TRỊ HĂM HIỆU QUẢ – Những điều Phụ huynh NÊN BIẾT

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
11/12/2020

Cập nhật:
31/05/2022

Lượt xem:
2255

2/5 - (1 bình chọn)

Bên cạnh việc để lại thương tổn, hăm da còn có thể làm bé bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc… khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, bất an. Hiểu được điều đó, SkinBiBi đã tổng hợp lại 7 mẹo trị hăm cho bé hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng ngay cho con tại nhà, nhằm cải thiện tình trạng hăm da của bé!

Xem thêm:

1. Tìm hiểu về hăm da

Hăm da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu hăm da ở trẻ bằng mắt thường. Khi bị hăm, các vùng da nhiều nếp gấp, khe kẽ (đùi, mông, bộ phận sinh dục, nách…) sẽ xuất hiện viêm đỏ. Trường hợp hăm nặng, da xuất hiện các vết lở loét, chảy nước, chảy mủ, bé quấy khóc, bỏ bú cả ngày…

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ bị hăm da nhưng phổ biến nhất là:

  • Không vệ sinh sạch sẽ vùng da có nhiều nếp gấp, khe kẽ.
  • Thường xuyên đóng bỉm/tã, ít thay bỉm/tã mới (thường vào mùa đông) làm vùng da bé bị nhiễm trùng, nhiễm nấm.
  • Da trẻ bị dị ứng với chất liệu làm tã, chất liệu quần áo hoặc giấy ướt.
em-be-bi-ham-da
Vùng da của bé xuất hiện các nốt đỏ là một trong những biểu hiện của hăm da

2. 7 mẹo giúp trị hăm cho bé khỏi hoàn toàn chỉ sau 5 ngày

Mặc dù hăm da ở trẻ không quá nguy hiểm nhưng nếu kéo dài tình trạng này có thể khiến bé bỏ bú, quấy khóc, mất ngủ…, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì vậy, cần có những biện pháp chăm sóc, cải thiện hăm da ở trẻ kịp thời.

2.1. Luôn giữ cho bé sạch sẽ và khô ráo

Việc vệ sinh không sạch sẽ hoặc để da bé tiếp xúc với nước tiểu, phân trong tã một thời gian dài là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng hăm da. Do vậy, việc giữ cho bé luôn sạch sẽ, khô ráo là chìa khóa để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

  • Mẹ nên thay bỉm cho bé 3 – 4 tiếng/lần.
  • Trước khi thay bỉm cần vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng nước ấm và khăn bông mềm.
  • Khi vệ sinh mẹ có thể kết hợp massage nhẹ nhàng, tránh chà xát làm xước da bé, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
lam-sach-va-lau-kho-vung-da-ham
Thường xuyên vùng da đóng tã/bỉm là cách giữ da khô thoáng, không tiếp xúc với vi khuẩn, phân, nước tiểu

2.2. Làm thoáng da của trẻ

Vùng da ẩm ướt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Do đó, việc giữ da sạch sẽ, khô thoáng bằng cách hạn chế sử dụng tã/ bỉm, vệ sinh và lau khô da sẽ ngăn vi khuẩn xâm nhập vào các nốt hăm, giúp quá trình điều trị hăm da trở nên thuận lợi hơn.

2.3. Đổi nhãn hiệu tã nếu thấy bé bị kích ứng

Thị trường tã/bỉm phát triển mạnh mẽ với đa dạng nhãn hàng, chất liệu, kích thước… Tùy thuộc vào cơ địa da, các bé sẽ phù hợp với những loại tã/bỉm khác nhau. Do vậy, mẹ cần quan sát, chú ý đến da bé trong những ngày đầu mặc tã/bỉm để tránh tình trạng bị kích ứng khi sử dụng.

Nếu da bé bị kích ứng, mẹ nên đổi sản phẩm khác phù hợp với da trẻ. Phụ huynh nên chọn loại bỉm thoáng khí, mềm mịn, thấm hút tốt và phù hợp với cân nặng của bé.

em-be-dang-mac-ta
Mẹ nên sử dụng kem bôi phòng hăm hàng ngày để bảo vệ con yêu khỏi những tác nhân gây hăm

2.4. Sử dụng tã lớn hơn bình thường cho đến khi hết mẩn ngứa

Sử dụng tã lớn hơn sẽ giúp thu hẹp diện tích tiếp xúc giữa vùng da bị hăm và chất bẩn trong tã lót, giảm ma sát giữa da bé và tã. Nhờ đó, da bé thông thoáng hơn, giảm kích ứng da do mặc tã/bỉm chật. Bé không bị ngứa rát, nổi mẩn đỏ, da không bị trầy xước… nên tình trạng quấy khóc cũng giảm đi rõ rệt.

2.5. Trị hăm cho bé bằng dân gian

Tùy vào tình trạng hăm của trẻ mà phụ huynh có các phương pháp trị hăm cho bé phù hợp. Nếu tình trạng hăm của trẻ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các phương án cải thiện hăm da cho trẻ tại nhà bằng các loại thảo dược tự nhiên dưới đây:

Trị hăm bằng dầu dừa

Dầu dừa chứa nhiều axit béo và các thành phần hoạt chất có lợi, được khoa học chứng minh có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả, có lợi trong điều trị các bệnh nấm da cũng như hăm tã.

Để sử dụng dầu dừa trị hăm cho bé, mẹ có thể bôi dầu dừa trực tiếp lên da bé sau khi đã vệ sinh da sạch sẽ. Sau khi thoa dầu dừa nên massage nhẹ nhàng 15 phút để dầu dừa thẩm thấu trên da tốt hơn.

Chi tiết xem: Top 4 Cách trị hăm tã bằng dầu dừa “DỨT ĐIỂM

Trị hăm bằng sữa mẹ

Sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất như vitamin A, D, B, DHA, acid béo, i-ốt và các kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn và làm lành vết hăm. Mẹ có thể bôi trực tiếp sữa mẹ lên vết hăm của bé theo liều lượng 10ml/lần bôi, lặp lại 1 – 2 lần/ngày. Mẹ làm sạch vùng da bị hăm của trẻ trước khi thoa đều sữa mẹ lên vùng da bị hăm.

Chi tiết xem: Trị hăm bằng sữa mẹ – Những điều cha mẹ nên ghi nhớ

Trị hăm bằng lô hội

Lô hội có đặc tính chống viêm, giàu vitamin E, có tác dụng hiệu quả trong việc kháng khuẩn, tái tạo làn da bị tổn thương do hăm da ở trẻ. Cha mẹ chỉ cần cắt một lát mỏng lá lô hội và thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã hoặc quần áo cho bé.

Trị hăm bằng lá ổi

Lá ổi có chứa 7 – 10% là tanin, 3% nhựa ổi và các loại tinh dầu có lợi cho việc trị hăm da ở trẻ em.

Tại nhà, mẹ có thể đun 100gr lá ổi với khoảng 2 lít nước lọc, rồi dùng khăn vệ sinh vùng da bị hăm của bé bằng nước lá ổi. Mẹ nên vệ sinh da cho con 1 ngày/lần bằng nước lá ổi trong khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng hăm da không thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn phương án điều trị hăm cho bé phù hợp.

Trị hăm bằng trà xanh

Trà xanh có chứa các thành phần hoạt chất tốt cho da như polyphenol, tanin, vitamin B1, B2… có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, tăng cường khả năng tái cấu trúc da và hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng hăm da.

Để sử dụng phương pháp trị hăm cho bé này, mẹ có thể đun 100g lá trà xanh với khoảng 1 – 2 lít nước để tắm cho bé hàng ngày. Chú ý pha nước ấm ở nhiệt độ phòng (khoảng 37 độ) để tránh con bị nhiễm lạnh.

Chi tiết xem: 4 cách trị hăm tã bằng trà xanh “DỨT ĐIỂM”

Lưu ý: Các phương pháp trị hăm cho bé bằng dân gian chỉ nên áp dụng khi tình trạng hăm của bé ở mức độ nhẹ. Trong trường hợp con bị hăm da nặng, lâu ngày không khỏi, cha mẹ không nên tự ý sử dụng phương pháp này mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.

la-cay-tri-ham
Các phương pháp trị hăm từ dân gian có tác dụng nhất định với các trường hợp hăm nhẹ

2.6. Trị hăm cho bé bằng các loại kem bôi

Sử dụng kem bôi hăm cho bé là phương pháp được nhiều phụ huynh và chuyên gia khuyên dùng. Tuy nhiên, lựa chọn sản phẩm nào, sử dụng với tần suất bao nhiêu… không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ. Vì vậy, chúng tôi đã giúp cha mẹ tổng hợp lại những sản phẩm kem bôi da uy tín, an toàn và hiệu quả với trẻ sơ sinh trong phần dưới đây:

SKINBIBI

Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà

Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần: Được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất với tỉ lệ hợp lý:

  • Kẽm oxyd: Ichthammol, bismuth oxyd, glycerol và các chất mỡ trong kẽm oxyd có khả năng thẩm thấu nhanh, giúp se khít bề mặt da, ngăn chặn sự bám dính và phát triển của vi khuẩn.
  • Tinh chất cúc La Mã: Hàm lượng chất bisabolol và hamazulan có trong cúc La Mã có khả năng chống dị ứng, mẩn ngứa, kháng viêm, giảm sưng tấy. Bên cạnh đó, các dưỡng chất quý như acid chlorogenic flavonoids, sesquiterpene… có tác dụng chống nấm, ngăn ngừa các sắc tố có hại cho da, kháng viêm, sát trùng, chống oxy hóa, tái tạo tế bào da sau hăm.
  • Vitamin E và B5: Giúp nuôi dưỡng và chăm sóc da hàng ngày. Nhờ đó, tăng sức đề kháng cho da kháng lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hăm.

Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em (từ 0 tháng tuổi).

Công dụng chính:

  • Phòng chống và cải thiện hăm da.
  • Chống khô da.
  • Chống mẩn ngứa do muỗi, côn trùng đốt, chàm sữa, rôm sảy…

Cách sử dụng kem SkinBiBi chống hăm cho bé:

  • Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và lau khô trước khi thoa kem. Phụ huynh chú ý không để móng tay dài, sắc, tránh va chạm, cào xước da của bé.
  • Bước 2: Lau rửa vùng da hăm bằng nước ấm hoặc giấy ướt chuyên dụng. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô.
  • Bước 3: Dùng một lượng kem vừa đủ để thoa đều lên vùng da bị hăm. Nếu sử dụng vào ban đêm, phụ huynh nên thoa lớp dày để hạn chế lượng kem bị mất đi do chà sát vào quần áo, tã/bỉm.

Tần suất: 3 – 4 lần/ngày.

Giá tham khảo: SkinBiBi có 2 dạng đóng tuýp 10 gram và 20 gram với mức giá tương ứng là 23.500 đồng và 40.000 đồng.

Ưu điểm Nhược điểm
Thành phần được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính, không gây kích ứng.
Mức giá hợp lý.
Tuýp nhựa dễ dàng sử dụng và bảo quản.
kem-boi-da-tri-ham-skinbibi
Kem bôi da trẻ em SkinBiBi là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà với hơn 15 năm xuất hiện trên thị trường

MUSTELA

Nhà sản xuất: Mustela.

Xuất xứ: Pháp.

Thành phần: Chiết xuất trái bơ, dầu hướng dương chưng cất, alcacea oxeoline, kẽm oxyd…

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Thoa một lớp dày vào vùng mặc tã đã được lau khô và làm sạch trước khi mặc tã.

Tác dụng chính: Làm dịu cho làn da kích ứng và ửng đỏ ngay lần đầu tiên sử dụng. Đồng thời, làm sạch và khô da, làm giảm cảm giác khó chịu hàng ngày ngay từ độ tuổi sơ sinh.

Giá tham khảo: 170.000 VNĐ/1 tuýp 50g

Ưu điểm Nhược điểm
Không chứa paraben, phthalate và phenoxyethanol, không gây kích ứng da bé. Mustela có hàng xách tay nên khó kiểm định chất lượng của sản phẩm.
Kem có độ đặc khá dày nên khi thoa dễ để lại vết trắng ở nếp gấp của da.
kem-mustela-tri-ham
Mustela an toàn, hiệu quả để cải thiện chứng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

CHICCO

Nhà sản xuất: Artsana.

Xuất xứ: Ý.

Thành phần: Kẽm oxyd, vitamin E, tinh dầu bơ…

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Bôi kem trực tiếp lên các vùng da nhạy cảm (các khu vực da bị tiếp xúc thường xuyên với tã bỉm). Xoa đều và massage nhẹ nhàng. Nên bôi thường xuyên trước và sau mỗi lần thay tã bỉm hoặc sau khi bé tắm rửa.

Tác dụng chính: Tạo lớp màng bảo vệ ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc, vi khuẩn gây hăm đồng thời có tác dụng dưỡng da, giữ ẩm, nuôi dưỡng nâng cao sức đề kháng cho da bé.

Giá tham khảo:  250.000đ/tuýp 100 ml.

Ưu điểm Nhược điểm
Thành phần từ thảo dược thiên nhiên, không gây kích ứng. Chicco có cả hàng xách tay từ nước ngoài nên khó kiểm định chất lượng sản phẩm.
kem-chong-ham-chicco
Kem trị hăm Chicco được nhiều phụ huynh tin dùng

SUDOCREM

Nhà sản xuất: Actavis.

Xuất xứ: Anh.

Thành phần: Kẽm oxyd, benzyl benzoate, benzyl cinnamate, hypoallergenic lanolin…

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Bôi một lớp mỏng lên da bé, thoa kem đều cho đến khi tan hết.

Tác dụng chính: Ngăn ngừa vi khuẩn, vi nấm gây hăm da và kích thích tái tạo da.

Giá tham khảo: 100.000đ/hộp 60 gram.

Ưu điểm Nhược điểm
Thành phần lành tính, an toàn với da của trẻ. Trơn nhờn, dễ bám dính trên da bé và quần áo.
Không có mùi hương gây khó chịu Sản phẩm có hàng xách tay nên khó kiểm định được chất lượng.
kem-sudocrem-tri-ham
Với trọng lượng 60g, phụ huynh có thể sử dụng kem bôi cho bé trong thời gian dài

BEPANTHEN

Nhà sản xuất: Hoffmann-La Roche AG.

Xuất xứ: Đức.

Thành phần: Dexpanthenol, lanolin, panthenol (provitamin B5)…

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tác dụng chính: Cải thiện hăm da, khô da, viêm da, ngứa, dị ứng đồng thời dưỡng ẩm, nâng cao sức đề kháng cho da.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Vệ sinh da mỗi lần thay tã/bỉm, sau đó thoa Bepanthen Balm xung quanh mông và háng của bé. Đợi kem thẩm thấu hết lên da rồi mặc bỉm/tã mới.

Giá tham khảo: 70.000đ/tuýp 30 gram.

Ưu điểm Nhược điểm
Thành phần không chứa chất độc hại, an toàn với làn da trẻ nhỏ. Sử dụng dạng tuýp thiếc cứng nên khó sử dụng.
Có mùi thơm dễ chịu Dễ bị bẻ gãy, trào ngược kem ra 2 bên thành tuýp.
Kem bôi da dạng mỡ nên có thể gây nhờn, bết dính trên da.
Sản phẩm nhập ngoại nên dễ bị làm giả, làm nhái.
kem-bepanthen-balm-tri-ham
Kết cấu kem dạng mỡ tạo thành lớp màng không thấm nước giúp bảo vệ da bé khỏi vi khuẩn gây hăm

SANOSAN

Nhà sản xuất: Mann & Schröder.

Xuất xứ: Đức.

Thành phần: Tinh dầu olive, protein lactose, panthenol 5%, kẽm oxyd (20%)…

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Sau khi làm sạch và lau khô da bé, dùng 1 lượng vừa đủ thoa lên vùng đóng bỉm và các nếp gấp da (cổ, nách, khuỷu tay) 3 – 4 lần/ngày.

Tác dụng chính: Kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ da bé khỏi những các tác nhân gây hăm đồng thời kích thích tái tạo da, làm lành vết thương.

Giá tham khảo: 115.000đ/tuýp 100ml.

Ưu điểm Nhược điểm
Tăng cường tái tạo da, giúp hỗ trợ trị hăm nhanh, phục hồi vùng da bị tổn thương nhanh. Trơn nhờn, khó rửa, dễ dính trên da.
Không chứa các thành phần gây kích ứng da bé. Dạng đóng tuýp lớn, khó mang theo trong những chuyến đi xa.
kem-sanosan-tri-ham
Sản phẩm có thiết kế bao bì đẹp mắt với 2 màu sắc xanh – hồng

BABY SEBAMED DIAPER RASH CREAM

Nhà sản xuất: Sebapharma.

Xuất xứ: Đức.

Thành phần: Lecithin, dầu mầm lúa mì, panthenol, squalane, titanium dioxide…

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Sau khi tắm cho trẻ xong, lấy một lượng kem vừa phải bôi lên vùng da của trẻ đang bị hăm. Không cần rửa lại với nước.

Tác dụng chính: Phòng ngừa và làm giảm nhanh chứng hăm da do đóng bỉm, bảo vệ da, chống lại các tác nhân gây hăm da.

Giá tham khảo: 189.000 VNĐ/1 tuýp 50ml.

Ưu điểm Nhược điểm
Tác dụng nhanh, hiệu quả tốt. Sản phẩm có hàng xách tay nên khó kiểm định chất lượng.
Thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, an toàn, lành tính cho da bé.
kem-sebamed-baby-rash-cream-tri-ham
Sebamed hoàn toàn chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên

BIOLANE

Nhà sản xuất: Biolane.

Xuất xứ: Pháp.

Thành phần: Hydra-Bleine, panthenol, kẽm oxyd, vitamin E và dầu hạnh nhân.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách sử dụng trị hăm cho bé: Sau khi tắm, lau khô vùng da bị hăm của bé và thoa đều kem một lớp đủ dày.

Tác dụng chính: Kích thích tái tạo, làm săn vùng da bị tổn thương đồng thời có tác dụng sát khuẩn, bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hăm.

Giá tham khảo: 222.000 đồng/tuýp 100ml.

Ưu điểm Nhược điểm
Tác dụng nhanh, hiệu quả tốt. Dạng đóng tuýp với trọng lượng 100ml nên khó mang theo bên mình để sử dụng khi cần thiết.
kem-biolane-tri-ham
Biolane được nhận xét đem đến hiệu quả rõ rệt, cải thiện vùng da bị hăm của bé

3. Trẻ bị hăm khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trẻ bị hăm nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách có thể chữa khỏi hoàn toàn trong vòng 3 – 5 ngày mà không cần đến bác sĩ. Tuy nhiên, nếu thấy bé xuất hiện các biểu hiện sau, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị hăm cho bé phù hợp:

  • Da bé bị phồng rộp, lở loét.
  • Vùng da bị hăm xuất hiện mụn nước.
  • Có rỉ dịch vàng từ các nốt hăm.
  • Vùng da bị hăm ngứa, sưng tấy đỏ khiến bé quấy khóc nhiều, bỏ ăn, bỏ bú cả ngày.
tre-co-dau-hieu-nhiem-trung
Bố mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế nếu con có dấu hiệu nhiễm trùng

4. Những việc cần tránh khi điều trị hăm cho bé

Trong quá trình chăm sóc và điều trị hăm cho bé, để tình trạng hăm da không trở nên nghiêm trọng hơn, cha mẹ cần tránh những việc sau:

  • Sử dụng phần rôm, bột ngô, bột yến mạch…: Các loại bột này dễ gây bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng hăm da của bé nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, các loại bột này có thể tạo điều kiện cho nấm men phát triển, gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé.
  • Tự ý sử dụng thuốc: Phụ huynh không nên tự đoán định tình trạng hăm da của bé và sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Tắm rửa cho bé bằng các sản phẩm có mùi thơm: Chất tạo mùi có trong sữa tắm, giấy ướt… có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm của bé, khiến tình trạng hăm da trở nên tồi tệ hơn.

5. Cách chăm sóc trẻ khi bị hăm da

Da trẻ em chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn. Khi bị hăm da, làn da của bé càng mỏng manh và dễ tổn thương hơn. Vì vậy, cha mẹ cần có cách chăm sóc trẻ đúng cách như sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau mỗi lần thay tã/bỉm cho bé.
  • Không chà xát mạnh lên da bé để hạn chế các nốt viêm bị vỡ, lan rộng sang vùng da khác.
  • Sử dụng nước ấm (khoảng 37 độ C) để vệ sinh vùng da bị hăm của trẻ.
  • Sử dụng khăn lau, giấy ướt mềm, mịn, tránh những loại có cồn, chất tạo hương.
  • Chọn quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt cho bé.
me-tam-rua-nhe-nhang-cho-be
Mẹ nên chú ý không chà sát mạnh khi vệ sinh da bé

6. Cách phòng ngừa hăm da ở trẻ

Mặc dù hăm da không nguy hiểm và khó chữa trị nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sức đề kháng của trẻ và dễ tái phát. Do đó, cha mẹ nên có những biện pháp phòng ngừa hăm da để bảo vệ làn da của bé yêu ở những giai đoạn đầu đời.

  • Vệ sinh da sạch sẽ hàng ngày: Lau sạch phần sữa, thức ăn bé nôn trớ dính ở cổ, vệ sinh vùng kín của bé ngay sau khi bé đại tiện, tắm rửa cho bé hàng ngày…
  • Để da bé thông thoáng bằng cách hạn chế đóng bỉm/tã, thấm khô da trước khi mặc quần áo, tã bỉm mới.
  • Chọn bỉm/tã, quần áo có chất liệu thấm hút tốt, vừa vặn để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng.
  • Thay tã/bỉm cho trẻ sau 2 – 3 giờ hoặc sau khi bé đại tiện.
  • Tuyệt đối không dùng phấn rôm cho vùng da bị hăm, tránh làm bít tắc lỗ chân lông, khó thoát mồ hôi.
  • Sử dụng các loại kem bôi chống hăm hàng ngày để bảo vệ da, ngăn ngừa và phòng chống hăm da tái phát.
boi-kem-phong-ham
Mẹ nên sử dụng kem bôi phòng hăm hàng ngày để bảo vệ con yêu khỏi những tác nhân gây hăm

Chúng tôi hiểu rằng, hăm da ở bé khiến không ít phụ huynh cảm thấy lo lắng, phiền muộn. Vì vậy, SkinBiBi đã tổng hợp những phương pháp trị hăm cho bé, lưu ý khi sử dụng những phương pháp này cũng như cách chăm sóc da cho bé. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc phòng chống và điều trị hăm da cho con yêu!

2/5 - (1 bình chọn)
Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng