Tổng hợp 6 cách trị hăm hiệu quả dành cho bà bầu

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
05/01/2021

Cập nhật:
31/05/2022

Lượt xem:
15092

4.2/5 - (4 bình chọn)

Bà bầu rất dễ bị hăm da nhất là ở 2 tháng cuối thai kỳ gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khó chịu… Vậy phải làm sao để loại bỏ được tình trạng này? Thực hiện ngay 6 mẹo trị hăm cho bà bầu dưới đây để cải thiện ngay tình trạng hăm ở mẹ bầu lại không ảnh hưởng đến thai nhi!

Xem thêm:

1. Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị hăm

Mẹ bầu thường bị hăm da ở các vị trí nhiều nếp gấp, khe kẽ như cổ, nách, dưới ngực, đặc biệt là khu vực háng, bẹn, đùi và vùng mu là vị trí hăm phổ biến nhất ở bà bầu. Do tình trạng hăm ở bà bầu thường xảy ra ở 2 tháng cuối thai kỳ vì vậy lúc này khá khó phát hiện ra bởi lúc này bụng các bà bầu đã rất to dẫn đến việc quan sát khá khó.

Tuy nhiên các mẹ bầu vẫn có thể nhận biết được mình có bị hăm hay không để có phương pháp trị hăm cho bà bầu dựa vào các biểu hiện sau: Mỗi khi vùng háng bị hăm tiếp xúc với nước tiểu hay quần áo sẽ gây xót, đau, khó chịu.

  • Vùng da có nhiều nếp gấp đặc biệt là vùng xung quanh háng, bẹn, vùng mũ bị ửng đỏ, khô rát
  • Nặng hơn thì xung quanh khu vực háng, bẹn, nách, dưới vú có thể kèm các mụn đỏ li ti. Nếu ở vùng bẹn, háng, vùng mũ sẽ có mùi khai 
  • Vùng da bị hăm nhất là vùng háng, bẹn bị hăm khi tiếp xúc với quần áo hoặc nước tiểu sẽ gây đau, xót, khó chịu cho bà bầu
  • Khu vực có các nếp gấp như dưới vú, nách, khủy tay có biểu hiện đỏ da, ngứa và viêm 
  • Một dấu hiệu nữa để nhận biết là khi bị hăm thì sẽ có cảm giác cứng, sần, thô ráp không được mềm mại như vùng da khác
  • Nếu các mẹ bầu thấy xuất hiện các vết loét, chảy máu, dịch tráng và chạm và rất đau thì lúc này tình trạng hăm đã nặng nên xử lý sớm
Trị hăm cho bà bầu
Vùng háng, bẹn là nơi dễ bị hăm nhất ở bà bầu

Khác với trẻ nhỏ, hăm da ở bà bầu dễ bị biến chứng thành bệnh nấm da và hắc lào nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Do vậy, mẹ bầu cần nhận biết hăm da sớm để tránh những biến chứng không mong muốn.

me-bau-bi-man-ngua
Hăm da khiến mẹ bầu cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu

2. Nguyên nhân bị hăm ở bà bầu

Tưởng chừng hăm da chỉ xảy ở độ tuổi từ 0 đến 2 tuổi nhưng khi mang bầu thì tình trạng hăm cũng rất phổ biến ở 2 tháng cuối thai kỳ tức là vào tháng thứ 8, thứ 9 của thai kỳ. Vậy nguyên nhân bị hăm ở bà bầu do đâu? Việc tìm ra nguyên nhân sớm sẽ giúp việc trị hăm cho bà bầu chóng khỏi. Dưới đây là các nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm trong thời kỳ mang thai.

  • Nội tiết tố estrogen thay đổi: Khi mang thai, nội tiết tố nữ estrogen bị ảnh hưởng, khiến cho chị em bị ra mồ hôi nhiều hơn bình thường, đặc biệt ở vùng kín. Điều này làm da bị ẩm ướt do mồ hôi tạo nên môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và hình thành nên hăm da. 
  • Trong thời gian thai kỳ các bà bầu thường bị tăng tiết mồ hôi, da trở nên nhạy cảm hơn với yêu tố từ bên ngoài như sự cọ sát với quần áo, thời tiết nóng bức dẫn đến các vị trí có nhiều nếp gấp như phần háng, bẹn, nách, khủy tay, phần dưới vú sẽ xuất hiện ngứa, vùng da bị ửng đỏ, khô rát
  • Vệ sinh cá nhân qua loa, không cẩn thận: Trong giai đoạn của thai kỳ, thể trạng mẹ bầu rất yếu, dẫn đến mệt mỏi và không thể chăm sóc tốt bản thân. Cũng vì lẽ đó, việc vệ sinh cá nhân đôi khi bị lơ là hoặc vệ sinh nhưng không cẩn thận, sạch sẽ, khiến bụi bẩn và các vi khuẩn tích tụ gây hăm da.
  • Mặc đồ có khả năng thấm hút kém và ẩm ướt: Mẹ bầu có thân nhiệt cao, dễ đổ mồ hôi hơn so với người bình thường. Do đó, nếu mặc trang phục không thấm hút mồ hôi tốt, hoặc ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hăm phát triển. 
  • Môi trường nóng ẩm: Nóng ẩm là môi trường “lý tưởng” để các vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu đổ nhiều mồ hôi hơn. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn, mồ hôi tích tụ ở lỗ chân lông, khiến mẹ bầu mắc chứng hăm da trong thai kỳ. 
estrogen-tang-gay-ra-ham-da
Hàm lượng estrogen trong thai kỳ bị thay đổi là một trong những nguyên nhân gây hăm da ở bà bầu

3. Bà bầu bị hăm có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trên thực tế, mẹ bầu bị hăm da không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Hăm da chỉ gây ảnh hưởng trên bề mặt da, không xâm nhập vào bên trong cơ thể và có thể khắc phục được nếu phát hiện và điều trị kịp thời. 

Tuy nhiên, hăm da, đặc biệt là hăm háng gây nên nhiều phiền toái cho mẹ bầu trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vết hăm còn gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.      

4. 6 mẹo trị hăm cho bà bầu đơn giản, hiệu quả 

Việc trị hăm cho các bà bầu không quá khó khăn nếu như biết cách. Các triệu chứng của hăm da có thể nhanh chóng được cải thiện nếu mẹ bầu áp dụng các biện pháp trị hăm sau: 

4.1. Tuyệt đối không được gãi 

Gãi hoặc chà sát mạnh sẽ giúp các mẹ bầu giảm được cơn ngứa tức thời do hăm da gây ra. Tuy nhiên, nó lại khiến vùng da này dễ bị trầy xước, gây nhiễm trùng và khiến vết hăm lâu lành. Trong tình huống này, để trị hăm cho bà bầu, thay vì gãi, các mẹ bầu có thể thực hiện một động tác khác an toàn hơn là xoa nhẹ nhàng quanh các vùng da bị hăm để giảm ngứa.

gai-ngua-lam-vet-thuong-nang-hon
Khi bị hăm da mẹ bầu không nên gãi vì có thể khiến cho các vết thương nặng và lan rộng hơn

4.2. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín là cách trị hăm cho bà bầu hiệu quả

Như chúng ta đã biết, vùng kín luôn là vùng ẩm thấp, nhiều mô hôi, đặc biệt đối với các mẹ bầu bộ phận vùng kín càng dễ đổ mồ hôi hơn nữa dẫn đến tình trạng hăm da. Chỉ cần để “cô bé” luôn sạch sẽ, khô thoáng để cách đơn giản và hiệu quả nhất đê tránh viêm nhiễm, nấm ngứa, hăm da. Vì vậy các mẹ bầu cần phải biết vệ sinh vùng kín đúng cách.

  • Bước 1: Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước ấm.
  • Bước 2: Mẹ bầu ngồi trên bồn cầu sau đó làm ướt vùng kín với nước
  • Bước 3: Cho vào lòng bàn tay một lượng dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, sau đó tạo bọt và thoa rửa nhẹ nhàng bên ngoài vùng kín, rồi rửa lại bằng nước sạch. 
  • Bước 4: Lau khô vùng kín bằng khăn mềm, sạch trước khi mặc lại quần lót. 

Lưu ý khi vệ sinh vùng kín: 

  • Mẹ bầu nên rửa vùng kín 1 – 2 lần/ngày để đảm báo cô bé luôn sạch sẽ, không có mùi hôi khó chịu và hạn chế nguy cơ hăm da. 
  • Môi trường âm đạo có độ pH từ 3.8 – 4.5 nên khi lựa chọn dung dịch vệ sinh, mẹ bầu nên lựa chọn các loại có độ pH nằm trong khoảng này. 
  • Tránh vệ sinh vùng kín bằng xà phòng hoặc sữa tắm chứa nhiều chất tẩy rửa.
  • Khi vệ sinh vùng kín cần thực hiện tuần tự từ trước ra sau để toàn bộ vùng kín, mông, hậu môn đều được làm sạch.
  • Khi rửa “cô bé” không thụt rửa quá sâu vào trong âm đạo vì có thể làm mất cân bằng độ pH bên trong và gây tổn thương vùng kín.
  • Thay quần lót hàng ngày, giặt và phơi quần áo nơi có nắng, không mặc quần lót ẩm ướt, không thấm hút mồ hôi hoặc có kích thước không vừa vặn.
  • Vệ sinh vùng kín bằng giấy mềm, không chứa chất tạo mùi thơm ngay sau khi đi đại tiểu tiện. 
tam-ve-sinh-vung-kin-thuong-xuyen
Thường xuyên vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ làm giảm tình trạng hăm da ở gần bộ phận sinh dục và hai bên háng cho mẹ bầu

4.3 Chọn quần áo thoải mái

Nhiệt độ các bà bầu thường cao hơn so với người bình thường vì vậy để tránh tình trạng mồ hôi xuất hiện các nếp gấp thì cách trị hăm cho bà bầu đơn giản đó là nên chọn quần áo để mặc, ngoài kiểu dáng phù hợp, các mẹ bầu cũng nên chú ý đến kích cỡ và chất liệu để giúp cơ thể luôn được khô ráo, từ đó, tình trạng hăm da cũng được cải thiện rõ rệt. 

  • Kích cỡ: Mẹ bầu nên chọn loại quần áo có size rộng hơn bình thường, tránh việc các đường may trên quần áo cọ xát vào vết hăm gây đau. Mặt khác, càng về cuối thai kỳ thì kích thước vòng ngực cũng như vòng bụng của mẹ càng lớn, mặc quần áo rộng sẽ giúp bé phát triển tốt nhất.
  • Chất liệu: Mẹ bầu nên chọn quần áo có chất liệu bằng cotton 100%, vì đây là loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giúp da mẹ luôn khô thoáng không bị hăm và cũng không lưu lại mùi cơ thể khó chịu.
me-bau-mac-do-rong-rai-mem-mai
Mẹ bầu nên chọn quần áo có chất liệu thoáng mát để làm giảm tình trạng ẩm ướt do mồ hôi cơ thể tiết ra gây hăm da

4.4. Chế độ ăn uống hợp lý

Khoa học đã chứng minh thực phẩm cũng là một trong những yếu tố gây hăm da ở bà bầu và việc bổ sung các thực phẩm không hợp lý cũng có thể khiến việc điều trị hăm cho bà bầu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bên cạnh vệ sinh sạch sẽ, lựa chọn quần áo thoải mái, mẹ bầu cũng cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống.

Các thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị hăm da:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Trứng, gan động vật, khoai lang, cà rốt, đậu mắt đen, bông cải xanh…
  • Thực phẩm giàu chất xơ: Bột yến mạch và ngũ cốc, táo, quả bơ…
  • Thực phẩm giàu vitamin D, axit linoleic: Cá biển, sữa, cá mòi…

Sở dĩ mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm này vì cả vitamin A, D, axit linoleic và chất xơ đều có đặc tính chống viêm và dị ứng trên da, làm tăng sức đề kháng cho da. Ngoài thực phẩm, mẹ bầu cũng nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để da căng mịn, không bị thô ráp hay bong tróc khi đông về.

thuc-pham-giau-vitamin-A
Bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin A sẽ giúp mẹ bầu cải thiện được tình trạng hăm da

Các thực phẩm mẹ bầu không nên ăn khi bị hăm da:

Khi bị hăm da mẹ bầu không nên ăn các thực phẩm có tính axit. Axit có trong các loại thực phẩm này sẽ làm vết hăm ngày càng lan rộng và tiến triển nặng hơn.

  • Thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ.
  • Hoa quả có chứa nhiều axit như cam chua, chanh, quất…
  • Đồ uống có có ga, hoặc chứa chất kích thích như cà phê, rượu. 
mon-an-cay-nong
Mẹ bầu ăn nhiều đồ ăn cay nóng có thể khiến cho các vết hăm phát triển mạnh hơn

4.5. Sử dụng các loại kem trị hăm

Bên cạnh việc vệ sinh sạch sẽ, ăn uống hợp lý, dùng kem trị hăm cũng được đánh giá là một trong những phương pháp trị hăm cho bà bầu hiệu quả. Một số kem chống hăm được nhiều thai phụ tin dùng có thể kể đến như SkinBiBi, Silkron, Gentrisone, Dipolac G…

Trong các sản phẩm trên, Silkron, Gentri-Sone, Dipolac G… có thành phần chủ yếu là các chất hoá học. Nếu sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Do vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng. Các mẹ bầu nên tìm các loại kem trị hăm có thành phần tự nhiên, lành tính như:

  • Nên chọn các loại kem trị hăm có thành phần là kẽm oxide, lanolin, petrolatum, paraffin…
  • Không nên chọn các loại kem trị hăm có chứa chất bảo quản, corticoid
  • Nên chọn các loại kem trị hăm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, những công ty uy tín và được các chuyên gia tin dùng
kem-tri-ham-skinbibi-an-toan-cho-me-bau
SkinBiBi là loại kem chống hăm cho bà bầu an toàn và lành tính

Riêng với kem bôi SkinBiBi, đây là sản phẩm có thành phần được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất như cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E, B5… nên an toàn và lành tính cho mẹ bầu. Sản phẩm không chứa corticoid, paraben, cồn… gây hại cho da. Do đó, mẹ bầu có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không lo sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. 

SkinBiBi có công dụng hiệu quả trong việc kháng viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh các triệu chứng sưng ngứa do hăm da gây ra. Đồng thời, giúp dưỡng ẩm, chăm sóc và tái tạo da các vùng da bị thương tổn, giúp vết thương mau lành sẹo. 

Các mẹ chỉ cần rửa sạch tay trước khi thoa kem bôi da trẻ em SkinBiBi. Sau đó vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị hăm và dùng khăn bông mềm thấm khô. Lấy một lượng vừa đủ kem SkinBiBi ra tay và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm. Massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu trên da. 

Lưu ý:

  • Thoa kem bôi da trẻ em SkinBiBi 2 – 3 lần/ngày lên vùng da bị hăm để đạt hiệu quả trị hăm tốt nhất.
  • Không bôi SkinBiBi lên vùng da bị bội nhiễm, chảy nước.  

4.6. Trị hăm cho bà bầu bằng dân gian 

Với những mẹ bầu bị dị ứng với các thành phần kháng viêm trong một số loại kem trị hăm có thể cân nhắc áp dụng các biện pháp trị hăm bằng dân gian. Phương pháp này có ưu điểm là giá thành thấp, nguyên liệu dễ tìm kiếm. 

Các cách trị hăm bằng dân gian thường được các mẹ bầu truyền tai nhau bao gồm:

CHỮA HĂM BẰNG LÁ ỔI

la-oi-giup-tri-ham-hieu-qua
Lá ổi là loại thảo dược dân gian được nhiều mẹ bầu dùng để cải thiện tình trạng hăm da trong thai kỳ

Lá ổi có chứa 7 – 10% là tanin, 3% nhựa ổi và các loại tinh dầu có lợi cho việc cải thiện hăm da ở phụ nữ mang thai. Các thai phụ có thể đun nước lá ổi để tắm rửa và vệ sinh da hàng ngày. 

Để trị hăm cho bà bầu, chỉ cần 10 lá ổi, 1 thìa muối. Sau đó lá ổi đem rửa sạch bụi bẩn, vớt ra rổ cho ráo nước. Cho lá ổi vào nồi đun sôi với 3 lít nước trong khoảng 15 phút. Khi thấy nước ngả sang màu vàng nâu thì tắt bếp. Để nước lá ổi nguội bớt rồi chắt ra thau nhỏ dùng để vệ sinh các vùng da bị hăm. Thực hiện 1 – 2 lần/ngày.

