Trị hăm có bằng dầu dừa là phương pháp dân gian lành tính. Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu cần phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, liều lượng sử dụng, cách thức thực hiện…. Bài viết dưới đây, SkinBiBi sẽ cùng các bậc phụ huynh tìm ra đặc điểm, những lưu ý khi sử dụng phương pháp trị hăm này!
Xem thêm: SKINBIBI ĐƯỢC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ CHỨNG NHẬN
Mục lục
1. Tác dụng của dầu dừa trong việc trị hăm
Hăm là tình trạng rất thường gặp ở trẻ. Không khó để nhận biết được bé bị hăm như: vùng da mông, háng, bẹn bị nổi mẩn đỏ, nổi các nốt mụn li ti… Thường ở những vị trí mà có mồ hôi dễ tích tụ dễ bị hăm, ngoài ra có thể do sử dụng bỉm tã kém chất lượng, không vệ sinh….
Khi bị hăm thì các mẹ thường hay chọn đến các mẹo trị hăm để chữa cho con trong đó trị hăm có bằng dầu dừa là một trong những phương pháp được rất nhiều mẹ sử dụng.
Dầu dừa thu được từ cùi của những trái dừa già thông qua các quy trình ép bằng áp suất, lên men hay hiện đại nhất là chiết ly tâm (hay còn gọi là ép lạnh).
Đới vở trẻ em, kể cả với trẻ sơ sinh dầu dừa cũng khá an toàn hầu như không xuất hiện các tác dụng phụ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn khi bôi bất cứ thứ gì lên bé thì các mẹ nên bôi thử một chút lên da của bé và theo dõi.
Đối với trẻ em, dầu dừa được ứng dụng để làm giảm các triệu chứng viêm, xoa dịu tình trạng kích ứng trên da. Trong dầu dừa chứa nhiều axit béo và các thành phần hoạt chất có lợi, được khoa học chứng minh có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, có lợi trong điều trị các bệnh nấm da cũng như hăm tã.
- Axit lauric: Axit lauric được tìm thấy nhiều nhất ở dầu dừa nguyên chất so với các loại thực vật khác (khoảng 48%) có tác dụng kháng khuẩn và điều trị các bệnh da liễu như hăm tã.
- Hợp chất phenolic: Tính năng cơ bản là chống oxy hóa. Ngoài ra, hợp chất này cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả, tránh vi khuẩn xâm nhập vào nốt hăm.
- Beta carotene: Làm sạch các gốc tự do làm tổn thương tế bào, tăng sức đề kháng cho da bé, bảo vệ vùng da hăm khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn.
- Axit Myristic: Axit Myristic mang đặc tính kháng khuẩn, tốt cho quá trình hồi phục làn da hăm trong điều trị.
- Axit Palmitic: Axit Palmitic chất nhũ hóa làm căng bề mặt da, có tác dụng dưỡng ẩm cho vùng da hăm. Từ đó, làm mềm và giúp bề mặt da săn se, kích thích quá trình hình thành lớp màng bảo vệ trên da.
- Các vitamin A, D, E và K cùng các khoáng chất như sắt, canxi, magie: Chống lại các tác nhân oxy hóa, ngăn ngừa kích thích từ môi trường dẫn đến các vấn đề về hăm da.
Ngoài dầu dừa, cha mẹ cũng có thể tham khảo giải pháp trị hăm an toàn với kem bôi da Skinbibi – Không Corticoid, được Bệnh viện Phụ sản Trung ương nghiên cứu và chứng nhận.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
2. Top 4 cách trị hăm có bằng dầu dừa
Việc điều trị hăm và chống hăm bằng dầu dừa như thế nào để đem lại hiệu quả tốt nhất cũng là vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp sử dụng trực tiếp và kết hợp mang lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng hăm tã cho bé.
2.1 Chữa hăm bằng cách thoa trực tiếp dầu dừa lên da
Về cơ bản, dầu dừa thuộc dạng dầu nên khả năng thẩm thấu qua da ở mức khá tốt, giúp làm dịu da, giảm đau. Do đó, các phụ huynh có thể trị hăm có bằng dầu dừa bằng cách bôi dầu dừa trực tiếp lên da bé bằng khăn xô hoặc bông mềm.
Nguyên liệu chuẩn bị: Dầu dừa (5ml) và bông y tế
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch vùng da hăm bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Chú ý mẹ không nên xoa mạnh lên vùng da hăm, tránh tình trạng các nốt hăm bị vỡ.
