Cách trị ngứa ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
03/06/2022

Cập nhật:
03/06/2022

Lượt xem:
538

Làn da các bé có cấu tạo chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn nên rất nhạy cảm và dễ bị mẩn ngứa bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẩn ngứa và làm thế nào để khắc phục, bài viết sẽ cùng cha mẹ giải đáp những thắc mắc đó. 

1. Vì sao trẻ bị mẩn ngứa?

Mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ
Mẩn ngứa là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Tình trạng ngứa có thể xảy ra tại một vùng da tiếp xúc với tác nhân gây ngứa hoặc toàn thân của trẻ. Nguyên nhân gây ngứa có thể bao gồm:

1.1. Do muỗi đốt, côn trùng cắn

Các bé thường mải chơi, hay thích những chỗ râm mát, bụi rậm nên dễ bị muỗi, dĩn, côn trùng tấn công. Trường hợp này thường đi kèm các dấu hiệu như sưng đỏ, phát ban tại vị trí vết cắn.

1.2. Do quần áo không phù hợp

Da của trẻ khá mỏng nên dễ kích ứng khi mặc các loại quần áo thô ráp, chất liệu không thông thoáng, thấm hút mồ hôi kém. Ngoài ra, nếu quần áo còn nhãn mác có thể cọ xát vào da làm trẻ mẩn ngứa, khó chịu.

1.3. Do dính lông động vật, phấn hoa

Trẻ em có sức đề kháng yếu hơn người lớn, da lại nhạy cảm nên có thể phản ứng ngay khi tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa.

1.4. Do hóa chất, môi trường

Các sản phẩm tắm gội người lớn thường chứa nhiều hóa chất không phù hợp với làn da của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ thường nghịch ngợm, hiếu động nên có thể vô tình chạm vào các hóa chất độc hại như keo, sơn, thuốc tẩy,… làm da bị kích ứng, mẩn ngứa.

1.5. Do khô da

Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng ngứa da. Tình trạng ngứa do da khô này có thể kèm theo bong tróc, nứt nẻ, da sần sùi…

1.6. Vệ sinh kém

Trẻ thường ham chơi và tiết nhiều mồ hôi, nếu không thay quần áo thường xuyên và tắm rửa sạch sẽ thì cũng dễ bị bệnh về da. Bên cạnh đó thì nếu trong nhà nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị mẩn ngứa. 

1.7. Ngứa da là biểu hiện bên ngoài của bệnh nguy hiểm

Tình trạng ngứa và trẻ thường xuyên gãi có thể là biểu hiện bên ngoài của các bệnh như mề đay, thủy đậu, viêm da dị ứng, bệnh về gan mật,… Nếu tình trạng ngứa kéo dài không rõ nguyên nhân thì cha mẹ nên đưa bé đi khám để biết chính xác nguyên nhân.

2. Các yếu tố làm ngứa nặng thêm

Trẻ bị mẩn ngứa tuy là tình trạng thường gặp và hầu hết trường hợp không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên cha mẹ nên chú ý một số yếu tố có thể khiến vết mẩn ngứa của trẻ lan rộng và nặng thêm. Ngoài ra, việc trẻ bị ngứa sẽ gãi nhiều làm trầy xước da, nếu vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm da.

Ngứa da ở trẻ có thể nặng thêm nếu cha mẹ chủ quan

Các yếu tố làm tình trạng ngứa của trẻ nặng thêm:

  • Quần áo dày, không thoáng khí

Quần áo quá dầy, chất liệu thô ráp hay kém thoáng khí sẽ khiến da trẻ bị kích ứng, mồ hôi khó thoát ra ngoài và tích tụ làm bé càng thêm ngứa ngáy khó chịu.

  • Trẻ gãi nhiều làm trầy xước da

Khi bị mẩn ngứa, trẻ có xu hướng muốn gãi để giảm bớt cơn ngứa. Nếu trẻ gãi nhiều, móng tay có thể cào xước da tạo thành vết thương, nếu vết thương tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn có thể sưng tấy, mưng mủ, thậm chí nhiễm trùng.

  • Không giữ vệ sinh làm vết ngứa nặng thêm

Mẩn ngứa là hiện tượng da đang bị kích ứng, nếu không thường xuyên làm sạch và giữ vùng da thông thoáng thì sẽ khiến mồ hôi tích tụ, làm vết ngứa sưng to và có thể lan rộng.

  • Dùng sữa tắm, xà phòng người lớn

Khi trẻ có biểu hiện ngứa, cha mẹ thường muốn vệ sinh cho trẻ sạch sẽ nhưng lại vô tình sử dụng các sản phẩm tắm gội người lớn. Các sản phẩm này thường có độ pH cao và khả năng tẩy rửa quá mạnh so với làn da mỏng manh của bé, từ đó bào mòn da và làm tình trạng ngứa nặng thêm. 

3. Mách mẹ cách xử lý tình trạng ngứa da của trẻ

Khi trẻ bị mẩn ngứa do các nguyên nhân thông thường, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng các cách dưới đây để giúp giảm ngứa cho bé yêu nhé.

3.1. Giữ vùng da bị ngứa luôn sạch sẽ, thông thoáng

Việc đầu tiên nên làm khi trẻ có dấu hiệu mẩn ngứa là giữ vệ sinh vùng da của bé để tránh tình trạng ngứa nặng thêm. Cha mẹ nên chú ý thay quần áo thường xuyên, sử dụng quần áo chất liệu mềm mịn, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, có thể dùng khăn sạch và ẩm chườm mát vùng da bị ngứa giúp bé dễ chịu hơn.

3.2. Tắm cho trẻ với lá trầu không giúp giảm ngứa

Lá trầu không vốn được biết đến với công dụng kháng viêm, giảm bớt tình trạng viêm da cơ địa, mề đay,… Ngoài ra, một số hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da, loại bỏ vi khuẩn và các chủng nấm gây bệnh.

Cách làm nước tắm cho bé từ lá trầu:

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá trầu không tươi, rửa với nước muối cho sạch
  • Cắt nhỏ lá trầu không, cho vào nồi nước đang sôi
  • Đun sôi vài phút rồi tắt bếp, pha loãng với nước lã

3.3. Sử dụng kem bôi da trẻ em SKINBIBI làm dịu ngứa da

Sử dụng kem bôi da trẻ em giúp dịu ngứa da

Để giảm bớt tình trạng ngứa da ở trẻ nhỏ, bên cạnh áp dụng các phương pháp trên, cha mẹ có thể tham khảo kem bôi da Skinbibi, đây là một trong những sản phẩm của Dược phẩm Nam Hà – top 5 công ty Đông dược uy tín tại Việt Nam. Đặc biệt, Skinbibi được nghiên cứu và chứng nhận bởi Viện Phụ sản trung ương, cha mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho bé yêu. 

Skinbibi có chất kem dạng cải tiến, thẩm thấu nhanh, không nhờn dính ngay cả khi mang bỉm, phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ và cả trẻ sơ sinh. Sản phẩm có thể dùng trong các trường hợp:

  • Giảm tình trạng mẩn ngứa do chàm sữa, ban đỏ, côn trùng cắn,…
  • Phòng chống và hỗ trợ điều trị hăm da
  • Hạn chế và giảm tình trạng rôm sảy 
  • Phòng chống khô da 
Sử dụng kem bôi da Skinbibi an toàn cho cả trẻ sơ sinh

Cách sử dụng kem bôi da trẻ em Skinbibi

  • Rửa sạch tay trước khi thoa kem cho bé
  • Vệ sinh và lau khô nhẹ nhàng vùng da ngứa
  • Thoa Skinbibi lên vùng da ngày 2-3 lần

Cha mẹ có thể dễ dàng tìm mua Skinbibi tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Xem ngay Danh sách điểm bán Skinbibi tại đây.

4. Lưu ý khi trẻ bị ngứa da

Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc trẻ đang bị ngứa da:

  • Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, đặc biệt là phòng của trẻ
  • Để trẻ tránh xa nơi bụi bặm, đông người
  • Mặc quần áo chất liệu thoáng khí, thấm hút mồ hôi
  • Giữ tay sạch và cắt móng tay thường xuyên
  • Tắm bằng nước ấm, không nên dùng nước quá nóng gây khô da
  • Không dùng sữa tắm người lớn cho trẻ

 

Mong rằng sau bài viết này, các mẹ sẽ biết cách xử trí khi trẻ bị ngứa. Nếu cần hỗ trợ các vấn đề về da bé, hãy liên hệ ngay tới hotline 0888 28 98 28 để được tư vấn miễn phí.

Xem danh sách điểm bán Skinbibi.

Bài viết khác

Cách trị muỗi đốt cho bé tại nhà đơn giản mẹ nên biết

Tại sao trẻ nhỏ hay bị muỗi đốt? Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị muỗi đốt khá nhiều, tuy nhiên phổ. . .

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở lưng của trẻ Ngoài cổ, ngực, trán thì lưng là vùng da dễ bị rôm sảy vào. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng