Trị hăm tã bằng lá trầu không AN TOÀN – HIỆU QUẢ

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
04/12/2020

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
3221

1/5 - (1 bình chọn)

Trị hăm bằng lá trầu không là phương pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn cho bé. Tuy nhiên, trên thực tế, việc nắm rõ liều lượng, cách dùng của lá trầu không sẽ đem đến những hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, SkinBiBi sẽ giới thiệu đến các bậc phụ huynh phương pháp trị hăm dân gian này. 

Xem thêm: SKINBIBI ĐƯỢC BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NGHIÊN CỨU VÀ CHỨNG NHẬN

1. Vì sao nói lá trầu không có tác dụng trị hăm hiệu quả?

Hăm da ở trẻ là tình trạng da bé bị mẩn đỏ, nổi nốt, nếu nặng có thể bị lở loét ở các vùng có nhiều nếp gấp như nách, bẹn, mông, cổ, háng, bộ phận sinh dục. Nguyên nhân hăm chủ yếu là do bị dị ứng với tã/ bỉm, phân, nước tiểu đọng lại trong tã bỉm, do cha mẹ không thay tã cho con….

Để trị hăm da cho trẻ thì có nhiều cách trong đó sử dụng các loại lá cây, thảo dược như lá trầu không đang được các mẹ áp dụng rất phổ biến bởi  trị hăm bằng lá trầu không an toàn, lành tính. Trầu không có tên khoa học là Piper Betle. Loại cây này xuất hiện ở Ấn Độ và nhiều quốc gia Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Trên thực tế, trầu không ở Việt Nam có 2 loại: trầu mỡ và trầu quế.  

Theo Đông y, trầu có tính cay nồng, ấm, mùi hắc. Loại cây này có tác dụng làm săn da, lành vết thương đồng thời có tính kháng khuẩn cao. Theo Tây y hiện đại, trong lá trầu không có các thành phần dược liệu quý, điều trị được hăm da: 

  • Hàm lượng tinh dầu cao (0.8 – 1.8%): Mang lại vị thơm đặc trưng và tính cay nóng có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ vi khuẩn hăm làm tổn thương da. 
  • Hợp chất phenolic (chavicol, betel-phenol, phenolic): Phenolic có tác dụng chống nhiễm trùng, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Khả năng chống oxy hóa của trầu không giúp làm lành vết thương nhanh. Nhờ vậy, lá trầu không hiệu quả trong trường hợp điều trị các nốt viêm bị vỡ do hăm tã.  
  • Chất kháng sinh mạnh: Trong lá trầu không có chất kháng sinh mạnh với một số loại vi khuẩn như trực trùng coli, tụ cầu… Theo nghiên cứu của bộ môn Ký sinh Đại học Y Dược Hà Nội 1956, sử dụng lá trầu không giúp ngừa vi khuẩn phát triển trong hăm tã. 

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Lá trầu không có công dụng trị hăm rất tốt
Lá trầu không được công nhận có tác dụng trị hăm da theo cả Đông và Tây y

2. Top 2 cách trị hăm bằng lá trầu không

Để trị hăm tã, trầu không được nấu thành nước tắm hoặc giã nhỏ đắp vào vết hăm. Mỗi phương pháp có cơ chế tác động vào vết hăm khác nhau, tuy nhiên, đều có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn, hạn chế tình trạng hăm ở da bé. 

2.1. Trị hăm tã bằng cách tắm lá trầu không

Khi đem lá trầu không nấu thành nước tắm, hàm lượng tinh dầu ở lá sẽ hòa tan trong nước. Đặc biệt, với nước ấm, tinh dầu càng dễ hòa tan hơn, đem theo những dưỡng chất quý trong lá. Vì vậy, tắm lá trầu không là lựa chọn tốt để trị hăm tại các vùng da trên toàn bộ cơ thể bé.  

Lá trầu không nên được rửa sạch và đun trong nồi đảm bảo vệ sinh
Khi trị hăm tã bằng lá trầu không, các dụng cụ nấu nước lá trầu không (nồi, ấm đun) đảm bảo vệ sinh sạch sẽ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trầu không: 3 – 4 lá 
  • Nước lọc: 1.5 lít 
  • Muối trắng: 1 thìa 
  • Thau to, khăn sạch  

Các bước trị hăm bằng lá trầu không

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không. Chú ý không rửa quá mạnh tránh làm mất tinh dầu quý có trong lá. 
  • Bước 2: Cho lá trầu không vào thau nước muối loãng và ngâm khoảng 5 phút để loại bỏ vi khuẩn. 
  • Bước 2: Cho 1.5 lít nước vào nồi (ấm siêu tốc) đun đến khi sôi. 
  • Bước 3: Hòa 1 thìa muối vào nước sôi vừa đun và để nước nguội tự nhiên (khoảng 37 độ C). 
  • Bước 4: Chắt lấy nước lá đun ra thau to để tắm cho bé. 

Cách tắm lá trầu không cho bé: 

  • Bước 1: Thử nước tắm bằng tay của mình. Nếu nước có độ ấm vừa phải, từ từ đặt bé vào thau nước. 
  • Bước 2: Tay phải đỡ phần cổ của bé, tay trái sử dụng khăn thấm nước, lau nhẹ nhàng lên vết hăm. 
  • Bước 3: Khi tắm xong, đỡ bé lên và sử dụng khăn khô để làm sạch nước tắm trên cơ thể bé. Chú ý dùng khăn thấm nhẹ nhàng trên da, đặc biệt là vùng da hăm. 

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Tắm lá trầu không không nên quá lâu gây bỏng rát
Thời gian tắm lá trầu không kéo dài quá lâu tránh tình trạng bỏng rát da do hàm lượng tinh dầu cao

Tần suất thực hiện và lưu ý: 

Phương pháp tắm lá có thể được thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 4 ngày sẽ thấy các vết hăm bớt sưng đỏ. Nhiệt độ nước khi tắm lá trầu không cho bé nên ở mức cân bằng với nhiệt độ phòng (khoảng 37 độ C). Mức nước vừa phải này tránh làm bỏng da bé hoặc tránh làm bé bị lạnh khi tắm. 

2.2. Trị hăm bằng lá trầu không giã đắp và vết hăm

Để đắp lá trầu không cần giã nhỏ lá và sử dụng băng gạc, quấn vào vết hăm. Khi giã lá, lượng tinh dầu trong lá cũng vì vậy mà thoát ra. Tinh dầu lúc này thẩm thấu trực tiếp qua da khi đắp lá, tác động vào vết hăm. Nhờ vậy, hạn chế vi khuẩn phát triển và lan ra các vùng da khác. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trầu không: 1 – 2 lá 
  • Muối trắng: 1 thìa cà phê 
  • Nước: 10ml 
  • Bộ chày cối giã, băng gạc 

Các bước trị hăm tã bằng lá trầu không

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, chú ý không rửa mạnh tay tránh làm mất lượng tinh dầu hữu ích trong lá. 
  • Bước 2: Cho lá trầu không và 1 thìa muối trắng vào cối và giã nát. 
  • Bước 3: Hòa vào lá trầu không vừa giã 10ml nước, tiếp tục giã đều.

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Lá trầu không cần rửa sạch
Lá trầu không đắp lên da cần rửa sạch

Cách đắp lá trầu không: 

  • Bước 1: Lấy 1 – 2 miếng băng gạc và 4 miếng băng dính y tế cắt thành từng đoạn khoảng 10cm. 
  • Bước 2: Dùng thìa lấy lá trầu không vừa giã và cho vào băng gạc.
  • Bước 3: Đắp gạc lên vết hăm và cố định bằng 4 miếng băng dính trên da bé. Chú ý nên căn chỉnh miếng băng gạc tránh lá trầu không bị vương ra ngoài. 

Tần suất thực hiện và lưu ý:

Phương pháp này có thể thực hiện 1 lần/ngày, liên tục trong 4 – 6 ngày sẽ thấy vùng bị hăm giảm sưng. Khi giã lá, chú ý nên giã nhuyễn, tránh để lá to, cọ sát vào da bé gây xước da, khó chịu. 

3. Lưu ý khi trị hăm tã bằng lá trầu không cho bé

Mặc dù việc trị hăm bằng lá trầu không là nguyên liệu thiên nhiên tương đối lành tính, tuy nhiên, khi sử dụng vẫn cần có những lưu ý nhất định để đảm bảo việc trị hăm tốt nhất. 

  • Chọn lá trầu không hợp lý: Bạn nên chọn loại bánh tẻ – loại lá không quá non hoặc quá già. Lá non hoặc là quá già có lượng tinh dầu không đảm bảo, dễ bị sâu bệnh, ảnh hưởng đến quá trình trị hăm của bé. 
  • Quan tâm đến tần suất sử dụng: Hàm lượng tinh dầu trong lá trầu không quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng bỏng da, rát da. Do đó, các mẹ không nên sử dụng quá liều lượng và sử dụng liên tục trong thời gian ngắn. 
  • Thử trước khi sử dụng: Da trẻ em nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, khi sử dụng lá trầu không, mẹ nên thử trước trên một vùng da nhỏ như chân, tay kiểm tra xem da bé có bị dị ứng hay không. Nếu bé không dị ứng, bạn có thể sử dụng trên vùng da bị hăm.  
  • Hỏi ý kiến của chuyên gia khi sử dụng: Lá trầu không chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khi bị hăm tã khi trẻ có dấu hiệu mẩn đỏ, bị hăm tình trạng nhẹ. Nếu bé bị hăm tã nặng, giai đoạn xuất hiện các nốt viêm bị vỡ và lan ra bề mặt rộng trên da, nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.  
  • Giữ da khô thoáng: Bên cạnh việc làm sạch da bằng lá trầu không, mẹ cần chú ý giữ cho da bé luôn sạch sẽ, khô thoáng. Việc này có thể được thực hiện bằng cách hạn chế việc đóng bỉm/tã, thay bỉm/tã thường xuyên khoảng 1 – 3 giờ/lần và vệ sinh vùng bị hăm cẩn thận. 
  • Chú ý đến đối tượng áp dụng: Trị hăm tã bằng lá trầu không nên áp dụng cho bé dưới 3 tháng tuổi. 

Không nên lạm dụng lá trầu không để trị hăm bởi lá trầu không phải là thần dược.

LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA: Lá trầu không chỉ có tác dụng làm sạch bề mặt, làm săn se các nốt hăm. Do đó, nếu bé bị hăm nặng, mẹ không thể tắm cho bé quá nhiều lần trong ngày. Lá trầu không cũng không phải là thần dược vì vậy các bậc cha mẹ không nên quá lạm dụng việc trị hăm tã bằng lá trầu không hoặc bất kỳ nguyên liệu dân gian nào. Giải pháp đưa ra đó là nên kết hợp việc dùng lá trầu không với bôi kem trị hăm để tăng hiệu quả điều trị.  

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Vùng da bị hăm nên được vệ sinh sạch sẽ
Mẹ nên chú ý vệ sinh vùng da bị hăm của bé, giữ da sạch sẽ, khô thoáng

4. Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị hăm

Để kết hợp với việc trị hăm bằng lá trầu không của bé nhanh khỏi và không tái phát thì việc chăm sóc trẻ đúng cách khi bị hăm rất quan trọng. Dưới đây SkinBiBi sẽ hướng dẫn các bậc phụ huynh chăm sóc đúng cách:

  • Luôn luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi bôi bất cứ thứ gì lên người trẻ
  • Sau khi tắm thì lâu người bé thật khô rồi mới quấn tã hoặc bỉm
  • Khi rửa cần sử dụng khăn xô mềm, mịn rửa nhẹ nhàng, tránh xây xước da của bé.
  • Vệ sinh sạch sẽ các vùng như bộ phận sinh dục, bèn bằng nước ấm rồi thấm khô bằng khăn bông, mềm, mịn
  • Nếu những vết hăm đỏ mọc dưới rốn của bé thì nên gập cạp của bỉm ra bên ngoài để phần cạp này không cọ vào bụng của bé

5. Một số phương pháp trị hăm khác

Bên cạnh cách trị hăm bằng lá trầu không, các mẹ có thể giúp bé trị hăm bằng những nguyên liệu thiên nhiên khác như: 

  • Trị hăm bằng trà xanh: Chất tanin trong trà xanh có tác dụng sát khuẩn nhẹ. Trị hăm tã bằng trà xanh có thể sử dụng cách thức tắm lá hoặc hút ẩm bỉm/tã bằng trà xanh túi lọc.
  • Trị hăm bằng lá khế: Theo Đông y, lá khế có tính mát, có hiệu quả trong việc điều trị rôm sảy, dị ứng và hăm tã ở trẻ. Để trị hăm, mẹ lấy lá khế rửa sạch, giã lấy nước thêm vài hạt muối. Bôi dung dịch nước này lên da bé khoảng 20 phút sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Trị hăm bằng lá ổi: Lá ổi sở hữu lượng tinh dầu và tanin dồi dào có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn, chống viêm. Các nốt viêm không lan rộng, vi khuẩn không có môi trường để phát triển nên hạn chế hăm.
  • Trị hăm bằng dầu dừa: Hàm lượng dầu hạn chế tối đa tình trạng khô da vào mùa đông của bé do lớp mỡ giàu acid béo no. Đồng thời, chất kháng sinh tự nhiên có trong dầu dừa cũng giúp bảo vệ vùng da bị hăm khỏi sự xâm nhập thêm của vi khuẩn.

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Lưu ý: Tình trạng hăm da khiến bé quấy khóc, bỏ bú, bỏ bữa khiến nhiều cha mẹ phiền lòng. Do đó, cha mẹ nên ưu tiên phòng chống hăm trước bằng kem bôi đặc trị, vừa bảo vệ bé khỏi loại bệnh này, vừa giúp bé phát triển mạnh khỏe. 
Các loại lá trong tự nhiên được dùng trị hăm
Các loại lá trong tự nhiên lành tính được các phụ huynh tin dùng để điều trị hăm

Phương pháp trị hăm bằng lá trầu không không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cần có những lưu ý và hướng dẫn cụ thể. Với những gợi ý trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh có thể nắm được những cách sử dụng lá trầu không đúng đắn, đảm bảo việc trị hăm diễn ra hiệu quả.

1/5 - (1 bình chọn)
Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng