Tiêu chảy là một trong những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới mọi mặt sức khỏe của trẻ. Tiêu chảy không chỉ khiến trẻ bị suy nhược cơ thể, mà chúng còn để lại biến chứng ở quanh vùng hậu môn của trẻ. Biến chứng ấy chính là tình trạng hăm da.
Mục lục
Tại sao trẻ dễ hăm da khi bị tiêu chảy?
Khi bị tiêu chảy, trong phân của trẻ có chứa chất lạ (men đường ruột, vi sinh vật trong chất thải kết hợp với nước tiểu) dễ gây ra tình trạng hăm da. Ngoài ra do việc đi nặng quá nhiều lần cũng khiến vùng da quanh hậu môn bị tổn thương, dẫn tới tình trạng hăm da.
Ngoài da do bị tiêu chảy, cơ thể suy kiệt, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tấn công vùng da nhạy cảm. Các yếu tố cũng có thể gây hăm da như do chọn bỉm có bề mặt khô ráp, cọ sát vào da trẻ, mặc tã quá bé hoặc quá chật, không thường xuyên thay bỉm, khiến cho độ ẩm ở vùng da nhạy cảm luôn ở ngưỡng cao, kết hợp với chất thải của trẻ gây hăm da.
>>> Những sai lầm phổ biến khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh.
Dấu hiệu nhận biết
Trong khoảng từ 2-5 ngày sau khi bị tiêu chảy, vùng da quanh hậu môn của trẻ sẽ xuất hiện những vùng tấy màu đỏ đậm dần. Vùng tấy đỏ này sẽ nhanh chóng lan rộng và có thể gây mụn mủ, viêm loét, chảy dịch.
Trẻ bị hăm da khi bị tiêu chảy sẽ không cảm thấy thoải mái mỗi lần đi nặng bởi chất thải đi qua những vùng hăm da gây xót, đau và rát. Đây có thể sẽ là cơn ác mộng với nhiều cha mẹ khi số lần quấy khóc, ưỡn người, bất hợp tác của trẻ sẽ tăng lên.
Nếu không được sớm phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, tình trạng hăm ở vùng hậu môn sẽ lan rộng ra hai bên bẹn, bộ phận sinh dục và gây bội nhiễm nặng nề. Trẻ sẽ bị viêm loét, chảy mụn mủ và thậm chí là sốt cao
Phương pháp chăm sóc trẻ bị hăm da do tiêu chảy
Trên thực tế nếu được phát hiện sớm, tình trạng hăm da do tiêu chảy sẽ được cải thiện và chấm dứt sau khoảng 1 tuần. Do đó cha mẹ nên lưu ý một sô vấn đề sau khi chăm sóc vùng da bị hăm của trẻ:
– Cần chú ý điều trị dứt điểm bệnh lý tiêu chảy để hạn chế những nguy cơ gây hăm da ở trẻ.
– Mỗi lần trẻ đi “nặng” nên lập tức thay rửa bằng nước ấm cho trẻ một cách sạch sẽ. Tốt nhất là nên lau rửa bằng các loại giấy đa năng, khăn vải mềm mại và tuyệt đối tránh chà xát quá mạnh vào vùng hậu môn.
– Sau khi thay rửa xong, cha mẹ nên dùng khăn vải sạch thấm khô vùng da đóng bỉm cho trẻ hoặc để khô một cách tự nhiên. Sau đó mới đóng tã mới vào.
– Nên lựa chọn loại bỉm có bề mặt mềm mại để tránh tình trạng cọ sát vào da bé. Ngoài ra cũng cần chú ý size bỉm tương đương với cân nặng để không làm bé quá khó chịu khi mặc
– Nếu thấy vết hăm có xuất hiện loét da thì có thể sử dụng cho trẻ các dung dịch sát khuẩn có tác dụng làm khô da như Betadin, methylene
– Tuyệt đối không sử dụng phấn rôm, gây kích thích da
>>> Vì sao không nên sử dụng phấn rôm cho trẻ bị hăm tã
Trong trường hợp vùng hăm da có biểu hiện lan rộng, không được cải thiện hoặc bị chảy mủ, loét nặng, trẻ bị sốt cao, cần đưa ngay tới các bác sĩ nhi khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin liên quan tới tình trạng hăm da do bị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Mong rằng những thông tin này có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng hăm da cho trẻ do bị tiêu chảy.