Đối với những người lần đầu làm cha mẹ, việc dùng thuốc trị hăm vùng kín sao cho hiệu quả, an toàn là điều tương đối khó khăn. Vì vậy, hãy cùng SkinBiBi tìm hiểu 5 sai lầm “kinh điển” dễ mắc phải khi dùng thuốc dưới đây để, giúp bảo vệ con toàn diện trước tình trạng này.
Xem thêm: 9 Sai lầm “chết người” khi trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Mục lục
1. Sử dụng các loại thuốc trị hăm vùng kín không rõ nguồn gốc, chứa corticoid
Trên thị trường hiện nay có nhiều các loại thuốc trị hăm vùng kín cho bé. Trong số đó, không ít sản phẩm là hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có kiểm chứng về chất lượng.
Một số loại thuốc trị hăm không rõ nguồn gốc có chứa corticoid, paraben, cồn… Mặc dù có công dụng như chất phụ gia bảo quản sản phẩm nhưng các chất này lại gây ra nhiều tác dụng phụ, khiến làn da non nớt của bé bị kích ứng, nổi mẩn ngứa, sưng tấy… Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ chỉ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có giấy tờ kiểm định chất lượng của Bộ Y Tế và có tem chống hàng giả, hàng nhái giống như Skinbibi nhé.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
2. Sử dụng các loại thuốc trị hăm có chất tạo mùi, màu và chất bảo quản
Các chất tạo mùi, tạo màu và chất bảo quản trong các loại thuốc bôi trị hăm là nguyên nhân hàng đầu khiến cho tình trạng hăm da ở vùng kín của bé trở nên nặng hơn. Vì vậy, để việc trị hăm vùng kín cho bé đạt hiệu quả cao, cha mẹ không nên sử dụng các sản phẩm có chất tạo mùi, màu và chất bảo quản.
3. Lạm dụng các loại thuốc trị hăm mà quên đi việc chăm sóc con đúng cách
Khi thấy con bị hăm, nhiều cha mẹ chỉ quan tâm đến việc sử dụng thuốc trị hăm vùng kín để điều trị mà quên đi việc cần chăm sóc con đúng cách.
Thực tế cho thấy, dù cho trẻ có được bôi loại thuốc trị hăm tốt nhưng nếu vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng hăm cũng không thể cải thiện. Do đó, song song với việc sử dụng thuốc bôi trị hăm, cha mẹ cần vệ sinh vùng kín của bé sạch sẽ sau mỗi lần tắm rửa, hoặc đại tiện, tiểu tiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, tránh thụt rửa sâu vào bên trong.
Sau khi vệ sinh da, mẹ không được quên bước lau khô vùng kín của bé trước khi mặc tã/bỉm mới hoặc quần áo áo mới. Việc này giúp da thông thoáng, tránh tình trạng da ẩm ướt khiến trẻ bị hăm nặng hơn.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
5 nguyên tắc chăm sóc da trẻ khi bị hăm vùng kín như sau: 1. Vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng kín trước khi bôi thuốc trị hăm. 2. Sử dụng các loại sữa tắm, nước giặt, bỉm tã, giấy ướt không có chất tạo mùi đảm bảo an toàn cho da bé. 3. Cho trẻ mặc quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, mềm mại. 4. Sử dụng thuốc bôi trị hăm chiết xuất tự nhiên, chất kem thân nước trong dầu, dễ thẩm thấu, không gây bết dính da. 5. Cân nhắc thời gian bỏ bỉm từ 3 – 4 giờ/ngày hoặc lâu hơn nếu có thể. |
4. Dùng các dòng sản phẩm thuốc trị hăm vùng kín có tác dụng nhanh
Các dòng sản phẩm trị hăm có tác dụng nhanh trong thành phần thường có chứa chất sát khuẩn, chống viêm mạnh như axit boric, camphor, salicylat metyl…
Khi sử dụng những sản phẩm này, phụ huynh có thể thấy tình trạng hăm vùng kín của con cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những chất này lại đem đến tác dụng phụ không mong muốn như tăng khả năng kích ứng da, ngứa rát hoặc có thể khiến tình trạng viêm biến chuyển nặng hơn.
5. Bôi thuốc, kem trị hăm sai cách
Bôi kem, thuốc trị hăm vùng kín sai cách là khi chưa vệ sinh tay sạch sẽ, chưa vệ sinh vùng kín của bé trước khi bôi. Đây là nguyên nhân của vấn đề dù sử dụng kem, thuốc trị hăm nhưng tình trạng hăm vùng kín của bé không có dấu hiệu thuyên giảm. Do đó, bên cạnh việc sử dụng thuốc, cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm các bước bôi kem trị hăm đúng cách cho con.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
4 Bước bôi thuốc, kem trị hăm đúng cách Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn để phòng chống lây nhiễm khuẩn chéo từ tay cha mẹ sang da bé. Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của trẻ với nước ấm hoặc với nước tắm chuyên dụng. Bước 3: Dùng khăn mềm thấm khô vùng kín của trẻ. Bước 4: Lấy một lượng kem, thuốc trị hăm vừa đủ ra tay sau đó thoa lên vùng kín của bé. |
Lời khuyên của DS. Hoàng Thị Linh – Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà:
- Thoa thuốc trị hăm 2 – 3 lần/ngày. Thoa lặp lại nhiều hơn với những trẻ bị hăm nặng.
- Thao tác nhẹ nhàng không chà sát mạnh tránh làm tổn thương da bé và khiến bé bị đau.
- Thoa thuốc trị hăm ngay sau khi thay bỉm/tã cho trẻ,sau khi tắm rửa, trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả như mong muốn.
Thuốc trị hăm vùng kín được bác sĩ kê đơn dựa vào tình trạng hăm của từng bé. Tuy nhiên, nếu không chú ý chăm sóc, vệ sinh da mà chỉ lạm dụng thuốc thì tình trạng hăm vùng kín của bé cũng khó có thể cải thiện.
Để biết thêm cách sử dụng thuốc trị hăm, các bậc phụ huynh có thể trò chuyện cùng Dược sĩ Hoàng Thị Linh – Chuyên viên tư vấn và chăm sóc khách hàng Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà tại đây.
THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI