Trị hăm bằng chè khô là phương pháp dân gian lưu truyền và được rất nhiều phụ huynh tin tưởng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thật sự đem lại hiệu quả khi được sử dụng đúng cách và đủ liều lượng. Dưới đây, SkinBiBi sẽ hướng dẫn các vị phụ huynh cách sử dụng chè khô để trị hăm cho trẻ tại nhà!
Xem thêm:
Mục lục
1. Có thể trị hăm bằng chè khô không?
Chè khô với các tinh chất quý là một trong những nguyên liệu trị hăm hiệu quả cho trẻ. Lá chè xanh sau khi sử dụng công nghệ sấy khô sẽ giúp chè bảo quản được lâu và dùng nhiều lần.
Chè khô dù đã qua xử lý nhưng vẫn giữ lại được hầu hết các chất trong lá chè xanh như tanin và một số vitamin, giúp tiêu diệt vi khuẩn và trị hăm da hiệu quả.
Những hoạt chất có trong chè khô cụ thể là:
- Polyphenol: Các polyphenol kiềm chế các thụ thể arylhydrocacbone, có tác dụng ức chế sự hình thành của vi khuẩn bám trên da, ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Nhờ vậy, vết hăm bị vỡ cũng mau lành, đảm bảo quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
- EGCG: Kháng khuẩn tốt, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, vùng da hăm của trẻ không bị lan rộng.
- Catechin: Nhóm hợp chất catechin như một chất trung hòa các gốc tự do gây bệnh, hỗ trợ giảm viêm, giảm triệu chứng sưng đỏ của nốt hăm.
- Các vitamin A, B2, B3, B5, vitamin C còn rất ít (hầu như không còn), tuy nhiên vẫn có tác dụng nhất định trong phục hồi và tái tạo da bé sau khi bị tổn thương do hăm.
Trên thực tế, hiệu quả trị hăm bằng chè khô thấp hơn so với lá chè tươi vì qua quá trình chế biến, sấy khô, các dưỡng chất trong lá có thể bị hao hụt hoặc mất đi. Tuy nhiên, lá chè khô vẫn có công dụng trị hăm cho trẻ nếu phụ huynh sử dụng đúng cách.
2. Trị hăm bằng bằng nước chè khô
Nước hãm chè khô được chắt lọc từ nước chè đun sôi đã lọc bỏ bã. Tinh chất từ chè khô thẩm thấu ở trong nước có tác dụng giảm viêm, khử khuẩn hiệu quả. Sử dụng nước chè hãm vệ sinh vùng hăm cho bé sẽ giúp diệt trừ các vi khuẩn gây hăm tã, giúp phục hồi và tái tạo vùng da bị tổn thương.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Lá chè khô: 100g
- Nước sạch: 2 lít
- Bình giữ nhiệt
- Khăn xô, chậu tắm
Cách hãm nước chè khô:
- Bước 1 (Làm sạch dụng cụ): Tráng bình giữ nhiệt hãm trà bằng nước sôi để làm sạch.
- Bước 2 (Đun lá chè khô): Đun sôi 1 lít nước sạch, cho chè khô vào hãm trong 10 phút để nước thôi ra màu vàng sậm.
- Bước 3 (Ủ trà): Rót nước chè vừa hãm ra chậu, hòa cùng 1 lít nước nữa để đủ làm nước tắm cho bé.
Các bước trị hăm bằng chè khô
- Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị hăm của trẻ bằng nước ấm và lau sạch bằng khăn bông.
- Bước 2: Đổ nước hãm lá chè khô ra chậu tắm, để nguội nước ở mức 37 độ C.
- Bước 3: Rửa nhẹ nhàng phần da bị hăm của bé bằng nước hãm trà, dùng tay và khăn mềm mát xa vùng da bị hăm một cách nhẹ nhàng để không làm đau rát da bé.
- Bước 4: Dùng khăn xô nhẹ nhàng để làm sạch vùng da hăm. Sau đó, lau lại người bé bằng khăn bông khô.
Tần suất thực hiện:
Tắm lá chè khô có thể thực hiện 1 lần/ngày. Sau khoảng 3 – 5 ngày vùng da hăm sẽ có dấu hiệu săn se và giảm ửng đỏ. Tuy nhiên, nếu thực hiện phương pháp này mà tình trạng hăm không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để tìm ra hướng điều trị tốt hơn.
Lưu ý khi trị hăm bằng chè khô
- Chọn lá chè khô: Lựa chọn chè khô có nguồn gốc rõ ràng, không có thuốc bảo vệ thực vật hay chất bảo quản.
- Mát xa khi vệ sinh cho trẻ: Mát xa bằng tay và khăn xô mềm nhẹ nhàng để tránh làm đau con.
- Thử trước khi sử dụng: Da trẻ em nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Lá chè khô là nguyên liệu thiên nhiên nhưng vẫn có thể gây kích ứng da bé nếu dùng không đúng liều lượng. Vì vậy, mẹ nên thử trước trên một vùng da nhỏ kiểm tra xem da bé có bị dị ứng hay không. Nếu bé không dị ứng, bạn có thể sử dụng trên vùng da bị hăm.
3. Một số cách trị hăm khác
Ngoài trị hăm bằng chè khô, cha mẹ có thể lựa chọn một số phương pháp khác vô cùng tiện ích và hiệu quả để điều trị tại nhà:
- Trị hăm bằng kem đánh răng: Kem đánh răng có chứa triclosan kháng khuẩn, tránh vi khuẩn hăm lây lan sang vùng da lành khác. Lấy 1 lượng kem đánh răng, thoa một lớp mỏng lên vùng da hăm. Sau đó, rửa sạch lại với nước ấm sau 10 phút.
- Trị hăm bằng hồ nước: Với thành phần là kẽm oxyd, hồ nước có tác dụng sát dụng sát khuẩn, làm sạch vùng da hăm. Nhỏ 1 – 2 giọt hồ nước lên vết hăm, dùng bông y tế thoa nhẹ lên vết hăm.
- Trị hăm bằng lá chè xanh: Tinh chất tannin trong lá chè xanh sẽ giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương. Mẹ chỉ cần rửa lá trà, đun với nước sôi và để nguội ở 37 độ C. Sau đó, sử dụng nước này để tắm cho bé, chú ý rửa sạch vùng da hăm.
Lưu ý: Các phương pháp trị hăm dân gian chỉ có tác dụng làm sạch bề mặt và làm giảm triệu chứng trong thời điểm sử dụng. Do đó, để đảm bảo trị hăm hiệu quả, mẹ nên kết hợp việc dùng các phương pháp này với bôi kem trị hăm để tăng hiệu quả điều trị. |
4. Một số cách phòng chống hăm da các bậc phụ huynh nên biết
Trị hăm bằng chè khô muốn dứt điểm thì tốt hơn hết là các cha mẹ nên phòng chống hăm thay vì phải điều trị bệnh hăm ở trẻ. Hăm tã ở trẻ là tình trạng không ai mong muốn xảy ra với con của mình, vì vậy, các mẹ nên trang bị cho mình kiến thức về một số cách phòng tránh hăm da cho trẻ.
- Sử dụng các loại kem bôi phòng chống hăm: Hăm da không khó điều trị nhưng dễ tái phát trở lại, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp phòng hăm trước cho bé. Phương pháp tối ưu được đưa ra là bôi kem trị hăm có chiết xuất thiên nhiên, không chất bảo quản, không bepanthen và corticoid.
- Vệ sinh sạch sẽ: Tại nhà, cha mẹ có thể vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm hàng ngày hoặc bằng phương pháp tắm lá. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về cách tắm lá, cha mẹ có thể tham khảo (Internal link về bài Trị hăm dân gian).
- Thay bỉm thường xuyên 3 – 4 tiếng/lần: Thay bỉm thường xuyên sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn tiếp xúc với da trong thời gian dài, giúp da bé luôn khô thoáng, từ đó hạn chế hiện tượng hăm tã ở trẻ.
- Để da thông thoáng: Đóng tã bỉm thường xuyên là một trong những nguyên nhân chính gây ra hăm tã ở trẻ. Bởi vậy, cha mẹ có thể dành thời gian bỏ bỉm cho trẻ trong ngày để ngăn da bé tiếp xúc với các vi khuẩn, giữ da bé luôn sạch sẽ và thông thoáng.
- Cần thăm khám bác sĩ nếu thấy da bé có dấu hiệu hăm nặng: Khi phát hiện bé bị hăm nặng, quấy khóc nhiều… cha mẹ nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám. Từ đó, xác định được cấp độ hăm của bé ở giai đoạn nào và có phương án điều trị phù hợp.
Như vậy, SkinBiBi đã giới thiệu chi tiết cách sử dụng phương pháp trị hăm bằng chè khô cũng như một số lưu ý để cha mẹ chủ động phòng tránh hăm tã cho trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên tìm hiểu kỹ và không nên quá phụ thuộc vào việc trị hăm bằng chè khô.