Hăm tã có nguy hiểm không?

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
15/04/2021

Cập nhật:
08/04/2022

Lượt xem:
326

Không ít cha mẹ khi thấy con hăm tã thường đặt ra câu hỏi không biết hăm tã có nguy hiểm không? Hăm tã tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng gây ra nhiều khó chịu, đau rát, ngứa ngáy…..Chi tiết bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời hữu ích dành cho cha mẹ!

Xem thêm: Trẻ bị hăm nên tắm lá gì?

1. Tìm hiểu về hăm tã ở trẻ

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là một dạng viêm da xảy ra ở vùng mặc tã của trẻ nhỏ. Hăm tã thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã từ 0 – 24 tháng tuổi. Trong đó, trẻ có độ tuổi 6 – 9 tháng là đối tượng dễ bị hăm tã nhất.

ham-ta-so-sinh
Theo thống kê, có đến hơn 50% trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi bị hăm tã

Khi bị hăm tã, trẻ sẽ có những biểu hiện điển hình như: da tấy đỏ, trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Theo thời gian những mụn nhỏ bắt đầu tiến triển thành mụn nước, mưng mủ bên trong gây lở loét, chảy dịch vàng. Các vết hăm khiến trẻ đau rát khó chịu, dẫn đến quấy khóc, bỏ bú, ngủ không ngon giấc.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ nhỏ nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cha mẹ cho bé sử dụng bỉm tã không chất lượng, lười thay bỉm tã mới cho bé, không vệ sinh vùng quấn tã của trẻ thường xuyên…

2. Hăm tã có nguy hiểm không?

Hăm tã không quá nguy hiểm nhưng cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé, khiến bé khó chịu, ngứa rát và hay cáu gắt. Nếu để nặng, hăm tã có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

2.1 Giật mình khi ngủ

Trẻ đang ngủ có thể bị giật mình nếu như các vết hăm trên da bắt đầu gây ngứa ngáy hoặc nóng rát. Giật mình khi ngủ khiến trẻ không được ngủ đủ giấc, hoặc giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn đến cáu gắt và hay quấy khóc.

tre-quay-khoc-do-ham
Hăm tã khiến trẻ giật mình, quấy khóc

2.2 Ăn không ngon miệng

Vùng da bị hăm tã thường đau rát, khiến cho trẻ mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng dẫn đến biếng ăn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sẽ khiến trẻ sụt cân, suy dinh dưỡng, còi cọc, chậm phát triển.

2.3 Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Hăm tã lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lan rộng xâm nhập vào một hoặc nhiều phần của đường tiết niệu gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến bé ngứa ngáy, đi tiểu khó khăn, thậm chí là tiểu buốt, tiểu rắt. Bé gái có đường tiểu ngắn nên thường gặp tình trạng này hơn bé trai.

tre-bi-ham-ta-nang
Hăm tã gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bàng quan và làm suy giảm chức năng thận

2.4 Suy giảm chức năng thận

Hăm tã có nguy hiểm không? Nếu hăm tã nặng làm nhiễm trùng đường tiểu dưới, lan lên đường tiểu trên và gây ra biến chứng là viêm thận, bể thận, suy thận. Khi thận bị suy, trẻ thường phù nề chân tay, lưng bụng căng cứng, rối loạn tiểu tiện (tiểu ít, rát hoặc buốt, tiểu nhiều vào ban đêm, màu nước tiểu sậm), chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi, chân tay run rẩy, sụt cân nhanh, người xanh xao…

2.5 Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé

Hăm tã nếu không được điều trị dứt điểm, vi khuẩn, nấm có thể tấn công vào sâu bên trong bộ phận sinh dục của trẻ, gây tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Với các bé gái, hăm tã sẽ gây viêm âm đạo. Còn với bé trai, hăm tã sẽ khiến bé bị viêm hạch bẹn, suy giảm chất lượng tinh hoàn và tăng nguy cơ vô sinh.

2.6 Viêm da tiết bã

Nấm men cùng với vi khuẩn không chỉ là nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ nhỏ mà còn là nguyên nhân gây ra viêm da tiết bã. Viêm da tiết bã làm cho da trẻ bị khô, ửng đỏ và bong tróc.

2.7 Nhiễm nấm

Đa phần vùng da bị hăm tã luôn trong tình trạng ẩm ướt và bội nhiễm. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi gây ra các bệnh nhiễm trùng da như: nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.

Khi trẻ bị nhiễm nấm, cha mẹ sẽ thấy trên da bé xuất hiện nhiều vòng tròn, đóng vảy, sưng đỏ và ngứa ngáy. Các vòng tròn này sẽ lan rộng hơn nếu không được khắc phục kịp thời.

nhiem-nam
Hình ảnh da trẻ bị nhiễm nấm

3. Phải làm gì khi bé bị hăm tã?

Hăm tã luôn là nỗi khó chịu hàng đầu của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì vậy, ngay khi thấy bé có biểu hiện của hăm tã, cha mẹ nên áp dụng ngay các biện pháp sau để giảm bớt sự khó chịu cho bé cũng như không làm bệnh tiến triển nặng thêm.

3.1. Hạn chế đóng bỉm

Theo thống kê, 80% thủ phạm gây hăm tã ở trẻ nhỏ liên quan đến tã bỉm. Do đó, để trẻ nhanh hết hăm tã thì cha mẹ nên hạn chế mặc tã bỉm cho con.

Điều này sẽ giúp cho vùng da bị hăm của con luôn được khô thoáng tự nhiên. Đồng thời cũng làm giảm bớt cảm giác khó chịu cho bé do viền tã thường xuyên cọ xát vào vùng da bị hăm gây trầy xước và đau rát.

han-che-dong-bim-ta
Hạn chế đóng bỉm tã giúp da trẻ khô thoáng và nhanh hết hăm hơn

Để hạn chế đóng bỉm tã, cha mẹ có thể cho bé mặc quần áo chất liệu mỏng, làm từ cotton thấm hút mồ hôi tốt. Trong trường hợp bắt buộc phải đóng bỉm tã thì cha mẹ nên thay bỉm tã thường xuyên cho con để các vết hăm khô thoáng, sạch sẽ và mau phục hồi hơn.

3.2. Vệ sinh sạch sẽ vùng đóng tã

Vệ sinh sạch sẽ vùng quấn tã của trẻ sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm tã còn bám dính ở trên da như: mồ hôi, bụi bẩn, phân, nước tiểu, vi khuẩn, nấm mốc… Nhờ đó, da trẻ luôn sạch, giảm thiểu viêm nhiễm và giảm tình trạng hăm tã.

Cách vệ sinh sạch sẽ vùng quấn tã của trẻ:

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay thật sạch với xà phòng sát khuẩn và lau khô.
  • Bước 2: Dùng khăn xô mềm thấm nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C) hoặc thấm nước tắm chuyên dụng để vệ sinh vùng quấn tã cho bé.
  • Bước 3: Dùng khăn bông thấm khô lại da bé trước khi mặc bỉm tã, hoặc quần áo mới.

3.3. Sử dụng kem bôi hăm

Kem bôi hăm là giải pháp giúp làm giảm hăm tã đơn giản mà hiệu quả. Kem bôi hăm sẽ tạo ra một lớp màng ngăn vết hăm khỏi tác nhân gây viêm nhiễm như bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn. Đồng thời, cũng giúp dưỡng và phục hồi các vùng da bị tổn thương khiến các vết hăm tã mau lành hơn.

Kem-ham-skinbibi
Dùng kem bôi hăm là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong việc cải thiện triệu chứng hăm tã

Trên thị trường có rất nhiều các loại kem bôi hăm. Tuy nhiên, không phải loại kem nào cũng phù hợp với làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé. Do đó, để cải thiện tình trạng hăm tã hiệu quả và an toàn, cha mẹ chỉ nên chọn các loại kem hăm đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thương hiệu uy tín, đã qua kiểm định của Bộ Y Tế.
  • Thành phần tự nhiên, an toàn, lành tính.
  • Không chứa các chất có hại như corticoid, paraben, hương liệu tạo mùi.
  • Kết cấu kem thân nước bao trong dầu, không gây nhờn, bết dính da và lem bẩn ra quần áo.
  • Được nhiều chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng.
  • Được các đơn vị uy tín nghiên cứu, chứng nhận hiệu quả.

3.4. Phòng hăm cho trẻ

Vì hăm tã rất dễ tái phát nên bên cạnh việc trị hăm tã, cha mẹ cũng cần có các biện pháp phòng chống để các vết hăm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Một số biện pháp phòng chống hăm tã hiệu quả mà cha mẹ có thể tham khảo:

  • Sử dụng bỉm tã chất lượng: Cha mẹ nên cho bé sử dụng các loại bỉm tã có độ thấm hút tốt, được làm từ chất liệu mềm mại. Điều này sẽ giúp da bé luôn khô thoáng và không bị trầy xước do viền bỉm thô ráp cọ xát vào da.
  • Thay bỉm thường xuyên: Trung bình với trẻ sơ sinh 2 – 3 tiếng/lần và trẻ nhỏ 3 – 4 tiếng/lần bỉm tã sẽ đầy. Cha mẹ nên kiểm tra và thay bỉm tã mới cho bé. Tránh để lâu, vi khuẩn trong chất thải sẽ tấn công da bé và làm cho vết hăm nghiêm trọng hơn.
  • Luôn giữ da bé thông thoáng: Cha mẹ có thể giữ da bé thông thoáng bằng cách cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, được làm từ chất liệu cotton thấm hút mồ hôi tốt. Ngoài ra, cũng nên đặt bé chơi ở nơi thoáng mát, để giảm tình trạng tiết mồ hôi, khiến da ẩm ướt và dễ bị hăm.

Hy vọng rằng qua những thông tin vừa cung cấp đã giúp cha mẹ giải đáp được câu hỏi hăm tã có nguy hiểm không cũng như hiểu rõ hơn về cách xử lý an toàn và khoa học khi trẻ bị hăm tã. Nếu còn thắc mắc, cha mẹ hãy để lại bình luận ở bên dưới hoặc trực tiếp liên hệ qua hotline 0888 289 828 để được SkinBiBi tư vấn.

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng