Theo thống kê có tới 20% trẻ sơ sinh bị mụn sữa. Điều này khiến cha mẹ không khỏi băn khoăn, lo lắng. Vậy tình trạng mụn sữa này là gì? Và có thể tự hết được hay không? Chúng ta sẽ cùng Skinbibi tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Mục lục
Mụn sữa là gì?
Mụn sữa là tình trạng da trẻ mọc các nốt nhỏ màu trắng li ti trên vùng mặt, chân, tay, lưng, ngực. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở trẻ từ 0-3 tháng tuổi và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Tùy vào cơ địa của từng bé mà trẻ sẽ có ít hay nhiều mụn sữa. Cha mẹ có thể yên tâm vi tình trạng mụn sữa thường sẽ tự biến khi trẻ bắt đầu bước sang tháng thứ 4.
Nguyên nhân trẻ bị mụn sữa
Có rất nhiều nguyên có thể khiến trẻ bị mụn sữa
– Do thời tiết thay đổi, thường là nóng khiến cơ thể trẻ phản ứng lại bằng các mốt mụn sữa trên da
– Do trong quá trình ti mẹ, da bé tiếp xúc với sữa mẹ nhưng không được lau và vệ sinh sạch sẽ
– Cho bé uống sữa bột cũng có thể khiến bé bị mụn sữa vì trong sữa bột thường chứa nhiều chất đạm albumin.
– Do bé khóc quá nhiều, tạo ra phản ứng trên da cục bộ
– Nhiều chuyên gia cũng cho rằng mụn sữa có thể sản sinh trong quá trình trao đổi hormone lúc bé còn trong bụng mẹ. Ngoài ra đây cũng có thể là tác dụng phụ do trong quá trình mang thai mẹ phải dùng thuốc.
– Do tự bản thân cơ địa da của trẻ nhạy cảm, dễ phản ứng lại với các yếu tố từ môi trường
– Do trẻ bị phì đại tuyến bã gây mụn sữa
Mẹo hay có thể giúp bé đánh bay mụn sữa
– Dùng lá riềng:
Lá giềng có tính sát khuẩn nhẹ cùng khả năng giải nhiệt tốt nên vẫn thường được sử dụng để giúp cải thiện tình trạng mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Chỉ cần lấy một nắm là giềng, cọ sạch phần lông bám ở lá rồi cho vào nồi đun nước cho bé lau mặt và tắm 2 – 3 lần/tuần. Sau đó tráng sạch lại cho bé bằng nước ấm.
– Dùng lá khế:
Trong đông y, lá khế được xét vào các loại thảo dược có tính thanh nhiệt tốt nên hay được sử dụng trong các trường hợp nổi mẩn, dị ứng, rôm sảy, mề đay…Đặc biệt lá khế rất lành tính nên có thể dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Để cho bé tắm với lá khế, các mẹ cần chuẩn bị một nắm lá khế cho vào nồi đun sôi lên, để nguội và lọc bỏ phần bã đi. Sau đó mẹ hãy tráng qua một lần nước ấm cho da bé sạch bụi bẩn và tắm cho bé bằng nước lá khế. Cuối cùng tráng lại bằng nước ấm đã đun để sạch hết lá còn dính trên da. (chỉ nên tắm 3 lần, tránh xỉn da)
– Dùng hạt kê:
Trong hạt kê có chứa nhiều chất dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng rất tốt cho làn da của bé. Tắm bằng hạt kê có thể giúp da bé dịu bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy và dị ứng.
Với hạt kê, ta nên dùng 200 gram hạt kê đã rang đung sôi với nước, lấy khăn xô lọc bã rồi pha vào nước tắm. Dùng khăn xô thấm nước tắm lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Sau đó có thể dùng khăn thấm khô mà không cần tráng lại.
– Dùng chè xanh:
Ai cũng biết trong chè xanh có chứa rất nhiều các chất kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ, có thể giúp cải thiện nhiều bệnh lý ở da của trẻ.
Để sử dụng chè xanh tắm cho bé, mẹ nên lấy 200 gram là chè tươi, ngâm nước muối sau đó vò nát, đun sôi với nước rồi để nguội tắm cho bé. Sau 1 đến 2 tuần các mụn sữa sẽ dần biến mất một cách rõ rệt!
Chăm sóc cho trẻ bị mụn sữa tại nhà
– Nên thường xuyên cho trẻ tắm và vệ sinh vùng có mụn sữa bằng nước ấm và khăn sạch sau đó lau khô để loại bỏ vi khuẩn và giúp vùng da mụn sữa luôn khô thoáng
– Hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội có chứa chất tạo bọt, tẩy rửa, có thể gây kích ứng da cho bé
– Ưu tiên cho trẻ mặc quần áo cotton thấm mồ hôi và giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ, tránh ra mồ hôi
– Sau mỗi lần uống sữa, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ để tránh sữa còn đọng lại trên da.
– Cho trẻ bú mẹ thường xuyên, vì trong sữa mẹ có kháng thể kháng viêm, chống nhiễm khuẩn, có thể giúp bé ngăn ngừa viêm nhiễm vùng da nhạy cảm.
– Tuyệt đối không tự ý nặn mụn sữa, gây nguy cơ nhiễm khuẩn cho da bé
– Giữ cho nhà cửa và môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hoặc người đang mắc bệnh lý về da
– Cẩn trọng với các sản phẩm kem dưỡng da để hạn chế tối đa khả năng kích ứng da cho trẻ. Tốt nhất là nên sử dụng kem bôi da trẻ em có thành phần tự nhiên, lành tính, an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
>>> Tham khảo thêm: Kinh nghiệm xương máu khi lựa chọn kem bôi da trẻ em
Trên đây là những mẹo hay cũng như một số lưu ý để giúp cải thiện tình trạng mụn sữa của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng nhé!