7 cách trị hăm vùng kín cho bé gái AN TOÀN – DỨT ĐIỂM

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
08/01/2021

Cập nhật:
31/05/2022

Lượt xem:
10523

Nhiều cha mẹ lo lắng các vết hăm ở vùng kín của bé gái nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản sau này. Thấu hiểu được nỗi lo đó, SkinBiBi đã tổng hợp giúp các bậc phụ huynh 7 cách trị hăm vùng kín cho bé gái an toàn – dứt điểm trong bài viết sau!

1. Dấu hiệu nhận biết hăm vùng kín ở bé gái

Cấu tạo vùng kín của bé gái có cấu tạo hình phễu ngược lại và ngay gần hậu môn dẫn đến tình trạng hăm ở các bé gái. Vì vậy các mẹ nên lưu ý và nhận biết sớm tình trạng hăm vùng kín ở bé gái thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Vùng kín của bé gái đỏ ửng ở hai bên môi âm hộ
  • Da ở khu vực vùng kín căng bóng. Trên da ở vùng kín nổi mụn nhỏ li ti hoặc bị ban đỏ rộng khu vực bộ phận sinh dục, mông, 
  • Với những bé gái lớn, hăm vùng kín khiến bé cảm thấy ngứa ngáy và đưa tay gãi thường xuyên.
  • Với những bé gái nhỏ, do chưa thể nói và hành động được như bé gái lớn nên có biểu hiện quấy khóc, bỏ bú hoặc ngủ không ngon giấc.

Khi thay tã, bỉm, mặc quần áo hoặc vệ sinh cho bé hàng ngày cha mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra tình trạng hăm ở trẻ và mức độ hăm ra sao từ đó có cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả nhanh chóng

Vung-kin-do-va-noi-mun
Vùng kín đỏ ửng, trên da xuất hiện nhiều các mụn đỏ nhỏ li ti

2. Nguyên nhân gây hăm vùng kín ở bé gái

Để có cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả thì cần phải tìm ra nguyên nhân gây hăm ở bé gái. Có nhiều nguyên nhân khiến bé gái bị hăm ở vùng kín, tiêu biểu nhất có thể kể đến 4 nguyên nhân như:

  • Cơ quan sinh dục của bé gái rất dễ bị viêm nhiễm do sức đề kháng của bé yếuTrong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng của bé thường rất yếu, hàng rào bảo vệ bé khỏi tác nhân gây hại cũng mỏng manh. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập vào cơ quan sinh dục của bé gây viêm nhiễm trên diện rộng và hình thành nên các vết hăm. 
  • Cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái hình phễu ngược và gần ngay hậu môn: Cấu tạo cơ quan sinh dục của bé gái có hình phễu ngược lại gân ngày hậu môn vì vậy khi đi vệ sinh nước tiểu dễ bị đọng lại từ đóvi khuẩn từ phân dễ dàng xâm nhập vào cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu mẹ vệ sinh hậu môn không sạch sẽ và đúng cách, nhất là sau mỗi lần trẻ đại tiện, vi khuẩn từ phân kết hợp với môi trường ẩm ướt trong tã lót có thể khiến bé bị hăm vùng kín. 
  • Da vùng kín nhạy cảmDa trẻ em chỉ mỏng bằng ⅕ da người lớn nên rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài. Bé dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy… khi da tiếp xúc với các loại tã bỉm, giấy ướt, sữa tắm… có chất tạo hương, cồn… 
  • Do đóng bỉm/tã thường xuyên, không chất lượng: Nếu cha mẹ đóng bỉm cho bé trong thời gian dài thì vùng kín bị ẩm ướt do tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu, mồ hôi, tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, nấm gây hăm da sinh sôi.
  • Bên cạnh đó, sử dụng tã bỉm kém chất lượng cũng là nguyên nhân dẫn đến hăm vùng kín ở bé gái. Những loại bỉm này có độ thấm hút kém nên da trẻ dễ bị bí bách, khó chịu. Chất liệu của bỉm thô cứng, khi trẻ cử động viền bỉm cọ xát vào da vùng kín, gây xước, làm cho bề mặt da ửng đỏ và bị hăm.
tre-mac-bim-ta
Đóng bỉm/tã thường xuyên, không chất lượng là nguyên nhân gây hăm da vùng kín ở bé gái

3. 7 cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả

SkinBiBi đã giúp các bậc phụ huynh tổng hợp lại 7 cách trị hăm vùng kín cho bé gái an toàn, hiệu quả tại nhà ở phần dưới đây: 

3.1. Chữa hăm bằng vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé gái

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng hăm ở trẻ đó là vệ sinh không thường xuyên hoặc qua loa, chưa sạch sẽ. Vì vậy vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé gái là việc làm rất quan trọng giúp con hết hăm và không bị viêm nhiễm. 

Do vùng kín của bé gái có cấu tạo đặc biệt hơn bé trai nên khi vệ sinh, cha mẹ cần chú ý thực hiện tuần tự đúng theo các bước sau:

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ với xà phòng diệt khuẩn. 
  • Bước 2: Chuẩn bị một chậu nước ấm khoảng 35 – 38 độ C.
  • Bước 3: Lấy một chiếc khăn xô mềm, nhúng vào chậu nước ấm, rồi quấn quanh ngón trỏ và nhẹ nhàng lau dọc xung quanh vùng kín của bé. 
  • Bước 4: Cha mẹ lau dọc theo các nếp gấp, không cần thiết phải tách môi âm đạo để lau chùi ở bên trong, lau theo hướng từ âm đạo ra sau hậu môn. 
  • Bước 5: Sau khi vệ sinh vùng kín cho bé, cha mẹ dùng khăn mềm sạch lau khô lại vùng kín rồi mới tiếp tục đóng bỉm hoặc mặc quần áo mới cho bé.
Lưu ý:

Thực hiện đúng động tác lau rửa vùng kín cho bé gái từ trước ra sau để đảm bảo vi khuẩn từ hậu môn không thể xâm nhập vào vùng kín của bé.

ve-sinh-vung-kin-cho-be
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé gái là cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả

3.2. Sử dụng các loại kem trị hăm cho bé 

Bên cạnh các biện pháp kể trên, cha mẹ cũng có thể sử dụng kem trị hăm để cải thiện các triệu chứng hăm vùng kín ở bé gái. Đây được đánh giá là biện pháp đơn giản, hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà.

Phụ huynh có thể mua kem bôi da trị hăm ở các nhà thuốc, showroom của các công ty dược… Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn lựa sản phẩm kem bôi da có thành phần an toàn, lành tính tránh gây tác dụng phụ trên da trẻ. Những sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên và các dưỡng chất như cúc La Mã, kẽm oxyd, vitamin E, vitamin B5, vitamin E, petrolatum… 

Hiện nay, hầu hết các loại kem hăm tốt trên thị trường như SkinBiBi, Bepanthen, Chicco, Biolane, Sudocrem… đều có chứa ít nhất một trong số các thành phần kể trên. 

skinbibi-kem-boi-da-tri-ham
Các sản phẩm kem bôi da trẻ em chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên nên được ưu tiên lựa chọn

Các bước bôi kem trị hăm vùng kín cho bé gái: 

  • Bước 1: Cha mẹ vệ sinh vùng kín của bé sạch sẽ và dùng khăn mềm lau khô da và tiến hành bôi kem trị hăm cho bé.
  • Bước 2: Lấy một lượng vừa đủ kem trị hăm ra tay rồi bôi lên vùng da bị hăm của trẻ. Đối với trẻ bị hăm nặng có thể bôi lớp kem dày hơn. Sau khi thoa kem nên kết hợp massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu trên da. 
  • Bước 3: Đợi kem thẩm thấu hết, cha mẹ mặc lại quần hoặc tã bỉm cho bé.

3.3. Hạn chế đóng bỉm là cách trị hăm vùng kín cho bé gái

Hạn chế đóng bỉm cho trẻ không chỉ giúp vùng da bị hăm khô thoáng hơn mà còn giảm được việc bỉm tã cọ xát quá mức gây tổn thương da và làm bé bị đau. Chính vì thế, mỗi ngày cha mẹ nên để bé bỏ bỉm khoảng 2 – 3 tiếng hoặc nhiều hơn nếu trẻ bị hăm vùng kín nặng. 

Đối với trường hợp trẻ bắt buộc phải đóng bỉm, cha mẹ nên cho bé sử dụng các loại bỉm có chất liệu mềm mại, khả năng thấm hút tốt và trong thành phần không chứa các chất tạo mùi, không gây kích ứng da bé. 

be-khong-dong-bim-thuong-xuyen
Hạn chế đóng bỉm cho trẻ giúp các vùng da bị hăm luôn được khô thoáng tự nhiên

3.4. Cần lau vùng kín khô sau khi tắm hoặc đi vệ sinh

Môi trường vùng kín ẩm ướt là một trong những nguyên nhân gây hăm da. Do vậy, cách trị hăm vùng kín cho bé gái, cha mẹ cần giữ vùng kín của trẻ luôn được khô thoáng bằng cách lau khô vùng kín sau mỗi lần bé tắm hoặc đi vệ sinh.

Để lau vùng kín cho trẻ đúng cách, tránh làm trầy xước da trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị khăn bông loại mềm. Sau đó, tiến hành thấm khô những vệt nước đọng lại ở vùng kín của bé. Bạn nên lau dọc theo các nếp gấp từ trước ra sau, lau khô cả hậu môn để đảm bảo vùng da tại đây luôn khô ráo, tránh bị hăm.

ve-sinh-vung-kin-bang-bong-gon
Cha mẹ nên dùng khăn bông hoặc bông gòn để thấm khô vùng kín cho bé

3.5. Mặc quần rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt cho bé

Mặc quần bị chật, không đúng kích cỡ của bé cũng là một trong những nguyên nhân gây kích ứng da vùng kín của trẻ. Do đó, khi bị hăm da, thay vì cho bé mặc size quần như bình thường, cha mẹ nên cho bé mặc size lớn hơn để không khí từ bên ngoài dễ dàng lưu thông vào bên trong làm mát và khô da. 

Ngoài ra, do da vùng kín của bé gái rất nhạy cảm nên cha mẹ cũng cần phải đặc biệt chú ý đến chất liệu quần các con mặc. Bạn có thể lựa chọn quần được làm từ chất liệu cotton để đảm bảo độ mềm mại và khả năng thấm hút tốt nhất. 

be-kho-chiu-khi-mac-quan-ao
Mặc quần rộng rãi sẽ giúp bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu đồng thời hạn chế cọ xát quá mức gây hăm da

3.6. Vệ sinh vùng kín bằng nước muối ấm pha thật loãng hoặc nước trà xanh

Khi bị hăm, da bé nhạy cảm hơn nên việc chọn nước vệ sinh da cũng cần đặc biệt lưu ý. Bên cạnh việc sử dụng nước ấm, cha mẹ có thể sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước trà xanh để vệ sinh. Hai loại nước này đều có tính sát khuẩn nên có thể cải thiện hăm da ở vùng kín bé gái nhanh hơn.

Cách trị hăm vùng kín cho bé gái bằng nước muối ấm pha loãng: Đầu tiên, phụ huynh rửa qua vùng kín của bé gái bằng nước ấm sạch. Sau đó, pha loãng muối với nước ấm theo tỉ lệ 1:4. Dội nhẹ nhàng nước muối sau pha loãng lên vùng kín của bé và rửa nhẹ nhàng. Chú ý không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo của bé. Rửa sạch lại vùng kín của trẻ với nước ấm khoảng 35 – 38 độ C và dùng khăn mềm lau khô vùng kín trước khi mặc bỉm tã hoặc quần mới. 

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín bằng nước trà xanh: Rửa sạch 50g lá trà xanh với nước muối loãng. Sau đó, giã nhuyễn lá trà xanh rồi cho vào nồi đun sôi với nước và một ít muối hạt. Đun sôi khoảng 5 – 10 phút, tắt bếp, đợi nước nguội dần rồi chắt ra chậu (bỏ lại phần cái, chỉ lấy phần nước). Bạn hãy dùng khăn xô mềm thấm vào nước chè xanh và lau rửa vùng kín cho bé theo thứ tự từ trước ra sau.

Lưu ý: 

  • Việc sử dụng nước lá trà xanh để vệ sinh vùng kín cho trẻ chỉ có tác dụng làm sạch tại thời điểm sử dụng. Vì vậy, cha mẹ cần kết hợp việc vệ sinh da bằng nước lá trà và sử dụng kem chống hăm để tối ưu hiệu quả điều trị.
  • Một số bé có làn da đặc biệt nhạy cảm nên thường bị dị ứng với các nguyên liệu thiên nhiên như lá trà xanh. Do đó, trước khi sử dụng phương pháp này, phụ huynh nên thử trước ra vùng da lành của bé. Nếu không thấy dấu hiệu dị ứng mới tiếp tục sử dụng để vệ sinh vùng kín bị hăm. 
bup-tra-xanh-tuoi
Trà xanh có đặc tính kháng khuẩn chống viêm nên giúp cải thiện các triệu chứng hăm vùng kín

3.7. Trị hăm vùng kín cho bé gái bằng cách thực hiện 3 “không”

Không sử dụng sữa tắm có chất tạo mùi, tạo bọt để rửa vùng kín cho bé

Khi trẻ bị hăm vùng kín, Một trong những cách trị hăm vùng kín cho bé gái hiệu quả đó là cha mẹ không sử dụng bất kỳ loại xà phòng hay sữa tắm có chất tẩy rửa, tạo bọt, tạo mùi để vệ sinh cho trẻ. Các hoá chất này sẽ làm thay đổi độ pH của vùng kín, có thể khiến da bé bị khô rát, kích ứng… Nếu muốn dùng xà phòng, sữa tắm để vệ sinh vùng kín cho bé, cha mẹ nên lựa chọn các dòng sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên, không mùi, không chất tạo bọt

Không sử dụng khăn ướt chứa thành phần gây hại cho bé

Trong khăn ướt có chứa nhiều hóa chất gây hại cho làn da của trẻ như: dipropylene glycol, propylene glycol, phenoxyethanol… Các chất này có khả năng gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và khiến da mất nước nhanh hơn. Trong trường hợp nhất thiết phải dùng đến khăn ướt, cha mẹ hãy dùng các loại khăn ướt chuyên dụng dành riêng cho trẻ nhỏ. 

Không được tự ý thoa phấn rôm lên vùng kín đang bị hăm của trẻ

Phấn rôm có tác dụng kiềm mồ hôi, tuy nhiên, bụi phấn có thể dễ dàng thâm nhập vào hố chậu thông qua “vùng kín”, cổ tử cung và ống dẫn trứng gây ra viêm nhiễm và tạo điều kiện thuận lợi để các tế bào ung thư phát triển. Do đó, cha mẹ cần chú ý không sử dụng phấn rôm khi trẻ bị hăm vùng kín. 

bot-phan-rom-cho-tre
Cha mẹ tuyệt đối không sử dụng phấn rôm để trị hăm vùng kín vì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này

4. Các cách phòng ngừa hăm vùng kín cho bé gái

Thay vì các cách trị hăm vùng kín cho bé gái ở trên thì cha mẹ nên phòng ngừa hăm cho trẻ. Thường các bé gái có nguy cơ bị hăm vùng kín cao hơn bé trai vì vậy để phòng ngừa hăm vùng kín ở bé gái, các mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ. Với trẻ sơ sinh 2-3 tiếng/ lần, với bé lớn hơn 3-4 tiếng/ lần để luôn đảm bảo vùng tã lót luôn khô thoáng, sạch sẽ
  • Chọn bỉm chất lượng, đúng kích cỡ, không quấn bỉm quá chặt tránh gây cọ xát gây kích ứng da của bé
  • Mẹ nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ sau mỗi lần thay tã, bỉm kết hợp với bôi kem chống hăm
  • Giữ vùng kín của trẻ luôn khô ráo sạch sẽ trước khi mặc tã cho trẻ
  • Không nên sử dụng các loại sữa tăm có mùi, tạo bột để làm sạch da bé tránh gây kích ứng da

Mong rằng qua những chia sẻ trên, các bậc cha mẹ đã nắm được các cách trị hăm vùng kín cho bé gái an toàn ngay tại nhà. Nếu đã áp dụng các cách nhưng tình trạng hăm vùng kín của bé không cải thiện, cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị! 

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng