Hỏi: Chào chuyên gia, cháu nhà tôi bị sưng đỏ vùng bẹn (phần đóng bỉm). Tôi có lên mạng tìm hiểu và có biết đến phương pháp trị hăm bằng phấn rôm. Tuy nhiên, có 2 luồng thông tin là phương pháp này trị được và không thể trị hăm. Vì vậy, tôi muốn hỏi bác sĩ nên hay không nên sử dụng phấn rôm để trị hăm cho con?
Đáp: Theo Bác sĩ da liễu chuyên khoa II Trần Thị Thanh Nho, Thực tế, sử dụng phấn rôm là thói quen của nhiều cha mẹ để phòng ngừa rôm sảy do tác dụng kiềm mồ hôi. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp được khuyến khích để trị hăm da. Một số thành phần trong phấn rôm có thể gây kích ứng với da bé. Đồng thời, việc sử dụng phấn rôm không đúng cách có thể khiến bé gặp thêm những vấn đề khác về da. Cụ thể:
Mục lục
Thành phần của phấn rôm gồm những gì?
Phấn rôm là một loại bột màu trắng có nhiều công thức hoá học khác nhau tùy thuộc vào nơi sản xuất. Tuy nhiên, thành phần chính không thể thiếu của phấn rôm vẫn là bột talc có thành phần cấu tạo chủ yếu là silicat magnesium ngậm nước được chế thành dạng bột phấn. Ngoài ra trong phần rôm còn có muối canxi, muối kẽm, chất béo và một số chất tạo mùi thơm.
Trong đó bột talc có khả năng hút ẩm cao nên thường được dùng để thoa vào các vùng da có nếp gấp và mồ hôi như cổ, bẹn, nách cho bé để tránh hăm da và các bệnh về da do da ẩm ướt gây nên.
Ngoài ra, Phấn rôm còn có tác dụng ngăn mồ hôi tiết ra từ đó giúp da của bé thông thoáng bởi vậy các bố mẹ thường thoa phấn rôm lên da bé sau khi tắm xong giúp da bé nhanh khô, không bị ngữa
Trên thực tế, rất nhiều cha mẹ đã sử dụng phấn rôm để trị hăm da cho bé. Tuy nhiên, phấn rôm chỉ thực sự tốt khi dùng đúng liều lượng và đúng vùng da. Bởi vậy các bậc phụ huynh tự ý bôi phấn rôm cho bé khi bị hăm là việc làm rất nguy hiểm. Tại sao lại vậy? Chi tiết sẽ được trả lời phần tiếp theo.
Tại sao không nên trị hăm bằng phấn rôm?
Tại sao các chuyên gia lại khuyến cáo không nên dùng phấn rôm để trị hăm? Bởi phấn rôm có khả năng gây bí lỗ chân lông của bé. Ngoài ra còn có rất nhiều tác hại không lường hết được nếu bố mẹ không biết. Cụ thể
Tác hại của sử dụng phấn rôm để trị hăm
Phấn rôm nếu như dùng không đúng cách có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng tới hô hấp trên: Phấn rôm ở dạng bột mịn mỏng, trọng lượng rất nhẹ nên dễ bị khuếch tán trong không khí khi có gió. Nếu trẻ sơ sinh không may hít phải nhẹ có thể bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi… Trường hợp nặng hơn (do hít phải phấn rôm nhiều trong thời gian dài) có thể gây viêm phế quản, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản… rất nguy hiểm.
Gây bít tắc lỗ chân lông: Bôi quá nhiều phấn rôm lên da sẽ làm bít lỗ chân lông, khiến mồ hôi của bé không thoát ra được bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân dễ khiến da bị hăm, viêm nhiễm.
Ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục của trẻ: Theo Báo Tuổi trẻ, sử dụng phấn rôm thoa vào phần bụng dưới dễ làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng gấp 4 lần so với bình thường. Theo số liệu thống kê, cứ 70 trẻ sử dụng phấn rôm, có 1 trẻ bị u ác tính ở buồng trứng.
Ở bé gái, hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong thông với phía ngoài. Vì vậy, bụi phấn từ phấn rôm có thể dễ dàng thâm nhập vào hố chậu thông qua “vùng kín”, cổ tử cung và ống dẫn trứng gây ra viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư phát triển.
Với những tác hại kể trên, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ tuyệt đối không nên trị hăm bằng phấn rôm. Nếu sử dụng phấn rôm để trị rôm sảy, chỉ nên bôi vùng lưng, mông của trẻ. Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên mặt, mũi, các vùng có nếp gấp và vùng gần với “vùng kín”.
Cách sử dụng phấn rôm đúng cách
Để tránh những rủi ro và biến chứng các mẹ cần lưu ý sử dụng phấn rôm đúng cách. Cụ thể
- Tuyệt đối không bôi phấn rôm lên mũi, mặt, các bộ phận kín trên cơ thể bé như đùi, bụng dưới, quanh âm hộ: Đây là các vùng da dễ đổ mồ hôi, nếu xoa trong quá trình chăm sóc sẽ da bị bí bách gây viêm và hăm da.
- Không nên thoa phấn rôm lên cổ bởi đây là vị trí gần mũi nên bé có thể sẽ hít phải dẫn đến bệnh hô hấp ở trẻ
- Chỉ lên bôi phấn rôm ở lưng và mông cho bé. Khi bôi phấn rôm, các mẹ đổ một ít vào lòng bàn tay sau đó thoa đều rồi mới từ từ xoa nhẹ nhàng lên da của con. Không đổ trực tiếp phấn rôm lên cơ thể bé.
- Tuyệt đối không trị hăm bằng phấn rôm cho bé bởi gây tắc lỗ chân lông, bí bách da dẫn đến tình trạng hăm nặng hơn
Các cách trị hăm mà bố mẹ có thể áp dụng
Thay vì trị hăm bằng phấn rôm vừa không an toàn vừa không mang lại hiệu quả như mong đợi, các bậc phụ huynh có thể chuyển sang áp dụng những phương pháp khác an toàn và lành tính hơn như trị hăm bằng nguyên liệu tự nhiên và dùng kem bôi đặc trị:
- Tinh bột ngô: Trong tinh bột ngô có hàm lượng chất xơ và các vitamin nhóm B giúp nuôi dưỡng và chăm sóc làn da đang bị hăm. Để sử dụng phương pháp này, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da hăm. Sau đó, cha mẹ có thể thoa một lớp bột mỏng lên da bé. Đợi khoảng 5 – 10 phút, mặc lại quần áo hoặc đóng tã/bỉm mới.
- Dầu dừa: Hàm lượng axit lauric với khả năng kháng khuẩn tốt sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn hăm lan rộng trên da. Phụ huynh chỉ cần vệ sinh vùng da hăm của con sạch sẽ, sau đó thoa một lớp mỏng dầu dừa. Bạn có thể massage nhẹ nhàng để các tinh chất có lợi thẩm thấu sâu vào trong da bé.
- Kem bôi đặc trị: Các loại kem bôi đặc trị với các thành phần chiết xuất thiên nhiên vừa an toàn cho da bé, vừa giúp trị hăm hiệu quả. Phụ huynh nên chọn các sản phẩm không chứa paraben, corticoid, cồn có độ pH 5.5 để tránh kích ứng, an toàn làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Ưu tiên phòng chống hăm
Trị hăm bằng phấn rôm là một trong số nhiều cách mà các bố mẹ hay có thói quen chữa hăm tại nhà cho bé. Thực tế, hăm da xảy ra do việc vệ sinh da không sạch sẽ. Khi bị hăm, bé thường có những biểu hiện như quấy khóc, bỏ bú, bỏ bữa… ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vì vậy, để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đồng thời giúp bé tránh khỏi bệnh hăm da, cha mẹ nên có biện pháp phòng hăm trước. Cụ thể:
Hạn chế dùng bỉm cho bé trong thời gian dài: Thói quen đóng bỉm cả ngày khiến mồ hôi và chất thải tiết ra tích tụ lại khiến da bé bị nhiễm khuẩn, dễ bị hăm. Để tránh tình trạng này, cha mẹ nên cho bé bỏ bỉm trong khoảng 30 – 60 phút/ngày để da được thông thoáng.
Thay tã thường xuyên nếu như vẫn còn dùng tã vải: Sau khoảng 2 – 3 tiếng, cha mẹ nên thay tã cho trẻ một lần để giảm thiểu nguy cơ bị hăm tã và phát ban da. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ tiểu tiện hoặc đại tiện ra tã, phụ huynh nên lập tức thay tã, vệ sinh sạch sẽ. Việc này giúp da trẻ không tiếp xúc với phân hoặc nước tiểu trong thời gian dài, hạn chế vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng, dẫn đến da bị hăm nghiêm trọng hơn.
Chọn bỉm phù hợp với làn da: Trên thị trường có nhiều loại bỉm khác nhau. Tuy vậy, không phải loại bỉm nào cũng phù hợp với làn da của bé. Nếu sau khi đóng bỉm thấy trẻ có biểu hiện ngứa ngáy, khó chịu, hăm da, cha mẹ nên đổi bỉm mới.
Vệ sinh các vùng da dễ bị hăm thường xuyên: Các vùng da dễ bị hăm thường là các vùng có nếp gấp như: cổ, bẹn, nách, háng… Nếu không làm sạch, nguy cơ bị hăm rất cao. Chính vì vậy, mỗi ngày cha mẹ nên dùng nước ấm sạch để vệ sinh các vùng này cho bé. Sau vệ sinh nên dùng khăn lau khô trước khi mặc quần áo hoặc đóng bỉm mới.
Giữ cho vùng da bé thông thoáng, mát mẻ: Đây là một trong những cách giúp loại bỏ hăm tã từ căn nguyên. Khi lựa chọn quần áo mặc cho trẻ cha mẹ nên lựa chọn quần áo được làm từ chất liệu cotton, sẽ giúp điều hoà và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm để ngăn ngừa các yếu tố gây hại và bảo vệ da bé toàn diện mỗi ngày.
Nhìn chung, trị hăm bằng phấn rôm là phương pháp ít được khuyến khích vì có thể khiến trẻ gặp thêm nhiều những vấn đề khác về da cũng như sức khỏe. Muốn trị hăm hiệu quả, các bậc cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị hăm từ tự nhiên, dùng kem bôi trị hăm, đồng thời, đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.