Hăm tã có đau không là điều rất nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy con bị hăm. Tùy vào dấu hiệu bệnh của bé mà mức độ đau do hăm tã gây ra sẽ khác nhau. SkinBiBi sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu vấn đề này và đưa ra hướng xử trí hăm tã phù hợp.
Mục lục
1. Định nghĩa về hăm tã
Hăm tã (viêm da tã lót) là tình trạng viêm da xảy ra ở khu vực đóng bỉm tã của trẻ. Bệnh thường xuất hiện cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó, đối tượng dễ bị hăm tã nhất là trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi, chiếm tỷ lệ 50%.
Có nhiều nguyên nhân gây ra hăm tã, nhưng chủ yếu nhất vẫn là do bỉm tã như: đóng bỉm tã 24/24, dùng bỉm tã kém chất lượng, không vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cho trẻ…
Hăm tã có 7 cấp độ, nếu không được chăm sóc đúng cách và xử lý triệt để thì tình trạng sẽ chuyển biến nặng hơn. Hăm tã nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận, suy giảm chức năng sinh sản,…
2. Dấu hiệu, triệu chứng hăm tã
Hiện nay, hăm tã được chia thành 7 cấp độ. Ứng với mỗi cấp độ là những dấu hiệu khác nhau mà cha mẹ cần phải ghi nhớ:
- Cấp độ 1: Khi chưa bị hăm tã, da trẻ bị khô nhẹ, mọc nốt sần nhưng không viêm và mẩn đỏ.
- Cấp độ 2: Vùng da đóng bỉm tã ửng hồng ở diện tích nhỏ, có vài nốt sần và khô da nhẹ.
- Cấp độ 3: Các vết ửng hồng chuyển thành ửng đỏ ở diện tích nhỏ. Da bé bị khô và đóng vảy ở mức độ nhẹ, các nốt sần mọc rải rác.
- Cấp độ 4: Da ửng đỏ ở diện tích nhỏ. Các nốt sần nhỏ xuất hiện nhiều hơn và nằm rải rác ở khu vực bị hăm.
- Cấp độ 5: Da đỏ đậm, các nốt sần lan rộng và xuất hiện nhiều hơn. Da bé bị khô và đóng vảy.
- Cấp độ 6: Vết hăm rõ rệt, dày đặc và đỏ đậm hơn. Các nốt sần mọc nhiều hơn và trên da bé bắt đầu xuất hiện mụn mủ, phù nề.
- Cấp độ 7: Da bé đỏ đậm ở diện tích lớn, sưng và phù nề nặng. Các nốt sần và mụn mủ nhiều hơn, bong tróc, lở loét, chảy dịch vàng nghiêm trọng.
3. Hăm tã có đau không?
Hăm tã có đau hay không sẽ tùy thuộc vào từng cấp độ hăm mà bé đang gặp phải. Cụ thể như sau:
- Hăm tã mức độ nhẹ (Cấp độ 1, 2, 3): Trẻ không bị đau mà chỉ thỉnh thoảng cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nguyên nhân là do vùng da quấn tã của bé mới chớm bị viêm nên chỉ gây ra phát ban, nổi mụn nhỏ li ti màu đỏ và kèm theo ngứa ngáy trên nền da bị ửng đỏ.
- Hăm tã ở mức độ vừa (Cấp độ 4, 5): Trẻ bị ngứa ngáy khó chịu nhiều hơn, thường xuyên đưa tay gãi hoặc cọ xát vùng đóng tã bỉm. Trẻ đau nhẹ khi bị chạm vào vết hăm, do lúc này vùng da bị hăm nổi mẩn đỏ nhiều hơn và lan rộng, mụn mủ bắt đầu xuất hiện.
- Hăm tã mức độ nặng (Cấp độ 6, 7): Lúc này vùng da quấn tã của bé đã bị viêm nhiễm nặng. Ngoài ngứa rát, khó chịu thì trẻ sẽ bị đau đớn, nhất là khi bị nước tiểu tiếp xúc vào. Các vết hăm bắt đầu sưng tấy, mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng, thậm chí là chảy máu. Các cơn đau còn khiến cho nhiều trẻ bị sốt, quấy khóc, mất ngủ, bỏ bú, bỏ ăn…
Như vậy có thể thấy rằng, tùy theo từng mức độ nặng nhẹ của tình trạng hăm tã, trẻ có thể cảm thấy bị đau hay không. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là tình trạng này sẽ khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu kéo dài.
Khi trẻ bị hăm tã nhẹ nếu cha mẹ không phát hiện, điều trị kịp thời và chăm sóc đúng cách thì các vết hăm sẽ rất dễ chuyển biến nặng hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của bé. Thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, việc xử trí hăm tã đúng cách là rất quan trọng.
4. Xử trí hăm tã đúng cách
Hăm tã ở trẻ nếu được xử trí đúng cách sẽ cho hiệu quả trị hăm như mong muốn, đồng thời hạn chế tối đa được tình trạng các vết hăm chuyển biến xấu và nặng hơn. Dưới đây là một số biện pháp xử trí mà cha mẹ nên tham khảo và thực hiện ngay cho bé.
- Thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ: Để đảm bảo cho vùng da quấn tã luôn khô thoáng, sạch sẽ, và không phải tiếp xúc quá lâu với chất bẩn dẫn đến kích ứng và hăm da thì cha mẹ nên thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên. Với trẻ sơ sinh là 2 – 3 tiếng/lần và trẻ nhỏ 3 – 4 tiếng/lần.
- Vệ sinh sạch sẽ: Khi da bé được làm sạch, các tác nhân gây hăm như bụi bẩn, phân, nước tiểu, vi khuẩn sẽ được loại bỏ. Nhờ đó, da bé sẽ được bảo vệ và phục hồi nhanh hơn.
- Sử dụng kem hăm mỗi ngày: Các loại kem hăm có thành phần tự nhiên, lành tính như Cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E và B5 giúp sát khuẩn, kháng viêm và giảm ngứa, hỗ trợ và làm giảm hăm tã hiệu quả ở trẻ. Đồng thời còn có tác dụng phòng hăm cho bé, bởi nó tạo ra lớp màng bảo vệ da.
- Tắm bằng các loại lá dân gian: Như lá trầu không, chè xanh, lá khế… Đây đều là những loại lá dân gian có khả năng sát khuẩn, kháng viêm nhẹ, giúp làm săn se vết hăm nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm trùng da.
- Đưa trẻ đến gặp bác sĩ: Khi hăm tã nặng (vết hăm lở loét, mưng mủ, chảy dịch vàng…), cha mẹ không được tự chữa mà nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ thăm khám và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Qua những thông tin vừa cung cấp chắc hẳn cha mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi hăm tã có đau không?, đồng thời cũng nắm được các cách xử trí khi trẻ bị hăm tã. Nếu cha mẹ còn thắc mắc, hãy bình luận phía dưới bài viết hoặc liên hệ hotline 0888 289 828 để được SkinBiBi giải đáp nhanh nhất nhé!