Hăm da bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ, thường xuất hiện ở các vùng da nếp gấp như nách, cổ, háng, khuỷu tay, khuỷu chân, bẹn, mông… Nếu được phát hiện triệu chứng sớm, bệnh lý này hoàn toàn có thể được chữa trị dứt điểm và không gây ra biến chứng đáng tiếc. Cùng tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ngay dưới đây.
Mục lục
1. Hăm là bệnh gì?
Bệnh hăm da (Intertrigo) là một trong những hiện tượng của viêm da thường gặp ở trẻ nhỏ đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Hăm da thường xảy ra ở vùng ẩm ướt như bẹn, cổ, các nếp gấp da, vùng mông…. Hăm da không gây nguy hiểm đến trẻ nhưng gây khó chịu, ngứa ngáy nếu không được điều trị kịp thời có thể bị nhiễm khuẩn và nấm
2. Nguyên nhân trẻ bị hăm da
Hăm da là tình trạng tổn thương trên da gây mẩn đỏ một hoặc nhiều vùng trên cơ thể trẻ. Tình trạng này thường xuất hiện bởi một số nguyên nhân chính sau đây:
- Do không thường xuyên vệ sinh thân thể cho bé (đặc biệt là các vùng da nếp gấp) sạch sẽ, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại trên da phát triển và sinh sôi.
- Do các vùng da nếp gấp ma sát vào nhau liên tục, thiếu sự lưu thông không khí, kết hợp với mồ hôi và vi khuẩn có hại.
- Do các chất thải của trẻ như phân, nước tiểu còn đọng lại và làm nhiễm khuẩn trên da.
- Do làn da trẻ quá nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
- Do da trẻ bị nhiễm nấm.
- Do thời tiết nóng nực, độ ẩm cao, khiến trẻ ra quá nhiều mồ hôi gây bít tắc lỗ chân lông.
Dưới đây là một số hình ảnh hăm da ở trẻ
3. Triệu chứng thường thấy của hăm da
Hăm da rất thường xảy ra ở trẻ. Để phát hiện Chỉ cần cha mẹ chú ý hàng ngày nh
Ở thời điểm khởi phát, trên da trẻ sẽ xuất hiện lấm tấm những nốt ban nhỏ có màu hồng nhàn nhạt và thường không sần lên.
Chỉ cần không để ý, các ban nhỏ này sẽ nhanh chóng phát triển lan rộng, sần lên thành từng đám có màu đỏ, hình thành vảy, cảm giác chạm tay vào vùng da này sẽ rất nóng và rát.
Khi trẻ bị hăm, các vùng da tổn thương thường rất nhạy cảm, khi tắm cho bé mẹ sẽ thấy bé không thích mẹ chạm vào các vùng da này, trẻ sợ mẹ lau rửa và thậm chí là đóng bỉm. Hăm ở vùng kín sẽ thường khiến trẻ cảm thấy xót khi đi tiểu và có biểu hiện quấy khóc, khó chịu.
Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng hăm da của bé sẽ có thể lan rộng toàn thân. Nếu các vùng da này gặp phải các loại vi khuẩn có hại, chúng sẽ tiến triển nặng hơn với biệu hiện sưng, tấy, có mụn nước, chảy mủ, viêm loét.
Dưới đây là các hình ảnh hăm da ở trẻ
4. Nguy cơ mắc bệnh hăm da ở trẻ
Cha mẹ nên tìm hiểu yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hăm da ở trẻ để từ đó phòng ngừa bệnh hăm da ở trẻ. Bé có nguy cơ bị hăm da nếu:
- Mặc tã/bỉm quá chật
- Không thường xuyên thay tã/bỉm cho trẻ
- Trước khi mặc bỉm cho trẻ không lau khô cho bé
- Cho bé mang các loại tã/bỉm có chất liệu thô ráp
- Khí hậu ẩm, nóng là như Việt Nam là một trong những nước nhiệt đới là môi trường thuận lợi gây hăm ở trẻ
- Bé bị kích ứng với các loại bột giặt
- Trẻ bị tiêu chảy cấp
- Đổ mồ hôi
- Vệ sinh kém
- Khí hậu nóng, ẩm ở những nước nhiệt đới như Việt Nam là môi trường thuận lợi cho hăm tã xuất hiện
- Không có các yêu tố
5. Hăm da ở trẻ có nguy hiểm không?
Hăm da là bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng của bé nhưng nếu để tình trạng hăm da bị nặng quá cũng để lại những biến chứng nguy hiểm. Mẹ nắm rõ những nguy hại này để tránh những biến chứng này:
- Sút cân, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé: Hăm da làm bé khó chịu, ngứa ngáy, đau rát, cảm giác không ngon miệng dẫn đến việc bé bị sút cân từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất của bé.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nếu tình trạng hăm da bị lâu ngày, trẻ có nguy cơ bị viêm ngược lên đường tiết niệu khiến trẻ khó chịu, ngứa ngáy.
- Giảm chức năng thận: Khi tình trạng hăm da để quá lâu sẽ gây nhiễm trùng đường tiểu dưới lan đến đường tiểu trên dẫn đến viêm thận, suy thận, bể thận.
- Có thể gây ảnh hưởng khả năng sinh sản: Tưởng chừng đơn giản, nhưng nếu các bé bị hăm da không được điều trị dứt điểm để tình trạng nặng, với bé gái bị hăm da nếu không trị dứt điểm gây viêm âm đạo ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Với bé trai, hăm da tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sản gây tổn thương vùng sinh dục có thể dẫn đến viêm hạch vẹn, đái buốt, gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính, gây tác hại cho tinh hoàn
6. Khi nào bé cần được đưa đến bác sĩ?
Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây, cha mẹ cần đưa ngay tới bác sĩ nhi khoa để được điều trị kịp thời:
- Vùng hăm da phát triển lan rộng và không có dấu hiệu cải thiện
- Trẻ quấy khóc và bỏ bú, bỏ ăn, thậm chí có dấu hiệu bị sốt
- Các vùng da tổn thương có dấu hiệu bội nhiễm, sưng tấy, viêm loét, chảy dịch
- Các vùng da tổn thương rớm máu
7. Lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị hăm da
Khi phát hiện các triệu chứng hăm da đầu tiên ở trẻ, cha mẹ nên chú ý hơn tới việc chăm sóc hàng ngay cho bé, cụ thể như sau:
- Thường xuyên dùng nước ấm lau nhẹ nhàng vùng hăm da cho trẻ
- Dành thời gian cho cơ thể bé được “nude” để vùng da tổn thương được lưu thông không khí
- Tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng, dầu gội, kem dưỡng có chứa chất tẩy rửa hoặc thành phần độc hại, gây kích ứng cho da bé
- Duy trì sử dụng các sản phẩm kem bôi chống hăm để tạo lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công và lan rộng của tình trạng hăm da, giúp da mau hồi phục lại trạng thái ban đầu. Lưu ý lựa chọn kem bôi da dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có chiết xuất thảo dược lành tính, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho làn da và sức khỏe của trẻ.
- Ưu tiên cho bé sử dụng quần áo thấm hút mồ hôi tốt.
- Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, tránh ra mồ hôi.
8. Mách mẹ bí quyết chống hăm hiệu quả cho trẻ nhỏ
Hăm da ở trẻ nhỏ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu, ngứa ngáy ở trẻ. Thậm chí ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Vì vậy thay vì loay hoay trị hăm cho con, cha mẹ nên phòng ngừa hăm da thay vì trị hăm. Chỉ cần thay đổi các thói quen dưới đây, việc phòng hăm ở trẻ vô cùng đơn giản:
- Luôn giữ làn da của trẻ khô thoáng
- Thường xuyên thay bỉm cho trẻ. Với trẻ sơ sinh, 2-3 tiếng/ thay một lần. Trẻ lớn hơn 3-4 thay một lần
- Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ cho trẻ
- Sử dụng khăn mềm và nước ấm để lau rửa cho bé
- Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, bột giặt chứa hương liệu gây kích ứng da ở trẻ
Ngoài ra, nên kết hợp sử dụng các loại kem chống hăm hằng ngày. Cha mẹ nên sử dụng các loại kem chống hăm có thành phần tự nhiên, an toàn lành tính như: cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E….
Với mong muốn mang đến cho trẻ nhỏ một sản phẩm chăm sóc da an toàn và hiệu quả, Công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam bào chế thành công sản phẩm bôi da trẻ em Skinbibi có sử dụng tinh chất cúc la mã. có sự kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược (Chamomile recutita), Vitamin (B5, E), chất sát khuẩn (Kẽm Oxide) có công dụng hiệu quả trong việc ngừa hăm da, viêm da, côn trùng đốt, mẩn ngứa và bệnh chàm, ban đỏ ở trẻ nhỏ.
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Skinbibi nói không với corticoid, paraben và các loại chất bảo quản. Do đó cha mẹ có thể yên tâm sử dụng sản phẩm Skinbibi hàng ngày cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Quan trọng hơn cả là tất cả các sản phẩm Skinbibi luôn được Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà kiểm định chặt chẽ và nghiêm ngặt từ khâu lựa chọn nguyên liệu, sản xuất và tới tay người tiêu dùng. Sản phẩm cam kết luôn đặt yếu tố an toàn cho trẻ nhỏ lên hàng đầu.
Mới đây, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên của trẻ, Skinbibi đã cho ra mắt tuýp kem lớn 20 gram. Với thể tích và số lần sử dụng được tăng lên gấp đôi, Skinbibi 20 gram chắc chắn sẽ là sản phẩm không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích cho các mẹ trong việc tìm hiểu về bệnh hăm da ở trẻ để có thể kịp thời phát hiện sớm triệu chứng hăm da, từ đó tìm ra phương pháp chăm sóc khoa học để cải thiện và ngăn ngừa các yếu tố gây hại cho da, đảm bảo sức khỏe toàn diện.