LÁ KHẾ

la-khe-tuoi-giup-tri-ham
Dân gian thường dùng lá khế giã nát đắp lên da để trị hăm cho mẹ bầu

Theo Đông y, lá khế có chứa các hợp chất thực vật như gallic acid, quercetin, epicatechin… có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm ngứa do hăm tã gây ra. 

Để trị hăm cho bà bầu, các mẹ chỉ cần chuẩn bị 5 lá khế, 1 thìa muối. Sau đó đem lá khế ngâm và rửa sạch với nước muối pha loãng, rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Cho lá khế vào cối giã thật nát. Vệ sinh sạch sẽ các vùng da bị hăm và lau khô. Đắp lá khế đã giã nát lên các vùng da này. Thư giãn trong khoảng 15 – 30 phút rồi rửa sạch lại với nước. Chỉ cần đắp 1 lần vào buổi tối các vết hăm sẽ thuyên giảm

TRỊ HĂM HIỆU QUẢ BẰNG LÁ TRẦU

la-trau-khong-tri-ham
Lá trầu không vừa có công dụng trị hăm da vừa cấp ẩm nuôi dưỡng làn da mẹ bầu mềm mại hơn

Cũng giống như lá ổi và lá khế, trong lá trầu cũng có chứa chất kháng sinh mạnh với một số loại vi khuẩn như trực trùng coli, tụ cầu… Bên cạnh đó, hàm lượng tinh dầu trong lá trầu khá cao, từ 0.8 – 1.8% có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ vi khuẩn hăm làm tổn thương da. 

Căc mẹ bầu cần chuẩn bị 10 lá trầu không, 1 thìa muối. Lá trầu không đem rửa sạch với nước muối loãng, rồi vớt ra rổ để cho ráo nước. Cho lá trầu không vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong 5 phút. Để cho nước nguội bớt rồi mẹ dùng khăn bông mềm thấm nước và thoa nhẹ nhàng lên các vùng da bị hăm. Thực hiện 2 lần/ngày.

LÁ LỐT GIÚP TRỊ HĂM CHO BÀ BẦU HIỆU QUẢ

la-lot-tri-ham
Lá lốt cũng là loại thảo dược trị hăm da được nhiều mẹ bầu tin dùng

Nghiên cứu cho thấy trong lá lốt có chứa nhiều beta – caryophylen, benzyl axetat có tác dụng kháng viêm, giảm đau tự nhiên mà không gây ra tác dụng phụ như các loại thuốc tân dược thông thường. Vì thế, đây cũng là loại thảo dược được rất nhiều mẹ bầu sử dụng để trị hăm da.

Rửa sạch 10 lá lốt, 1 thìa muối hột. Sau đó pha nước muối loãng để rửa sạch lá lốt. Cho vào cối hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi dùng miếng vải để lọc lấy nước cốt lá lốt. Cho thêm chút muối vào nước cốt lá lốt trộn đều. Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm rồi thoa 1 lớp nước cốt lá lốt lên. Đợi 3 – 5 phút cho nước cốt lá lốt khô lại, không rửa lại với nước. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

Lưu ý: 

  • Các phương pháp tắm lá dân gian chỉ có tác dụng tại thời điểm sử dụng, đó là làm sạch bề mặt da. Vì vậy, phương pháp này chỉ có hiệu quả với mẹ bầu bị hăm nhẹ. Nếu mẹ bầu bị hăm nặng, nên thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.
  • Nếu mẹ bầu có làn da nhạy cảm, trước khi sử dụng các phương pháp dân gian, cần chú ý thử ra tay trước. Từ đó, tránh tình trạng dị ứng, kích ứng với các thành phần của lá. 

Tình trạng ngứa rát kèm theo mùi khó chịu khi da bị hăm sẽ đem đến nhiều phiền toái cho mẹ bầu. Với những chia sẻ về trị hăm cho bà bầu của SkinBiBi, hy vọng các mẹ đã có thêm kinh nghiệm trong việc loại bỏ hăm da hiệu quả. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể điền form tại đây để được các chuyên gia giải đáp thắc mắc.  

4.2/5 - (4 bình chọn)
Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng