Tuyệt chiêu giúp mẹ phân biệt hăm tã và nấm ở trẻ!

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
07/06/2021

Cập nhật:
19/07/2021

Lượt xem:
682

Hăm tã và nấm da có nhiều biểu hiện và vị trí tổn thương giống nhau. Chính vì vậy, nếu không tinh ý, ba mẹ sẽ rất dễ nhầm lẫn. Trong bài viết dưới đây, SkinBiBi sẽ hướng dẫn ba mẹ cách phân biệt hăm tã và nấm cực đơn giản.

1. Tại sao hăm tã và nấm ở trẻ dễ nhầm lẫn?

Sở dĩ hăm tã và nấm ở trẻ thường dễ bị nhầm lẫn là do có các điểm tương đồng như:

  • Biểu hiện: Phần da bị hăm hoặc bị nấm ửng đỏ, trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti..
  • Vị trí: Thường xảy ra ở đùi và bộ phận sinh dục.
  • Nguyên nhân: Cả hăm tã và nấm da đều có thể xuất phát từ nguyên nhân mồ hôi, phân và nước tiểu đọng lại trên da khiến da bé ẩm ướt, bí khí, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn và nấm phát triển gây bệnh.
  • Biến chứng: Hăm tã và nấm da nếu để lâu hoặc không điều trị triệt để, trẻ dễ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.
ham-ta-va-nam-da
Hăm tã và nấm da thường bị nhầm lẫn do có nhiều biểu hiện tương đồng

Đôi khi hăm tã cũng có thể chuyển biến thành nhiễm khuẩn nấm và hình thành nên nấm da. Nguyên nhân là do khi bé bị hăm tã, cha mẹ vẫn đóng bỉm tã thường xuyên cho trẻ gây bí khí, kết hợp với chất thải ứ đọng tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm xâm nhập vào da gây bệnh.

Trong y khoa, hăm tã và nấm da là hai loại bệnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, cha mẹ cần phải phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn và có phương pháp điều trị phù hợp cho bé.

2. Phân biệt hăm tã và nấm ở trẻ

Để phân biệt hăm tã và nấm ở trẻ, cha mẹ có thể dựa vào các tiêu chí trong bảng sau:

Tiêu chí Hăm tã Nấm da
Khái niệm Là tình trạng viêm da phát triển trong khu vực lót tã của trẻ nhỏ. Là bệnh ngoài da thường gặp do vi nấm ký sinh gây nên.
Vị trí Xảy ra ở khu vực quấn tã của trẻ nhỏ như: bẹn, háng, mông, hậu môn và bộ phận sinh dục. Xảy ra ở các vùng da ẩm ướt có nhiều mồ hôi của trẻ như: bẹn, bìu, kẽ các ngón chân, tay, xung quanh thắt lưng, nếp dưới vú, nách, cổ và ngay cả da vùng đầu.
Dấu hiệu 
  • Cấp độ 1: Da khô nhẹ, mọc nốt sần không viêm.
  • Cấp độ 2: Da khô nhẹ, ửng hồng ở diện tích nhỏ.
  • Cấp độ 3: Da ửng đỏ, xuất hiện những mụn nhỏ li ti.
  • Cấp độ 4: Vết ửng đỏ và mụn nhỏ li ti xuất hiện nhiều hơn.
  • Cấp độ 5: Vết hăm và mụn lan rộng, màu sắc đậm.
  • Cấp độ 6: Da hơi sưng, mụn nước tiến triển thành mụn mủ, ửng đỏ đậm hơn.
  • Cấp độ 7: Da đỏ đậm, sưng và phù nề, mụn mủ bị vỡ, lở loét và chảy dịch vàng.
  • Vùng da bị nấm có màu đỏ hơn hăm tã, xung quanh có gờ nổi tạo thành vòng tròn.
  • Bên trong vòng tròn là những mụn đỏ li ti.
  • Trẻ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại các vùng da bị nấm.
  • Ở giai đoạn nặng, các vùng da bị nấm lan rộng và chồng chéo lên nhau.
Nguyên nhân
  • Không thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên.
  • Không vệ sinh vùng quấn tã cho trẻ sạch sẽ, mỗi ngày.
  • Sử dụng bỉm tã thô ráp và có độ thấm hút kém khiến cho da bé thường xuyên bị cọ xát, ẩm ướt.
  • Mặc bỉm tã quá chật, khiến vùng quấn tã của con không được thông thoáng, bí khí.
  • Môi trường có độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển trên da bé.
  • Trẻ bị suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch yếu khiến cho các vi nấm dễ dàng tấn công da.
  • Trẻ đóng bỉm tã trong thời gian dài khiến da bị ẩm ướt, kết hợp với chất thải không xử lý kịp thời, tạo ra môi trường lý tưởng để nấm hình thành và sinh sôi.
  • Trẻ tiếp xúc hoặc dùng chung đồ với trẻ bị nấm da.
Mức độ nguy hiểm
  • Hăm tã nếu để nặng sẽ gây nhiễm trùng, nhiễm nấm da.
  • Mặt khác, do vị trí bị hăm gần với cơ quan sinh dục nên hăm tã có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, làm suy giảm chức năng của thận và gia tăng nguy cơ ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của trẻ sau này.
  • Nấm da nặng có thể gây nhiễm trùng da, viêm da, chàm hóa.
  • Trẻ bị nhiễm nấm ở gần cơ quan sinh dục dễ bị viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
  • Đặc biệt, nấm có thể lây từ người sang người thông qua tiếp xúc, nên nếu trẻ bị nấm da sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm nấm cho mọi người xung quanh.

 

3. Kinh nghiệm điều trị hăm tã và nấm ở trẻ

Kinh nghiệm điều trị hăm tã và nấm ở trẻ đó chính là tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có phương pháp xử lý phù hợp.

3.1. Điều trị hăm tã

Theo thống kê 80% trẻ bị hăm tã là do tã bỉm. Do đó muốn trẻ nhanh hết hăm thì cha mẹ cần thực hiện các biện pháp như:

  • Thay tã bỉm thường xuyên: Trung bình 2 – 3 tiếng/lần với trẻ sơ sinh và 3 – 4 tiếng/lần với trẻ nhỏ cha mẹ nên kiểm tra và thay bỉm tã cho bé thường xuyên. Tránh để lâu lớp biểu bì phía trên da bé dễ bị tổn thương bởi chất thải, vi khuẩn, vi nấm gây hăm da.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng quấn tã cho bé: Mỗi lần thay bỉm tã mới cha mẹ nên dùng nước ấm và khăn mềm để vệ sinh vùng kín cho bé. Điều này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm, làm sạch da, giảm viêm nhiễm và tăng khả năng phục hồi của các vết hăm.
  • Sử dụng kem chống hăm: Các loại kem chống hăm có thành phần tự nhiên, lành tính như cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E và B5 giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa tốt nên giúp trị hăm tã rất hiệu quả.
  • Sử dụng bỉm tã chất lượng: Cha mẹ nên cho bé dùng bỉm chất lượng có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để bảo đảm vùng da bị hăm của trẻ không bị trầy xước và ẩm ướt dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.
  • Sử dụng bỉm tã có kích thước vừa vặn: Đóng bỉm vừa vặn cho bé sẽ giảm tình trạng da bị cọ xát nhiều, gây kích ứng và hăm da.
Kem bôi da SkinBiBi giúp tăng cường hiệu quả chống hăm vượt trội
SkinBiBi với thành phần cúc la mã kết hợp với kẽm oxyd, vitamin E và B5 giúp tăng cường hiệu quả chống hăm vượt trội gấp 3 lần

3.2. Điều trị nấm

Với trẻ bị nấm da, cha mẹ cần tiến hành các biện pháp sau để cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh.

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ: Cha mẹ nên thường xuyên tắm rửa và vệ sinh vùng kín cho bé mỗi ngày để mồ hôi, bụi bẩn không tích tụ lại trên da tạo ra môi trường thuận lợi cho nấm ký sinh.
  • Cho bé chơi ở nơi thoáng mát: Để bé chơi ở nơi thoáng mát sẽ làm giảm việc ra mồ hôi khiến cho da ẩm ướt, từ đó giảm được nguy cơ nấm da.
  • Cho bé mặc quần áo đã được giặt sạch và phơi khô: Quần áo của bé cần phải được giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Để khi mặc, da trẻ sẽ không tiếp xúc với nấm mốc trên quần áo (hình thành do thức ăn dư thừa cùng bụi bẩn và mồ hôi tích tụ lại) gây nấm da.
  • Dùng thuốc trị nấm: Thuốc trị nấm là biện pháp giúp trị bệnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, tránh các tác dụng phụ không mong muốn thì việc sử dụng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.
Cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ hạn chế nguy cơ bị nấm
Cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ đã phơi khô sẽ giảm thiểu nguy cơ bị nấm da

4. Cách phòng chống hăm tã và nấm

Hăm tã và nấm da là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đặc biệt, cả hai đều dễ tái phát lại. Vì thế, ngoài việc trị bệnh, cha mẹ cũng cần có các biện pháp phòng chống để hăm tã và nấm da không tái phát.

4.1. Cách phòng chống hăm tã

Các cách phòng chống hăm tã là:

  • Dùng kem hăm cho bé mỗi ngày để bảo vệ da toàn diện và ngăn ngừa hăm tã tái phát.
  • Hạn chế đóng bỉm tã cho trẻ, chỉ đóng bỉm khi thật sự cần thiết.
  • Nếu đóng bỉm tã phải thay bỉm tã thường xuyên.
  • Vệ sinh vùng quấn tã của trẻ sạch sẽ.
  • Chọn tã bỉm chất lượng, có kích thước vừa vặn.

4.2. Cách phòng chống nấm

Các cách phòng chống nấm là:

  • Vệ sinh thân thể bé sạch sẽ, thường xuyên.
  • Cho bé chơi ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Cho bé mặc quần áo sạch sẽ, khô ráo mỗi ngày.
  • Tránh cho trẻ dùng chung quần áo, đồ dùng với trẻ đang bị nấm da.

Hy vọng rằng, qua những thông tin SkinBiBi vừa chia sẻ, cha mẹ đã biết cách phân biệt hăm tã và nấm một cách nhanh chóng và chính xác nhất để từ đó có biện pháp xử trí phù hợp. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với SkinBiBi theo hotline: 0888 289 828 để được các chuyên gia da liễu tư vấn nhé!

Bài viết khác

Cách trị ngứa ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

1. Vì sao trẻ bị mẩn ngứa? Tình trạng ngứa có thể xảy ra tại một vùng da tiếp xúc với tác nhân gây. . .

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở lưng của trẻ Ngoài cổ, ngực, trán thì lưng là vùng da dễ bị rôm sảy vào. . .

Cách trị rôm sảy ở cổ cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

1. Hiểu về rôm sảy ở trẻ nhỏ Rôm sảy là tình trạng ống mồ hôi trên da bít tắc, mồ hôi tiết ra bị. . .

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt: 9 mẹo xử lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Muỗi đốt là nguyên nhân khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị sốt xuất huyết. Điều này. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng