Hăm tã và rôm sảy là hai chứng bệnh hoàn toàn khác nhau do những triệu chứng bệnh có những điểm giống nhau mà rất nhiều bà mẹ không phân biệt được. Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ phân biệt hai chứng bệnh này đồng thời có cách xử lý triệt để hai loại bệnh này. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Tìm hiểu hăm tã và rôm sảy là gì?
1.1 Rôm sảy là gì?
Rôm sảy là tình trạng kích ứng, tổn thương cục bộ trên da do hệ bài tiết trên da và lỗ chân lông bị bít tắc. Nguyên nhân thường là do trẻ tiết ra quá nhiều mồ hôi, da tiếp xúc với bụi bẩn hoặc các loại vi khuẩn, tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển và gây khó chịu, ngứa ngáy cho trẻ.
1.2 Hăm tã là gì?
Hăm tã là tình trạng viêm da ở vùng đóng tã do tiếp xúc lâu ngày với các yếu tố như chất thải của bé, mồ hôi, độ ẩm, bề mặt thô ráp của tã. Ngoài ra, hăm tã có cũng có thể xảy ra với trẻ không được thay tã thường xuyên, kém vệ sinh vùng kín, mặc bỉm tã quá chật hoặc sử dụng các loại kem chống hăm, kem bôi gây không đảm bảo an toàn cho trẻ, gây kích ứng da.
2. Làm sao để phân biệt hăm tã và rôm sảy?
Dựa vào những triệu chứng và biểu hiện của bệnh mà cha mẹ có thể phân biệt được hăm tã và rôm sảy
2.1 Điểm giống nhau
- Xuất hiện các vùng mẩn đỏ, lấm tấm
- Vùng da tổn thương nhanh chóng tấy đỏ như phát ban
- Đều có thể tiến triển thành mụn nước, gây viêm nhiễm, lở loét
- Khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc
2.2 Điểm khác nhau
HĂM TÃ | RÔM SẢY |
|
|
3. Cách điều trị rôm sảy và hăm da
3.1 Cách điều trị rôm sảy
- Tắm rửa và vệ sinh thân thể hàng ngày bằng các loại sữa tắm chuyên dụng hoặc lá tắm thảo dược để làm sạch vùng da hăm, tạo điều kiện cho hệ bài tiết hoạt động tốt hơn
- Luôn giữ cho bé mát mẻ, khô thoáng, tránh đổ mồ hôi quá nhiều
- Thận trọng khi sử dụng các loại kem bôi vì có thể sẽ làm tình trạng bít tắc lỗ chân lông tiến triển nặng hơn, gây viêm nhiễm trên da
- Nếu có dấu hiệu chảy mủ, viêm loét ở vùng da bị rôm sảy, cha mẹ nên đưa bé tới bác sĩ nhi khoa để được thăm khám kịp thờ
3.2 Cách điều trị hăm da
Phụ thuộc vào độ nặng nhẹ của tình trạng hăm tã mà cha mẹ sẽ có phương pháp chăm sóc khác nhau
Với tình trạng hăm nhẹ
- Nên thay tã thường xuyên cho trẻ (ít nhất 3-4 tiếng/ lần)
- Vệ sinh vùng kín cho trẻ bằng nước ấm, sau đó phải lau thật khô rồi mới đóng tã mới
- Lựa chọn các loại bỉm với bề mặt mềm mại, độ thấm hút tốt, giúp da trẻ luôn khô thoáng
- Không nên thường xuyên đóng bỉm cho trẻ để vùng da nhạy cảm có thể tiếp xúc với không khí, khô thoáng và mau lành hơn
Với tình trạng hăm nặng biểu hiện là các nốt mụn nước lở loét, viêm nhiễm, tốt nhất là nên đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
SỬ DỤNG KEM CHỐNG HĂM RÔM SẢY
Đối với cả hăm da và rôm sảy các mẹ có thể sử dụng các loại kem trị hăm rôm sảy chuyên dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tạo một lớp màng bảo vệ làn da bé ngay từ khi thấy các dấu hiệu hăm tã đầu tiên để đạt được hiệu quả phòng ngừa tốt nhất. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm kem bôi da có nguồn gốc thảo dược như Skinbibi. Sản phẩm kem bôi da Skinbibi có chiết xuất từ cúc la mã kết hợp với kẽm Oxyd và các loại vitamin B5, vitamin E hiệu quả trong việc chống hăm da, khô da, mẩn ngứa do côn trùng đốt.
Các mẹ có thể yên tâm về chất lượng sản phẩm bởi Skinbibi được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà. Sản phẩm có chứng nhận kiệm nghiệm an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể sử dụng hàng ngày. Sản phẩm được phân phối ở hơn 10.000 nhà thuốc toàn quốc với kinh nghiệm hơn 17 năm có mặt trên thị trường. Mới đây Skinbibi đã cho ra mắt tuýp 20 gram với giá ưu đãi tiết kiệm tới 7.000 đồng, mang lại nhiều hơn nữa những trải nghiệm chăm sóc da an toàn cho trẻ nhỏ.
Mong rằng với bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thể dễ dàng phân biệt được hăm tã và rôm sảy để tránh những nhầm lẫn không đáng có trong việc chăm sóc và cải thiện hiệu quả các bệnh lý về da cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.