Top 8 điều nhất định phải biết về hăm tã

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
11/12/2020

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
115

Trong giai đoạn đóng tã/bỉm, không ít trẻ sơ sinh thường mắc phải chứng hăm tã. Nhằm giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng này, đồng thời, nắm bắt được các biện pháp cải thiện và phòng chống, SkinBiBi đã tổng hợp những thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây! 

1. Hình ảnh hăm tã ở trẻ 

Nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể hình dung tốt hơn về chứng hăm tã ở trẻ nhỏ, SkinBiBi đã tổng hợp một số hình ảnh trực quan dưới đây: 

da-tre-moi-bi-ham-ta
Khi mới bị hăm tã, da trẻ sẽ ửng hồng và có thể xuất hiện các mụn nhỏ li ti xung quanh các vị trí có nhiều nếp gấp như hai bên bẹn, mông
da-tre-ung-do-do-ham-ta
Nếu cha mẹ không phát hiện và khắc phục kịp thời các vùng da ửng đỏ sẽ xuất hiện nhiều hơn
tre-bi-ham-ta-nang
Qua vài ngày các vết hăm bắt đầu chuyển sang màu đỏ sậm, da sần và nổi nhiều mụn trắng
vet-ham-ta-bat-dau-mung-mu
Trẻ bị hăm tã nặng các vết tổn thương bắt đầu mưng mủ, lở loét và chảy máu

2. Dấu hiệu nhận biết và các cấp độ hăm tã ở trẻ 

Hăm tã ở trẻ nhỏ thường chia thành 5 cấp độ. Nhận biết sớm các cấp độ hăm tã ở trẻ sẽ giúp cha mẹ có hướng chăm sóc và cải thiện tình trạng hăm da một cách hợp lý: 

  • Hăm tã cấp độ 1 (Nhẹ): Vùng da ở khu vực đóng bỉm của bé ửng hồng trên diện tích nhỏ. Các mụn nước li ti xuất hiện nhưng da vẫn khô ráo. 
  • Hăm tã cấp độ 2: Vùng da ửng đỏ xuất hiện nhiều hơn. Các mụn nước nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau. 
  • Hăm tã cấp độ 3 (Trung bình): Da xuất hiện những vết ửng đỏ với diện tích lớn hơn, đậm màu và rõ ràng hơn. 
  • Hăm tã cấp độ 4: Vết hăm càng ngày càng rõ rệt. Trên da xuất hiện cả những nốt sần, da sưng đỏ và có cả mụn mủ. 
  • Hăm tã cấp độ 5 (Nặng): Diện tích tổn thương lớn, da mưng mủ, lở loét, chảy dịch vàng hoặc chảy máu. 
cac-cap-do-ham-ta
5 cấp độ hăm tã ở trẻ nhỏ

3. Nguyên nhân trẻ bị hăm tã 

Khi trẻ bị hăm tã sẽ có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. SkinBiBi đã giúp các bậc phụ huynh tổng hợp lại 7 nguyên nhân chính như sau để bạn lưu ý trong quá trình chăm sóc bé: 

3.1 Da trẻ bị dị ứng

Thành phần của một số các sản phẩm như khăn ướt, bỉm, hay nước giặt có thể chứa các chất hóa học khiến da trẻ dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ… Tình trạng này kéo dài cộng thêm việc vệ sinh da không sạch sẽ khiến vi khuẩn có cơ hội tấn công da trẻ, gây nên hăm da. 

su-dung-chat-tao-huong
Da trẻ có thể bị kích ứng và hăm tã với các chất tạo hương có trong tã bỉm, nước xả vải

3.2 Nhiễm trùng hay nhiễm nấm: 

Vi khuẩn, nấm có thể lợi dụng những vết nhiễm trùng da đơn giản để xâm nhập và tấn công làn da non nớt của trẻ. Do đó, chỉ một vết xước nhỏ, vết kích ứng nhưng không được xử lý đúng cách cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị hăm tã. 

3.3 Da quá nhạy cảm

Trẻ có làn da nhạy cảm thường dễ bị hăm tã hơn các trẻ khác. Da của bé sẽ phản ứng với những thay đổi nhỏ từ môi trường bên ngoài như thời tiết, đổi sữa tắm, tã bỉm mới… Tình trạng kích ứng, dị ứng xảy ra, góp phần khiến bé bị hăm tã mà phụ huynh có thể không biết. 

3.4 Tã, bỉm thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé: 

Mặc tã bỉm thô ráp trong thời gian dài sẽ khiến da bé bị cọ xát quá mức gây đau đớn khó chịu và trầy xước da. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm, các vết xước ngày càng nhiều, dính nước tiểu, phân của bé khiến vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở, dẫn đến tình trạng hăm tã. 

3.5 Chất lượng bỉm hoặc bỉm không hợp: 

Bỉm có chất lượng kém, không mềm mại và an toàn nên nguy cơ da trẻ bị kích ứng và hăm tã cao. Ngoài ra, một số chất tạo mùi thơm trong bỉm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm tã. 

3.6 Nước tiểu của bé đọng lại quá lâu trên bỉm tã: 

Phân và nước tiểu chứa nhiều vi khuẩn, chất men tiêu hoá (protease, lipase) gây hại cho da. Nếu cha mẹ không thay bỉm/tã thường xuyên, da bé sẽ tiếp xúc với phân và nước tiểu trong thời gian dài, tạo điều kiện để vi khuẩn gây hăm tấn công. 

3.7 Nguyên nhân khác: 

Ngoài các nguyên nhân trên, trẻ cũng có thể bị kích ứng do thay đổi khẩu phần ăn hoặc mặc quần áo quá chật, trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh… 

4. Các cách trị hăm tã 

Để điều trị hăm tã ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ tình trạng hăm tã của bé. Đối với trường hợp bé bị hăm tã nhẹ, phụ huynh có thể sử dụng các loại kem bôi hoặc dùng các biện pháp tắm lá dân gian để cải thiện tình trạng này. 

4.1. Sử dụng các loại kem trị hăm

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại kem trị hăm khác nhau nhưng không phải loại kem nào cũng an toàn và cho hiệu quả như mong đợi. Cha mẹ cần cẩn trọng và tìm hiểu thật kỹ các thông tin trước khi đặt mua sản phẩm để tránh “tiền mất tật mang”. Dưới đây là một số loại kem trị hăm tã tốt, được nhiều chuyên gia khuyên dùng mà cha mẹ có thể tham khảo:

SKINBIBI

kem-tri-ham-ta-skinbibi
Kem bôi da trẻ em SkinBiBi với thành phần thảo dược lành tính, không corticoid, paraben, cồn nên an toàn cho làn da nhạy cảm của bé

SkinBiBi là kem bôi da có công dụng cải thiện hăm da, chống khô da, mẩn ngứa do chàm sữa, muỗi, côn trùng đốt… Sản phẩm do Công ty Cổ phần Dược Phẩm Nam Hà – đơn vị có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm nghiên cứu và sản xuất. 

Ngay từ khi ra mắt, SkinBiBi đã chiếm trọn tình cảm của các bậc phụ huynh nhờ sở hữu thành phần được bào chế từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất an toàn, lành tính, không gây bất cứ tác dụng phụ cho bé. 

Nguồn gốc: Việt Nam

Thành phần:

  • Chamomilla Recutita Flower Extract (cúc La Mã): Thành phần chính trong chiết xuất của cúc La Mã là chamazulan có tác dụng hiệu quả trong việc xoa dịu và kháng viêm. Ngoài ra, một lượng lớn bisabolol, acid chlorogenic, flavonoids, sesquiterpene có tác dụng chống nấm, kháng viêm, sát trùng và tái tạo lại các tế bào da bị tổn thương.
  • Kẽm oxyd: Kháng khuẩn nhẹ, tạo thành lớp màng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như chất thải, nước tiểu, mồ hôi, bụi bẩn… 
  • Vitamin E: Chăm sóc da, làm dịu các tổn thương trên da, phục hồi và tái tạo các tế bào da, chống oxy hoá và tác hại của tia UV, ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước.
  • Vitamin B5: Phục hồi màng lipid ở lớp biểu bì da, xoa dịu kích ứng, giảm viêm, ngứa. 

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh từ 0 ngày tuổi, trẻ nhỏ và người lớn.

Tần suất: Thoa kem 2 – 3 lần/ngày, có thể dùng nhiều hơn tùy vào tình trạng hăm tã của trẻ.

Giá bán: Tuýp 10g có giá 23.500đ | Tuýp 20g có giá 40.000đ.

SANOSAN

kem-tri-ham-sanosan
Kem chống hăm Sanosan có dạng đóng tuýp dễ sử dụng

Kem trị hăm Sanosan với chiết xuất từ olive hữu cơ giúp mẹ chăm sóc và bảo vệ da bé khỏi các tổn thương do hăm tã gây ra. 

Nguồn gốc: Đức

Thành phần:

  • Kẽm oxyd: Tạo ra hàng rào bảo vệ da.
  • Panthenol: Kháng khuẩn, chống viêm, bảo vệ da bé khỏi tác nhân có hại từ phân, nước tiểu.
  • Dầu oliu: Cung cấp độ ẩm và tái tạo da.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tần suất: Dùng 2 – 3 lần trong ngày

Giá bán: 115.000đ/tuýp 100ml

BEPANTHEN

Kem-ngan-ham-Bepanthen
Bepanthen giúp chăm sóc và nhẹ nhàng làm lành vết hăm đỏ gây ra bởi tã/bỉm

Kem chống hăm tã Bepanthen xuất xứ Đức có công dụng trong việc bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi các tác nhân gây kích ứng, phòng ngừa và làm lành nhanh các vết hăm tã.

Nguồn gốc: Đức

Thành phần:

  • Mỡ cừu: Bảo vệ da nhờ tạo ra màng phân cách giữa da và các tác nhân gây kích ứng.
  • Dexpanthenol: Phục hồi và tái tạo làn da, làm lành vết thương, dưỡng ẩm chống khô ráp. 

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Tần suất: Ngày bôi 1 – 2 lần, hoặc bôi sau mỗi lần thay tã cho bé.

Giá bán: 70.000đ/tuýp 30 gram

BABY SEBAMED DIAPER RASH CREAM

kem-tri-ham-Baby-Sebamed-Diaper-Rash-Cream
Kem trị hăm Baby Sebamed Diaper Rash Cream có thiết kế bao bì bắt mắt

Kem trị hăm tã Baby Sebamed Diaper Rash Cream với độ pH 5.5 và các thành phần dịu nhẹ giúp ngăn ngừa và giảm triệu chứng hăm tã cho bé. 

Nguồn gốc: Đức

Thành phần:

  • Panthenol: Thúc đẩy quá trình làm lành da.
  • Vernik-related Squalane: Cung cấp lipid cho lớp biểu bì da bé.
  • Titanium Dioxide: Tạo thành hàng rào bảo vệ chống lại tác nhân gây viêm nhiễm.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tần suất: Dùng sau mỗi lần thay tã lót.

Giá bán: 189.000đ/tuýp 50ml.

BIOLANE

kem-tri-ham-biolane
Kem trị hăm Biolane cũng là một trong những loại kem ngoại nhập có khả năng cải thiện hăm tã hiệu quả

Kem trị hăm Biolane đã được kiểm nghiệm là có tác dụng xoa dịu và chữa lành các tổn thương do hăm tã gây ra. 

Nguồn gốc: Pháp

Thành phần:

  • Panthenol và vitamin E: Phục hồi làn da bị hăm của bé.
  • Kẽm oxyd và dầu hạnh nhân: Làm dịu da bé khỏi kích ứng.
  • Hợp chất Hydra-Bleine: Cấp ẩm cho da.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tần suất: Dùng sau khi tắm hoặc sau khi thay tã cho bé.

Giá bán: 222.000 đồng/tuýp 100ml

SUDOCREM

kem-tri-ham-ta-sudocream
Kem chống hăm Sudocrem giúp chống hăm, giảm đau, giảm ngứa, bảo vệ da bé

Kem trị hăm Sudocrem với thành phần chính từ mỡ cừu giúp làm mềm da và cải thiện hăm tã ở trẻ. 

Nguồn gốc: Anh Quốc

Thành phần:

  • Benzyl benzoate và benzyl cinnamate: Kháng khuẩn, chống viêm.
  • Anhydrous hypoallergenic lanolin: Làm dịu vết mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Benzyl alcohol: Giảm sưng tấy, nhiễm trùng.

Đối tượng sử dụng: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tần suất: Bôi 2 – 3 lần/ngày.

Giá bán: 100.000đ/hộp 60 gram. 

Hướng dẫn cách chọn kem trị hăm an toàn cho bé: 

  • Lựa chọn kem trị hăm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm định để đảm bảo an toàn. 
  • Có thành phần từ thảo dược tự nhiên, an toàn, lành tính không gây kích ứng da bé.
  • Không chứa các chất có hai cho da như paraben, corticoid, cồn… 
  • Kem phải phù hợp với độ tuổi của bé.

Hướng dẫn bôi kem trị hăm đúng cách: 

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thoa kem.  
  • Vệ sinh vùng da cần thoa kem.  
  • Lấy lượng kem vừa đủ (đọc hướng dẫn sử dụng đi kèm kem bôi) và thoa lên vùng da cần chăm sóc. 
  • Massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu trên da nhanh hơn. 

4.2. Sử dụng các cách trị hăm tã dân gian

Bên cạnh phương pháp sử dụng kem bôi trị hăm, phương pháp trị hăm bằng các nguyên liệu tự nhiên cũng được nhiều phụ huynh sử dụng.

DẦU DỪA

Trong dầu dừa có chứa nhiều axit lauric và axit béo có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm tự nhiên, giúp ngăn chặn vi khuẩn gây hăm tã. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng chứa nhiều vitamin E, K giúp dưỡng ẩm và xoa dịu kích ứng da. 

dau-dua
Trị hăm tã bằng dầu dừa là phương pháp được áp dụng phổ biến trong dân gian

Cách trị hăm tã bằng dầu dừa:

Nguyên liệu: 5ml dầu dừa, nước ấm, khăn mềm sạch.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh vùng da bị hăm tã bằng nước ấm.
  • Bước 2: Dùng khăn sạch lau khô vùng da bị hăm tã của bé.
  • Bước 3: Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị hăm. Thực hiện bôi dầu dừa 2 lần/ngày để đạt hiệu quả trị hăm.

Chi tiết xem thêm: Top 4 Cách trị hăm tã bằng dầu dừa “DỨT ĐIỂM

SỮA MẸ 

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các kháng thể thụ động có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, nấm, tạo thành lớp màng bảo vệ và chống lại các tác nhân gây hăm da. 

sua-me-giup-phuc-hoi-ham-da
Sữa mẹ cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp dưỡng ẩm sâu, tái tạo, phục hồi các vùng da hăm tã bị tổn thương

Cách trị hăm tã bằng sữa mẹ:

Nguyên liệu: 10ml sữa mẹ, nước sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa sạch vùng da bị hăm tã của trẻ với nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch.
  • Bước 2: Nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm tã, kết hợp massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút để các dưỡng chất có trong sữa mẹ thẩm thấu trên da tốt hơn. 
  • Bước 3: Để da khô tự nhiên rồi mặc tã mới cho bé. Thực hiện phương pháp 1 – 2 lần/ngày để cải thiện tình trạng hăm tã của trẻ. 

Chi tiết xem thêm: Trị hăm bằng sữa mẹ – Những điều cha mẹ nên ghi nhớ

GIẤM

Nước tiểu của trẻ có tính kiềm nên nếu cha mẹ để bé tiếp xúc quá lâu mà không thay tã mới sẽ khiến da bé rất dễ bị kích ứng, nổi mẩn, phát ban đỏ và hình thành hăm tã. Trong trường hợp này để khắc phục, cha mẹ có thể dùng giấm để trung hòa kiềm và cân bằng lại độ pH, giúp da trẻ tránh được nguy cơ bị hăm.

giam-tri-ham
Giấm giúp cân bằng độ pH của nước tiểu, giúp trẻ tránh được nguy cơ bị hăm tã

Cách trị hăm tã bằng giấm:

Nguyên liệu: Nửa chén giấm ăn. 

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Cho nửa chén giấm vào nửa xô nước, sau đó ngâm tã vải của bé vào dung dịch này.
  • Bước 2: Phơi tã ở nơi có nắng và có gió.
  • Bước 3: Dùng tã đã giặt qua với giấm quấn cho bé.

Lưu ý: Ngoài cách giặt tã, quần của trẻ với giấm, mẹ cũng có thể pha 1 thìa giấm trắng vào nước và dùng dung dịch này để vệ sinh cho bé sau mỗi lần thay tã. 

YẾN MẠCH

Bột yến mạch có chứa hàm lượng cao protein giúp làm dịu làn da nhạy cảm và làm tăng sức mạnh của hàng rào bảo vệ da. Ngoài protein, trong bột yến mạch còn chứa saponin – một chất hoá học có khả năng làm sạch bụi bẩn và vi khuẩn tích tụ trên những vùng da bị hăm, từ đó các vết hăm sẽ mau lành hơn.

bot-yen-mach
Bột yến mạch không chỉ là thức uống dinh dưỡng thơm ngon mà còn là nguyên liệu giúp làm dịu và bảo vệ hàng rào tự nhiên của da bé

Cách trị hăm tã bằng bột yến mạch: 

Nguyên liệu: 1 muỗng canh bột yến mạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lấy 1 muỗng canh bột yến mạch hoà vào nước tắm cho bé.
  • Bước 2: Cho bé ngâm mình trong nước bột yến mạch khoảng 10 – 15 phút, rồi tắm lại bằng nước sạch. Tắm cho bé 2 lần/ngày với nước bột yến mạch để thấy hiệu quả rõ rệt.

LÔ HỘI

Lá lô hội có rất nhiều các hoạt chất chống viêm và vitamin E có khả năng dưỡng ẩm sâu, chống lão hoá và phục hồi vùng da hăm tã bị tổn thương. 

lo-hoi
Các thành phần trong gel lô hội có công dụng rất tuyệt vời trong việc cải thiện hăm tã ở trẻ nhỏ

Cách trị hăm tã bằng lô hội:

Nguyên liệu: 1 nhánh lô hội sạch

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Lá cây lô hội đem rửa sạch, loại bỏ vỏ chỉ lấy lớp thịt bên trong.
  • Bước 2: Dùng phần thịt lô hội thoa lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên rồi mới mặc tã cho bé.
CHÚ Ý: 

  • Trị hăm theo phương pháp dân gian chỉ có tác dụng tại thời điểm sử dụng, đó là làm săn se bề mặt da. Do đó, phương pháp này chỉ có hiệu quả với tình trạng hăm tã nhẹ. Trường hợp trẻ bị hăm tã nặng, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các phương pháp này mà nên tham khảo ý kiến của chuyên gia. 
  • Đối với một số bé có làn da nhạy cảm, bị kích ứng với các thành phần lá thảo dược, cha mẹ cần lưu ý thử trước ở tay, chân của bé trước khi tắm toàn thân.

5. Khi nào trẻ cần đến gặp bác sĩ 

Ở cấp độ 1, 2 và 3 của hăm tã, cha mẹ có thể sử dụng các phương pháp trên để hỗ trợ điều trị hăm tã tại nhà. Tuy nhiên, nếu 3 – 4 ngày tình trạng hăm không thuyên giảm, trên da xuất hiện những biểu hiện như mụn chảy mủ, lở loét da, chảy máu, bé bị sốt, quấy khóc cả ngày…, mẹ nên đưa bé đến thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp.  

6. Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị hăm tã 

Trẻ bị hăm tã cần được chăm sóc đúng cách để tránh khiến da bị tổn thương nặng hơn. Một số việc làm cha mẹ cần lưu tâm để có thể bảo vệ da của con đúng cách như: 

  • Vệ sinh da sạch sẽ cho bé ngay sau khi thay bỉm tã bằng nước ấm. Nếu dùng khăn ướt nên chọn khăn không cồn và không có chất tạo mùi. 
  • Khi vệ sinh da cần thao tác phải nhẹ nhàng, không chà xát mạnh tránh làm bé đau và xước da. 
  • Lau khô da bé bằng khăn mềm trước khi mặc tã bỉm mới.
  • Bôi kem chống hăm cho bé và massage nhẹ nhàng để bé không cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. 
làm-sach-vung-kin-cho-be-thuong-xuyen
Thay tã bỉm và vệ sinh vùng kín thường xuyên cho bé để điều trị và phòng ngừa hăm tã xảy ra

7. Những việc không nên làm khi trẻ bị hăm tã

4 điều không nên làm: 

  • Quên không thay tã/bỉm cho trẻ sau nhiều giờ.
  • Sử dụng tã/bỉm không đúng kích cỡ hoặc mặc quần áo quá chật cho trẻ.
  • Thoa phấn rôm lên vùng da đóng tã/bỉm.  
  • Sử dụng các loại kem bôi không có nguồn gốc xuất xứ hoặc tự ý sử dụng thuốc trị hăm.
phan-rom-tri-ham-ta
Cha mẹ không nên dùng phấn rôm để trị hăm cho con vì có thể khiến tình trạng hăm tã nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bé sau này

8. Cách phòng ngừa để trẻ không bị hăm tã 

6 cách phòng ngừa: 

  • Thay tã thường xuyên sau 2 – 3 giờ/lần hoặc sau khi bé đại tiện. 
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé hàng ngày đặc biệt là vùng da ở các khu vực đóng bỉm. 
  • Hạn chế đóng bỉm/tã để da được khô thoáng tự nhiên.
  • Lựa chọn các loại bỉm có size phù hợp cho bé, bỉm có độ mềm, không chứa chất tạo thơm. 
  • Cho bé mặc quần áo rộng, chất liệu thấm hút tốt.
  • Bôi kem phòng chống hăm cho bé hàng ngày. 

Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu cha mẹ vẫn còn thắc mắc về tình trạng hăm tã của con, hãy liên hệ với SkinBiBi để được tư vấn cụ thể bởi các chuyên da da liễu hàng đầu. 

Thông tin liên hệ: 

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng