Những tháng đầu đời, làn da bé luôn cần có sự chăm sóc cẩn thận, đặc biệt là đối với các bé còn chưa rụng rốn. Bài viết dưới đây, Skinbibi xin hướng dẫn các mẹ cách tắm cho bé chưa rụng rốn cụ thể và chi tiết.
Khác với những điều ông bà ngày xưa thường kiêng kị, mẹ có thể tắm ngập nước cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn một cách bình thường. Quan trọng là sau khi tắm, nên chú ý vệ sinh cuống rốn sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe cho con yêu.
Mục lục
Trẻ chưa rụng rốn có cần tắm thường xuyên không?
Khi mới lọt lòng, trẻ sơ sinh có làn da rất mỏng manh. Chính vì vậy, các chuyên gia y khoa khuyên mẹ chỉ nên tắm cho con từ 2 – 3 lần/ tuần để tránh tình trạng da trẻ bị mất nước, khô nẻ, bong tróc.
Nên chuẩn bị gì trước khi tắm cho bé?
– 2 chậu tắm vừa, một chiếc để nước tắm cho bé bằng sữa tắm chuyên dụng hoặc nước lá (tùy các mẹ), một chiếc để nước tráng lại cho bé
– Nước ấm vừa (nhiệt độ lý tưởng để tắm cho bé là từ 36-37độ). Mẹ có thể dùng khuỷu tay để cảm nhận nhiệt độ phù hợp cho bé tắm
– Nhiệt kế đo nước tắm (dành cho các mẹ không thể tự cảm nhận nhiệt độ nước)
– Một chiếc khăn sạch để quấn bé sau khi tắm
– 3 khăn vải(khăn sữa) để tắm cho bé
– Dầu massage: Có thể dùng dầu dừa, dầu olive hoặc các loại dầu massage chuyên dụng cho trẻ sơ sinh
– Nước muối 0.9%
– Cồn 70 độ hoặc dung dịch sát khuẩn
– Sữa tắm chuyên dụng cho trẻ nhỏ
– Quần áo sạch
– Bỉm
– Bao tay, bao chân (nếu cần)
– Nếu trời lạnh, mẹ nên bật máy sưởi, đèn sưởi ít nhất 30 phút trước khi cho bé vào tắm.
Các bước tắm cho bé:
Bước 1:
Massage vùng lưng, bụng, chân tay, đầu mặt để giúp bé thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn trước khi tắm. Cha mẹ chú ý riêng vùng bụng cần xoa theo chiều kim đồng hồ đề thúc đẩy quá trình tiêu hóa của trẻ tốt hơn.
Ngoài ra cũng nên tránh bôi dầu massage vào vùng mắt, mũi, miệng
Đối với các bé gặp phải tình trạng cứt trâu (vảy gầu), mẹ có thể dành thời gian massage vùng da đầu lâu hơn để vảy gầu mềm ra và từ từ gỡ ra được.
Bước 2:
Bắt đầu tắm cho bé
– Dùng bông hoặc miếng gạc nhỏ nhúng nước muối 0,9% để lau mắt, mặt và tai cho bé
– Nhẹ nhàng gội đầu cho bé (tránh nước vào tai) bằng một chiếc khăn vải
– Sau khi gội đầu xong, mẹ có thể lấy 2 chiếc khăn vải còn lại lau qua đầu cho bé.
– Từ từ đặt bé xuống chậu nước ấm và bắt đầu xoa bọt lên toàn thân bé. Chú ý vệ sinh tay chân và các vùng da nếp gấp như cổ, nách, khuỷu tay, háng…
– Tráng lại với nước sạch rồi dùng khăn tắm lau khô cho bé
– Sử dụng tăm bông sạch để bôi dung dịch sát khuẩn cho vùng rốn
– Để phần rốn khô ráo hoàn toàn và kiểm tra kỹ trước khi mặc quần/ áo
– Không cần băng rốn cho bé sau khi tắm để vùng rốn được khô thoáng, kích thích sự rụng rốn.
– Bôi kem chống hăm cho bé quanh vùng da đóng tã. Lưu ý bôi một lớp mỏng và thoa đều xung quanh. Việc bôi kem chống hăm đều đặn sẽ có tác dụng hiệu quả trong việc dự phòng các bệnh lý về da ở vùng đóng tã, giúp da luôn khô thoáng, sạch sẽ.
>>> Xem ngay kinh nghiệm sử dụng kem chống hăm cho trẻ
– Mặc tã, bỉm dưới rốn của bé
Một số lưu ý quan trọng:
– Không tắm cho bé quá lâu. Với bé đủ tháng có thể tắm từ 5-6 phút. Với bé sinh non chỉ cần tắm 2-3 phút là đủ.
– Thời gian tắm tốt nhất cho bé là sau khi kết thúc bữa sữa được 30 phút. Có thể tắm cho bé vào buổi sáng hoặc buổi chiều tối. Tuy nhiên, tốt nhất là vào buổi chiều tối, trước khi bé đi ngủ để giúp bé đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
– Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào như rốn bé có dịch ướt, rốn có mùi hôi, chảy máu hay mủ… cần đưa bé đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa nhi để kiểm tra.
– Khuyến khích cho bé sử dụng kem chống hăm ngay khi da có những biểu hiện mẩn đỏ đầu tiên. Quan trọng là cần chọn những sản phẩm kem bôi da an toàn, lành tính cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các mẹ đừng quên rằng kem chống hăm là một trong số những sản phẩm không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh để giúp bảo vệ và ngăn ngừa những loại vi khuẩn có hại cho da.
Mong rằng với những hướng dẫn cụ thể vừa rồi, các mẹ đã có thể tự thực hành tắm và làm vệ sinh cho con yêu của mình! Chúc các mẹ thành công!