Hăm tã nổi mụn là tình trạng viêm da vùng tã lót kèm theo nổi mụn. Vậy dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý ra sao? Hãy cùng SkinBiBi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Mục lục
1. Hình ảnh bé bị hăm tã nổi mụn
Để giúp cha mẹ dễ dàng hơn trong việc phát hiện trẻ bị hăm tã nổi mụn, dưới đây là một số hình ảnh trực quan nhất về bệnh.
2. Nguyên nhân bé bị hăm tã nổi mụn
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã nổi mụn ở trẻ, tiêu biểu nhất có thể kể đến như:
- Da bé bị kích ứng với phân và nước tiểu: Trong phân và nước tiểu của trẻ có rất nhiều độc tố và enzym. Chúng kết hợp với nhau tạo thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển và tấn công da bé gây hăm tã nổi mụn.
- Da bé bị cọ xát với tã bỉm: Mặc tã bỉm chật chội khiến cho vùng da quấn tã bỉm của bé bị bí hơi, thường xuyên cọ xát dẫn đến kích ứng, mẩn ngứa và nổi mụn.
- Da bé bị dị ứng với tã bỉm: Làn da mỏng manh của trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với các thành phần hóa học có trong tã bỉm như chất tẩy rửa, chất làm trắng, chất tạo mùi dẫn đến mẩn ngứa, nổi mụn và hăm tã.
- Mồ hôi, độ ẩm vùng quấn tã: Thời tiết nóng nực khiến trẻ hay ra mồ hôi. Kết hợp với việc trẻ đi tiểu nhiều lần làm cho vùng da quấn tã luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển gây hăm tã, da ửng đỏ và xuất hiện mụn li ti.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng thay đổi khiến bé đi ngoài nhiều hơn, phân cũng lỏng, rắn bất thường. Nếu cha mẹ không chăm sóc và vệ sinh thích hợp, vùng da hậu môn bé sẽ chịu sự tấn công của các vi khuẩn có hại dẫn đến kích ứng, viêm loét và hăm tã nổi mụn.
3. Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nổi mụn
Hăm tã nổi mụn thường là biến chuyển nặng hơn của hăm tã thông thường. Cha mẹ có thể nhận biết bé đã bị chuyển sang giai đoạn hăm tã nổi mụn thông qua những biểu hiện như:
- Vùng da quấn tã bỉm của trẻ như bộ phận sinh dục, bẹn, háng, mông, hậu môn ửng đỏ, trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti.
- Ban đầu mụn nhỏ li ti mọc rải rác quanh các vết hăm, sau đó lan rộng thành những đám mụn dày hơn.
- Nếu cha mẹ không xử lý kịp thời, sau 2 – 3 ngày mụn nhỏ li ti sẽ tiến triển thành mụn nước, mưng mủ, có thể vỡ ra gây lở loét, sưng viêm và làm lây lan hăm sang các vùng da khác.
- Bé tỏ ra khó chịu, chán ăn, bỏ bú, ngủ không thẳng giấc do các vết hăm tã nổi mụn gây ngứa ngáy và đau rát trên da.
4. Hăm tã nổi mụn ở trẻ có nguy hiểm không?
Hăm tã nổi mụn sẽ khiến bé thường xuyên quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu giấc do ngứa ngáy, đau rát, khó chịu. Về lâu dài những triệu chứng này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tâm sinh lý của trẻ.
Vì thế, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan khi thấy trẻ bị hăm tã nổi mụn. Cha mẹ phải thường xuyên theo dõi sát sao các biểu hiện của bệnh và sớm đưa ra phương án xử trí phù hợp.
5. Cách xử lý khi bé bị hăm tã nổi mụn
Khi bé bị hăm tã nổi mụn, cha mẹ nên áp dụng các biện pháp điều trị sau để bệnh nhanh khỏi và không gây biến chứng.
5.1 Thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ
Thay bỉm tã thường xuyên cho trẻ sẽ giúp da bé không phải tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu dẫn đến kích ứng nổi mụn và hăm da. Vì tần suất bé đi vệ sinh ở mỗi độ tuổi là khác nhau, cho nên thời gian thay bỉm tã cũng khác nhau:
- Trẻ sơ sinh: Chế độ ăn nhiều cữ cùng hệ bài tiết chưa hoàn thiện khiến bé đi vệ sinh nhiều lần. Trung bình sau khoảng 2 – 3 giờ bỉm tã của trẻ sơ sinh sẽ đầy. Cha mẹ nên kiểm tra và thay bỉm tã mới cho bé.
- Trẻ nhỏ: Trẻ nhỏ hệ chế độ ít bữa cùng hệ bài tiết đã ổn định hơn nên trung bình 3 – 4 giờ nên thay bỉm tã cho bé một lần là phù hợp.
5.2 Lựa chọn loại tã, bỉm chất lượng cho bé
Tã bỉm là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng hăm tã nổi mụn ở trẻ. Do đó, muốn trẻ không bị hăm tã nổi mụn, cha mẹ hãy lựa chọn loại tã bỉm chất lượng cho bé sử dụng.
Để chọn được tã bỉm, chất lượng cho bé, cha mẹ cần quan tâm đến các tiêu chí sau:
- Chất liệu mềm mại: Bỉm tã có chất liệu mềm mại sẽ không gây cọ xát, tổn thương và kích ứng da.
- Thấm hút tốt: Bỉm tã có độ thấm hút tốt sẽ đảm bảo cho da bé luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt và ít có nguy cơ bị hăm tã nổi mụn hơn.
- Không chứa hương liệu tạo mùi: Làn da mỏng manh của trẻ rất dễ dị ứng với các chất tạo mùi có trong bỉm. Vì vậy, cha mẹ nên tránh chọn mua bỉm có mùi thơm để không gây hại cho da bé.
5.3 Sử dụng các loại kem trị hăm an toàn, hiệu quả cho bé
Sử dụng kem chống hăm là biện pháp trị hăm tã nổi mụn đơn giản và hiệu quả mà cha mẹ nên áp dụng cho bé. Do các loại kem chống hăm có công dụng sát khuẩn, kháng viêm, làm dịu kích ứng. Khi bôi lên da sẽ xoa dịu và phục hồi tổn thương da nhanh chóng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống hăm, cha mẹ có thể dễ dàng mua ở các hiệu thuốc. Tuy nhiên, việc sử dụng kem chống hăm không được tùy tiện mà phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
- Ở mức độ nhẹ: Cha mẹ có thể dùng kem chống hăm có chứa kẽm oxyd để cải thiện tình trạng hăm tã và nổi mụn của bé. Kẽm oxyd sẽ giúp kháng khuẩn nhẹ, làm dịu da và tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây bệnh.
- Ở mức độ trung bình hoặc nặng hơn: Cha mẹ có thể dùng kem bôi có chứa steroid tại chỗ để kháng viêm, giảm đau và làm dịu vết ngứa. Vì steroid có thể gây tác dụng phụ nên khi bôi chỉ cần lấy một lượng nhỏ, bôi lớp mỏng lên da và tránh bôi lên vùng da lành.
- Bé bị hăm tã nổi mụn mãi không khỏi: Trong trường hợp này nhiều khả năng bé đã bị hăm tã tã nổi mụn do nhiễm nấm Candida. Để chắc chắn, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ. Nếu nguyên nhân do nấm Candida, các bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại kem chống hăm có thành phần kháng nấm để điều trị cho bé.
Ngoài các loại kem chống hăm được kê theo đơn cha mẹ cũng có thể sử dụng kem chống hăm không kê theo đơn để phòng và hỗ trợ điều trị hăm tã nổi mụn cho bé. Nhưng cần đảm bảo loại kem chống hăm sử dụng phải có thành phần lành tính, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, đã qua kiểm định của Bộ Y Tế, được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Lưu ý khi dùng kem chống hăm để mang lại hiệu quả trị bệnh cao:
- Cha mẹ phải rửa tay thật sạch sẽ trước khi thoa kem chống hăm cho trẻ để phòng lây nhiễm chéo.
- Dùng kem chống hăm ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu đầu tiên của hăm tã nổi mụn.
- Bôi kem đúng liều lượng không quá ít hoặc quá nhiều phát huy được hết công dụng của sản phẩm.
- Không bôi lên vùng da bị bội nhiễm hoặc chảy nước.
5.4 Áp dụng mẹo dân gian
Để trị hăm tã nổi mụn cho bé, cha mẹ cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ chè xanh, trầu không, mã đề, nụ vối…Tuy nhiên, muốn áp dụng các bài thuốc này có hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Các biện pháp dân gian chỉ thực sự có hiệu quả với các bé bị hăm tã nổi mụn nhẹ. Trường hợp nặng hơn, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng cho bé, tránh để xảy ra các tác dụng không mong muốn.
- Thời gian điều trị thường kéo dài nên cha mẹ phải kiên trì thực hiện đều đặn mới thấy được hiệu quả trị bệnh.
- Cha mẹ phải đảm bảo nguồn nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và được sơ chế sạch sẽ để không gây kích ứng da.
5.5 Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã nổi mụn. Do đó, muốn cải thiện được các triệu chứng của bệnh, cha mẹ cần phải xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng.
- Với trẻ đang bú mẹ: Trong giai đoạn này, nguồn dinh dưỡng của trẻ chủ yếu đến từ sữa mẹ. Vì vậy, chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến bệnh hăm tã nổi mụn của con. Mẹ cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu tính axit như cam, cà chua dâu tây… vì chúng là nguyên nhân khiến hăm tã nổi mụn ở bé trầm trọng hơn.
- Với trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm: Cha mẹ nên cho con ăn thức ăn mát, tránh đồ ăn nóng, nhiều đạm hoặc dầu mỡ. Nếu thấy bé bị dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay khi ăn uống bất kỳ thực phẩm nào thì cha mẹ nên dừng lại ngay.
6. Cách phòng ngừa bé bị hăm tã nổi mụn
Hăm tã nổi mụn rất dễ tái phát, nhất là khi thời tiết nóng bức. Vì thế, cha mẹ cần có các biện pháp phòng tránh để bệnh không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dưới đây là một số biện pháp phòng hăm tã nổi mụn cho trẻ hiệu quả:
- Thay bỉm tã thường xuyên cho trẻ, với trẻ sơ sinh 2 -3 tiếng/lần, trẻ nhỏ 3 – 4 tiếng/lần.
- Vệ sinh da bé sạch sẽ sau mỗi lần thay bỉm tã mới.
- Chọn tã bỉm chất lượng cho bé.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Sử dụng kem chống hăm để bảo vệ da bé mỗi ngày.
Hiểu biết rõ về nguyên nhân và dấu hiệu gây hăm tã nổi mụn sẽ giúp cha mẹ có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp cho bé yêu. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về hăm tã nổi mụn, hãy kết nối ngay với SkinBiBi để được tư vấn.