- Bước 2: Dùng khăn tắm mềm thấm khô nước trên da bé một cách nhẹ nhàng.
- Bước 3: Làm ấm dầu dừa trước khi sử dụng để thoa lên da trẻ em bằng cách hấp cách thủy hoặc sử dụng lò vi sóng.
- Bước 4: Đổ dầu dừa vào bông y tế, thoa lên vùng da hăm cho bé. Mẹ nên massage nhẹ nhàng khoảng 15 phút cho dầu dừa thẩm thấu dần vào da.
Tần suất: Phương pháp này có thể sử dụng 1 lần/ngày và sử dụng liên tục trong 5 ngày
Lưu ý: Khi thoa dầu dừa xong, mẹ không nên mặc tã hoặc quần áo ngay cho bé mà cần chờ đến khi da bé khô thoáng hẳn mới thay bỉm hoặc trang phục mới.
2.2. Trị hăm bằng dầu dừa kết hợp với hoa oải hương
Hoa oải hương chứa lượng tinh dầu không chỉ có mùi thơm dễ chịu mà còn được cho là có tác dụng sát trùng và chống viêm, làm giảm mẩn đỏ vùng da hăm. Tinh dầu oải hương cũng là liều thuốc bổ sung giúp da tổn thương mau lành, sử dụng kết hợp với dầu dừa cho hiệu quả trị hăm tốt hơn. Dó đó các mẹ có thể trị hăm có bằng dầu dừa kết hợp với hoa oải hương.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 5 thìa cà phê dầu dừa
- 1 thìa cà phê tinh dầu oải hương
Cách thực hiện:
- Bước 1: Trộn dầu dừa với tinh dầu hoa oải hương theo tỉ lệ 5:1, khuấy đều tạo thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 2: Để hỗn hợp vào tủ mát khoảng 1 giờ cho đến khi dầu lỏng chuyển sang dạng sáp.
- Bước 3: Trong khoảng thời gian chờ hỗn hợp chuyển sang dạng sáp, mẹ rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn sau đó tiến hành làm sạch vùng da bị hăm cho bé (tắm, rửa với nước ấm hoặc nước muối loãng) rồi lau khô bằng khăn bông mềm.
- Bước 4: Massage nhẹ nhàng vùng da bị hăm bằng hỗn hợp đã chuẩn bị khoảng 10 – 15 phút.
- Bước 5: Rửa lại vùng da vừa thoa hỗn hợp bằng nước sạch để loại bỏ nhờn. Dùng khăn bông mềm lau khô và sau ít nhất 30 phút mới mặc tã mới hoặc thay trang phục mới cho bé.
Tần suất: Phương pháp này có thể áp dụng 1 – 2 lần/ngày sẽ giúp giảm đáng kể tình trạng hăm tã cho bé.
Lưu ý: Khi bỏ hỗn hợp ra khỏi tủ lạnh, mẹ không nên bôi ngay lên da bé, tránh làm bé bị lạnh. Có thể để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng 7 – 10 phút, sau đó mới sử dụng.
2.3. Trị hăm có bằng dầu dừa và bơ hạt mỡ
Bơ hạt mỡ là nguồn dồi dào vitamin A và E dưỡng ẩm cho da hăm không bị khô, mất nước. Các este trong bơ hạt mỡ mang tính chống viêm, làm giảm các kích thích từ môi trường lên các vùng da tổn thương. Kết cấu của hỗn hợp bơ hạt mỡ và dầu dừa cũng có thể làm giảm nhiễm trùng da, giảm sưng viêm do hăm tã cho trẻ em.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 62.5 ml dầu dừa
- 125ml cup bơ hạt mỡ
- 2 thìa sáp ong
- 2 thìa glycerin
- 1 thìa oxit kẽm
- Máy xay, hũ đựng
Cách thực hiện:
- Bước 1: Dùng 62.5 ml (1/4 cup) dầu dừa trộn đều với 125ml (1/2 cup) bơ hạt mỡ và 2 thìa sáp ong thành hỗn hợp đồng nhất.
- Bước 2: Cho lên bếp đun hoặc hấp cách thủy cho đến khi hỗn hợp tan thành dạng lỏng.
- Bước 3: Tắt bếp rồi cho thêm 2 thìa glycerin và 1 thìa oxit kẽm.
- Bước 4: Trộn đều rồi cho vào máy xay đánh nhuyễn cho đến khi thu được dạng kem mềm mịn.
- Bước 5: Đóng vào lọ nhựa hoặc thủy tinh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần.
- Bước 6: Làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Sau đó lấy khăn khô thấm nhẹ nhàng.
- Bước 7: Thoa hỗn hợp vừa làm lên da của bé. Trước khi thoa mẹ lên vệ sinh tay sạch sẽ, cẩn thận.
Tần suất: Dùng ngày 3 lần thoa lên vùng da bị hăm sau khi làm sạch.
Lưu ý: Tương tự phương pháp thoa hỗn hợp dầu dừa + tinh dầu hoa oải hương, mẹ cũng không nên thoa ngay hỗn hợp lấy từ tủ lạnh lên da con. Cần để hỗn hợp ở nhiệt độ phòng 37 độ C khoảng 10 phút trước khi thoa.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
2.4. Chữa hăm bằng dầu dừa và tinh dầu hạt nho
Dầu hạt nho là phụ phẩm từ quá trình sản xuất rượu, sau khi nho được ép lấy nước còn lại các hạt nho sẽ được đưa vào ép lạnh để lấy dầu. Hạt nho có chứa proanthocyanidins oligomeric có khả năng chống oxy hóa cao hơn nhiều lần so với vitamin E và C, hạn chế tối đa da bị thương tổn do hăm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 thìa dầu dừa
- 2 – 3 giọt tinh chất hạt nho
- 200ml nước
- Bình xịt
Cách thực hiện:
- Bước 1: Cho các nguyên liệu với liều lượng như trên vào ca/cốc lớn. Tiếp theo, khuấy đều các nguyên liệu cho đến khi hòa quyện với nhau.
- Bước 2: Dùng phễu đổ nguyên liệu trong ca/cốc vào bình xịt để sử dụng.
- Bước 3: Xịt dung dịch vừa pha lên vùng da hăm và đợi khoảng 15 phút cho da bé khô
Tần suất: Phương pháp này nếu dùng hàng ngày trong thời tiết hanh khô vừa có tác dụng trị hăm hiệu quả vừa dưỡng ẩm tốt cho da bé.
Lưu ý: Cha mẹ nên rửa sạch các dụng cụ chứa dung dịch nước trị hăm như ca/cốc, phễu, bình xịt… để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn.
Các phương pháp sử dụng dầu dừa nhìn chung được đánh giá là an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ em. Tuy nhiên các mẹ vẫn nên chủ động theo dõi tiến triển bệnh cho con để có các biện pháp kịp thời, ngưng sử dụng và hỏi tư vấn của bác sĩ chuyên khoa khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da bé.
3. Trị hăm bằng dầu dừa bao lâu thì khỏi?
Tùy vào tình trạng bệnh, sức đề kháng và cơ địa của từng bé, thời gian điều trị hăm có bằng dầu dừa và cách chăm sóc của các mẹ khác nhau có thể đem lại hiệu quả khác nhau.
Ở giai đoạn hăm tã nhẹ:
Các nốt mẩn đỏ mới xuất hiện, dấu hiệu ngứa rát chưa nghiêm trọng. Lúc này, sử dụng các phương pháp với dầu dừa trong khoảng 2 – 3 ngày đầu sẽ cho thấy kết quả tiến triển rõ rệt. Mẩn đỏ tiêu biến và da bé bắt đầu mịn trở lại.
Ba mẹ có thể kết hợp sử dụng kem trị hăm để tăng hiệu quả điều trị. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm tốt hơn, làm dịu các vết sưng đỏ, còn kem trị hăm có tác dụng làm săn se bề mặt da, hạn chế môi trường ẩm ướt, tránh vi khuẩn phát triển.
Ở giai đoạn hăm tã nặng:
Các nốt đỏ đã phát triển thành sưng viêm, nhiễm trùng nặng, lở loét, chảy mủ, việc sử dụng dầu dừa ở giai đoạn này là không nên.
Theo bác sĩ Trần Thị Thanh Nho – Chuyên khoa 2, Bệnh viện Nhi TW, khi da bé bị hăm nặng hoặc có các biểu hiện như: bé bị sốt cao, xuất hiện vết lở loét, khu vực hăm có mủ, chảy máu, bé bị ngứa nhiều, đau hoặc quấy khóc….thì ba mẹ nên ngưng sử dụng các sản phẩm để đưa con đến bác sĩ thăm khám. Lúc này, việc xác định mức độ hăm da của con hăm để có phương án điều trị mới là điều cần thiết nhất.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
4. Lưu ý khi trị hăm có bằng dầu dừa
Hăm là bệnh lý không quá khó để điều trị, tuy nhiên cần tuân thủ đúng quy trình và phương pháp. Để trị hăm có bằng dầu dừa an toàn, dứt điểm, không để lại biến chứng, cần lưu ý một số điểm sau:
- Xác định nguồn gốc kỹ lưỡng: Sử dụng dầu dừa có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng từ các cơ sở uy tín. Bạn nên chọn loại dầu dừa tách bằng phương pháp ép lạnh (quay ly tâm) sẽ giữ được các dưỡng chất có lợi với liều lượng cao nhất để tăng hiệu quả điều trị.
- Vệ sinh vùng da hăm sạch sẽ: Vùng da hăm có nhiều vi khuẩn, đặc biệt với vùng da ở bẹn, háng sẽ dính cả phân, nước tiểu của trẻ. Do đó, trước khi sử dụng dầu dừa trị hăm, cha mẹ nên vệ sinh vùng da này sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn bám trên da.
- Cần làm khô da: Dùng khăn lau khô vùng da bị hăm cho bé trước khi sử dụng dầu dừa, tránh để ẩm ướt làm nhiễm trùng sâu hơn.
- Lưu ý đến liều lượng sử dụng: Dầu dừa thuộc dạng dầu, vì vậy, nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng da không hấp thụ được. Từ đó dẫn đến tình trạng bí da, bít tắc lỗ chân lông, làm phản tác dụng điều trị.
- Không sử dụng dầu dừa trong thời gian dài: Do cơ địa của một số bé có thể dị ứng với dầu dừa có thể gây mẩn phát ban, kích ứng da… vì vậy nên sử dụng dầu dừa trong khoảng thời gian nhất định, không nên sử dụng trong thời gian dài. Các mẹ chú ý theo dõi các phản ứng, kích ứng, dị ứng của con để xử lý kịp thời.
- Giữ cho khu vực da của bé bị hăm bị luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Trước khi thoa dầu dừa nên để da của bé khô hoàn toàn
- Các mẹ luôn rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn cả trước và sau bôi dầu dừa: Các mẹ thường chủ quan ở khâu này tuy nhiên để bé cso nhanh khỏi hay không thì bước này rất cần thiết.
- Nếu trẻ bị hăm trên 5 ngày xuất hiện các tình trạng tiêu chảy, sốt cao… nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để khám và điều trị đúng cách
Lời khuyên từ chuyên gia: Hiệu quả của phương pháp còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ hăm của từng bé. Do đó, cần phối hợp thêm với các loại kem đặc trị hăm để tăng hiệu quả điều trị hăm da.
5. Có nên chống hăm bằng dầu dừa không?
Hăm tã gây rát ngứa, khó chịu cho trẻ em, điều trị hăm tã không phức tạp nhưng tốn thời gian và cần thận trọng để điều trị dứt điểm. Việc vệ sinh hàng ngày sạch sẽ, phòng ngừa hăm tã cho trẻ cũng rất quan trọng và được ưu tiên hàng đầu thay vì việc điều trị hăm. Vậy có nên chống hăm bằng dầu dừa không?
Việc sử dụng dầu dừa trong thời gian dài có thể gây kích ứng da, nổi mẩn phát ban… vì vậy để đảm bảo an toàn cho bé thì không nên sử dụng chống hăm bằng dầu dừa hàng ngày. Thay vào đó các bạn có thể phòng chống hăm ngay từ đầu bằng cách:
Sử dụng các loại kem chống hăm có thành phần từ thiên nhiên
- Nên cho trẻ “nude” vài tiếng/ 1 ngày, không nên đóng bỉm suốt ngày
- Nên mặc quần áo rộng, thoái mái cho bé như cotton giúp khả năng thấm mồ hôi tốt
- Luôn vệ sinh hàng ngày sạch sẽ cho bé
- Nên chọn bỉm đúng size, đúng kích cỡ
- Nên chọn loại bỉm an toàn, chất lượng cho bé, có khả năng thấm hút tốt, chất liệu an toàn, mềm mại, không gây kích ứng.
- Thay bỉm thường xuyên 4 tiếng/ một lần
Tác dụng của dầu dừa trong phòng chống và điều trị hăm tã cho trẻ em được nhiều gia đình tin tưởng sử dụng. Tuy vậy, cần trị hăm có bằng dầu dừa một cách khoa học, tuân theo liệu trình cụ thể và có sự tư vấn của bác sĩ để tối ưu hiệu quả, phòng ngừa tình trạng tái phát hăm tã.