loại uy tín, an toàn, phù hợp với bé.
- Đọc kỹ bao bì sản phẩm hoặc nhờ nhân viên bán hàng tư vấn để chọn size tã bỉm phù hợp với độ tuổi, giới tính và đặc điểm cơ thể của bé.
6. Chống hăm cho bé bằng cách đóng bỉm không quá chật
Nếu như nước tiểu được thấm hút qua lõi thấm thì độ ẩm thường được đẩy ra ngoài qua đường chun bo quanh đùi hoặc cạp chun quanh bụng. Nếu bé mặc bỉm quá chật sẽ khiến nhiệt độ và độ ẩm không thể thoát ra ngoài và tạo điều kiện thuận lợi khiến da bé bị hăm.
Cha mẹ nên đóng bỉm tã cho trẻ với mức độ vừa phải, không lỏng và cũng không chật quá. Để kiểm tra việc đóng bỉm tã, cha mẹ hãy chèn hai ngón tay vào giữa tã và eo của bé. Nếu chèn được thì tã bỉm được đóng vừa phải còn nếu không thể chèn được thì tã bỉm đang bị đóng quá chật, cần nới rộng ra.
7. Rửa tay sạch TRƯỚC và SAU khi thay bỉm cho bé
Để chống hăm cho trẻ hàng ngày, cha mẹ phải làm việc, tiếp xúc với nhiều đồ vật khác nhau nên trên tay thường có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu cha mẹ không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thay tã cho trẻ thì các vi khuẩn này sẽ lây nhiễm chéo qua da bé và có thể là nguyên nhân gây nên hăm da.
Sau khi thay bỉm cho bé, bậc phụ huynh cũng nên rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn có trong chất thải của bé, đảm bảo vệ sinh trong các hoạt động chăm sóc bé tiếp theo.
8. Giặt sạch các loại quần áo trước khi dùng
Một số cha mẹ có thói quen mặc luôn quần áo, khăn, tã mới cho bé mà không giặt vì nghĩ rằng đồ mới rất sạch. Nhưng thực tế, những đồ này không an toàn với làn da nhạy cảm của bé vì bên trong có chứa nhiều bụi vải và chứa cả hương nước hoa tạo mùi thơm.
Do vậy, để chống hăm cho bé hoặc phòng ngừa kích ứng da, toàn bộ đồ mặc cho bé cần phải được giặt sạch sẽ, phơi khô trước khi sử dụng Không dùng nước xả vải có chất tạo mùi vì dễ gây kích ứng cho trẻ.
9. Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ
Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ khiến da bé được khô thoáng tự nhiên từ đó giảm thiểu nguy cơ bị hăm da đồng thời giúp chống hăm cho em bé. Cha mẹ có thể cho bé mặc quần áo rộng hơn một size để không khí từ bên ngoài dễ lưu thông vào bên trong. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho bé mặc quần áo vải cotton vì loại vải này thấm hút mồ hôi tốt, thân thiện với da bé.
10. Chống hăm cho bé bằng cách dùng nước ấm, khăn vải mềm vệ sinh
Khi vệ sinh da cho bé, để tránh nguy cơ kích ứng từ thành phần có trong dung dịch vệ sinh thì cha mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm và dùng khăn mềm lau rửa nhẹ nhàng. Nếu muốn dùng xà phòng hay sữa tắm thì chỉ nên sử dụng các sản phẩm không có chất tẩy rửa và chất tạo mùi.
Sử dụng nước từ 35 – 37 độ C là phù hợp vì nhiệt độ này gần với cơ thể bé nhất, không khiến bé bị khô da và tổn thương da. Dùng khăn chất liệu cotton hoặc vải bông để thấm hút nước và đảm bảo không gây trầy xước cho bé. Sau khi dùng xong thì mẹ nên giặt khăn sạch sẽ và phơi khô để tránh vi khuẩn.
11. Ngưng sử dụng các sản phẩm có mùi thơm hoặc dễ gây kích ứng
Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị nhạy cảm với các sản phẩm chứa chất tẩy rửa, tạo mùi hương và tạo màu. Do đó để chống hăm cho trẻ, khi mua nước giặt rửa đồ dùng hàng ngày cho bé thì mẹ cần chú ý chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín, xuất xứ rõ ràng, thành phần an toàn, không có chất tạo mùi và tạo màu.
Khi thấy trẻ có biểu hiện của dị ứng, mẩn đỏ trên da thì cha mẹ nên ngưng sử dụng ngay các sản phẩm này. Nếu được, cha mẹ nên thay bằng các sản phẩm organic lành tính sẽ an toàn hơn cho bé.
12. Không chà xát mạnh khi vệ sinh cho bé
Vì da trẻ rất mỏng manh, khi vệ sinh cho trẻ, cha mẹ cần chú ý lau rửa nhẹ nhàng không chà xát quá mạnh sẽ làm xước da, khiến trẻ bị đau rát, khó chịu. Mẹ cũng nên ưu tiên lựa chọn các loại khăn ướt, khăn vệ sinh mềm để đảm bảo an toàn và êm ái cho làn da bé cũng là giúp chống hăm cho bé
13. Loại bỏ một số thực phẩm ra khỏi thực đơn
Một số thực phẩm như: quả mâm xôi, việt quất, cam, cà chua… cũng là nguyên nhân gây hăm da ở trẻ. Bởi đây là những thực phẩm rất giàu tính axit, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ làm thay đổi thành phần của phân, khiến vùng da tiếp xúc với phân dễ bị hăm hơn bình thường. Cha mẹ nên loại bỏ các loại trên khỏi thực đơn để tránh khiến bé bị hăm.
14. Tuyệt đối không sử dụng khăn ướt chứa chất bảo quản
Khăn ướt là vật dụng được nhiều cha mẹ ưa chuộng nhờ đặc tính tiện lợi, dễ sử dụng và không mất thời gian giặt, phơi như khăn vải. Tuy nhiên, trong khăn ướt thường có các chất bảo quản như paraben và chất diệt khuẩn methylisothiazolinone dễ gây kích ứng và thiếu an toàn với làn da của trẻ.
Khi bé cần vệ sinh, cha mẹ có thể dùng khăn xô mềm thấm nước ấm lau rửa nhẹ nhàng. Trường hợp phải dùng đến khăn ướt thì cha mẹ chỉ nên dùng các loại khăn có thành phần an toàn, hoặc khăn khô được khuyến cáo sử dụng cho trẻ.
15. Chống hăm cho bé bằng cách sử dụng kem chống hăm
Khi trẻ có các biểu hiện của hăm da, cha mẹ nên sử dụng ngay kem chống hăm để nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Với 3 cơ chế tác động là: sát khuẩn, giảm viêm, giảm ngứa; kem chống hăm sẽ tạo thành lớp màng bảo vệ ngăn chặn tác nhân gây hại từ bên ngoài; cải thiện hiệu quả hăm da ở trẻ.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại kem chống hăm. Tuy nhiên, không phải loại kem nào cũng an toàn và phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ. Vì thế, khi chọn kem trị hăm cha mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại kem có thành phần an toàn như: kẽm oxyd, cúc la mã, vitamin E, vitamin B5…
- Kẽm oxyd: rất giàu các thành phần như ichthammol, bismuth oxyd, glycerol và các chất mỡ mang đến khả năng kháng khuẩn, sát trùng, làm dịu các tổn thương da. Đặc biệt, kẽm oxyd không tan trong nước nên khi bôi sẽ tạo thành lớp màng mỏng ngăn cách da với các yếu tố gây hại.
- Cúc la mã: có chứa nhiều chamazulan và bisabolol. Trong đó chamazulan có tác dụng xoa dịu và kháng viêm, giúp trị hăm cực kỳ hiệu quả. Bisabolol có tính năng chống dị ứng, mẩn ngứa nên thường dùng để khắc phục các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa ngáy do côn trùng đốt.
- Vitamin E: giúp dưỡng ẩm, tăng khả năng làm lành các vết thương và tái tạo tế bào da mới.
- Vitamin B5: tăng cường độ ẩm cho làn da, ngăn ngừa tình trạng mất nước khiến da khô và bong tróc, tăng độ đàn hồi và duy trì sự mềm mại cho da bé.
Cha mẹ tuyệt đối không cho bé sử dụng các loại kem trị hăm có chứa chất bảo quản Paraben và chất kháng viêm Corticoid vì cả hai loại chất này thường tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Paraben | Corticoid |
Paraben gây kích ứng cho những trẻ có làn da nhạy cảm. Methylparaben khi thoa lên da có thể gây phản ứng tiêu cực với tia UVB trong ánh nắng mặt trời, khiến da nhanh lão hoá, dễ bị tổn thương, suy giảm sức đề kháng và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. | Dùng corticoid trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như teo da, khô da, ảnh hưởng đến sức đề kháng của da,… và các bệnh nhiễm trùng cơ hội. |
Trên đây là 15 cách chống hăm cho bé đơn giản mà hiệu quả. Cha mẹ nên áp dụng theo để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của hăm da, giúp bé yêu luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, cha mẹ hãy liên hệ ngay với SkinBiBi để được chuyên gia tư vấn thêm.