Top 9 dấu hiệu bé hăm tã dễ nhận biết nhất 

Tác giả
hiendt

Ngày đăng
05/03/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
1519

Nhận biết sớm dấu hiệu bé hăm tã sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc vùng da tổn thương phù hợp để giảm nhanh cảm giác khó chịu cho bé và rút ngắn thời gian điều trị tối đa. Mẹ hãy cùng SkinBiBi nhận diện 2 mức độ hăm tã với 9 dấu hiệu điển hình nhất trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

1. Dấu hiệu bé hăm tã nhẹ

Hăm tã ở trẻ là gì? Là tình trạng viêm da ở khu vực mặc tã như đùi, bụng dưới, bẹn, vùng sinh dùng, mông. Mặc dù hăm tã không nguy hiểm nhưng trẻ bị hăm tã nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Ở giai đoạn đầu, trẻ bị hăm tã ở mức độ nhẹ sẽ có những biểu hiện điển hình như sau.

Hăm tã hay còn gọi là viêm da tã lót, là một dạng viêm da xảy ra ở vùng mặc tã (bụng dưới, bẹn, đùi, mông, quanh vùng sinh dục). Hăm tã không gây nguy hiểm nhưng một số trường hợp có thể dẫn tới nhiễm nấm, nhiễm trùng.

1.1 Vùng da bị ửng đỏ là dấu hiệu hăm tã triệu chứng

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ chớm bị hăm đó chính là vùng da ở các vị trí quấn tã như bộ phận sinh dục, bẹn, mông, hậu môn bị ửng đỏ. Nếu cha mẹ không phát hiện và xử lý sớm, các vết ửng đỏ có thể lan ra diện tích lớn hơn, đồng thời màu da cũng đỏ sẫm hơn bình thường.

Da ửng đỏ là biểu hiện của việc bị kích ứng mà nguyên nhân có thể do loại bỉm tã bé đang sử dụng chứa thành phần dễ gây kích ứng. Ngoài ra, tình trạng này cũng do cha mẹ vệ sinh cho bé không sạch sẽ hoặc không thay bỉm tã cho bé thường xuyên, để da bé tiếp xúc với vi khuẩn trong thời gian dài.

vet-ham-mong-o-tre
Vùng da ở quanh mông ửng đỏ là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ bị hăm da

1.2  Vùng da bị hăm thường bị căng bóng và nóng hơn vùng da khác

Dấu hiệu bé hăm tã tiếp theo nhận biết trẻ bị hăm nhẹ đó là vùng da tổn thương bị căng và nóng hơn vùng da khác. Khi có tổn thương trên bề mặt da, cơ thể sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch gọi là viêm. Biểu hiện của viêm chính là sưng, nóng đỏ và đau rát.

ham-da-o-tre
Hăm tã triệu chứng vùng da bị hăm thường căng bóng và nóng hơn các vùng da còn lại

1.3  Dấu hiệu bé hăm tã da xuất hiện nổi các nốt sần, sưng đỏ, mụn mủ

Khi không được điều trị đúng cách, hăm tã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, trên da trẻ nổi các nốt sần, sưng đỏ, kèm theo đó là các mụn mủ li ti khu trú xung quanh các vùng da quấn tã. Lúc này, vết hăm có thể làm bé cảm thấy ngứa ngáy âm ỉ, rất khó chịu.

ham-da-nhe-o-tre
Vùng da ở mông trẻ nổi sần, sưng đỏ và có cả mụn mủ xung quanh

1.4  Vùng da đóng bỉm của trẻ bị nổi mẩn đỏ thường xuyên

Một trong những dấu hiệu bé hăm tã thường thấy đó chính là da trẻ bị nổi mẩn đỏ rải rác. Nếu tiến triển nặng hơn, vết mẩn đỏ xuất hiện với diện tích lớn dần. Vết hăm đậm, rõ ràng.

ham-hang-o-tre
Vùng da ở háng bé nổi mẩn đỏ, thường xuyên không lặn do nấm candida gây ra

1.5 Trẻ khó chịu, quấy khóc khi mẹ thay tã hoặc vệ sinh cho bé

Với trẻ sơ sinh, các vết hăm khiến cho bé cảm thấy đau đớn, sót khi tiếp xúc với nước tiểu, phân… Vì bé khó chịu nên quấy khóc nhiều hơn bình thường, nhất là khi được cha mẹ vệ sinh hoặc thay bỉm tã mới.

Với các bé lớn hơn, vết hăm gây ngứa ngáy khiến các bé thường dùng tay gãi để làm giảm cảm giác ngứa. Điều này khiến bé khó chịu, bỏ ăn, thường xuyên ngủ không ngon giấc và không chịu chơi.

Bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, hăm tã triệu chứng ở giai đoạn nhẹ tương đối giống với chứng rôm sảy ở trẻ khiến cha mẹ dễ chủ quan, không điều trị sớm khiến hăm phát triển nhanh. Sự khác nhau giữa hăm tã và rôm sảy thể hiện:

  • Nếu như rôm sảy xuất hiện khắp cơ thể, vùng da tổn thương thường khô và sần sùi thì triệu chứng hăm chỉ xuất hiện ở vùng da đóng bỉm.
  • Vùng hăm tã thường lặn dưới da, ít khi sần lên (chỉ sần trong trường hợp nặng).
  • Trẻ bị hăm tã thường quấy khóc khi đi tiểu hoặc khi lau, rửa trong quá trình vệ sinh.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc trẻ em bị hăm tã phải làm sao?

2. Dấu hiệu nhận biết bé bị hăm tã nặng

Khi da bị tổn thương mà không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, vùng hăm tã nhẹ sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bé bị hăm tã nặng.

2.1 Dấu hiệu bé hăm tã kéo dài trên 5 ngày không khỏi

Thông thường khi bị hăm nhẹ, cha mẹ chỉ cần chú ý đến việc vệ sinh vùng quấn tã cho bé sạch sẽ, cho bé mặc bỉm tã chất lượng size vừa vặn, kết hợp với bôi kem chống hăm là tình trạng hăm có thể cải thiện chỉ sau 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, nếu sau 5 ngày mà tình trạng này không thuyên giảm thì bé có dấu hiệu bị hăm tã nặng. Cha mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám để được điều trị sớm nhất.

2.2 Hăm tã triệu chứng trẻ có thể bị sốt

Trẻ sốt li bì
Trẻ có thể bị sốt li bì khi các vết hăm có biểu hiện nhiễm trùng

Ở giai đoạn bé bị hăm tã nặng, các vết hăm trên da bé có biểu hiện nhiễm trùng. Lúc này ngoài cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi, trẻ còn có thể bị sốt li bì. Cha mẹ cần chú ý quan tâm đến các dấu hiệu bé hăm tã nhằm phát hiện sớm tránh tình trạng bé đã bị hăm tã nặng mới phát hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bé

2.3 Vùng da bị hăm có mụn mủ, mụn bóng nước

Hăm tã triệu chứng ban đầu khi mới bị hăm tã, trên da bé chỉ xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Nhưng khi bệnh tiến triển nặng hơn, các mụn li ti này phát triển thành mụn nước, mụn nước phát triển thành mụn mủ. Chỉ cần tác động nhẹ trên bề mặt mụn sẽ vỡ ra gây lở loét, sưng viêm và lây lan sang vùng da khác.

ham-nang-o-tre
Ở giai đoạn nặng, các vết hăm lở loét và chảy dịch vàng gây đau đớn cho bé

2.4 Dấu hiệu bé hăm tã trẻ quấy khóc nhiều hơn do đau đớn, khó chịu

Mụn mủ xuất hiện làm gia tăng cảm giác đau rát cho bé, khiến bé khó chịu và quấy khóc nhiều hơn. Bé quấy khóc ngay cả khi cha mẹ không vệ sinh hay thay bỉm tã mới. Nhiều trường hợp bé còn tỏ ra khó chịu, chán ăn, bỏ bú, ngủ không ngon giấc và rất dễ giật mình.

Ở giai đoạn hăm tã nhẹ, bé có thể khỏi nếu được vệ sinh đúng cách và sử dụng các sản phẩm kem bôi da có tác dụng Se da – Chống viêm, kháng khuẩn – Giảm ngứa có thành phần từ thiên nhiên. Khi các vết hăm tiến triển sang giai đoạn nặng, mẹ cần đưa bé đến gặp chuyên gia y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Cách xử lý khi trẻ bị hăm tã

Để tránh tình trạng dẫu hiệu bé hăm tã ở trẻ trở nên nghiệm trọng dưới đây Skinbibi sẽ hướng dẫn cha mẹ cách xử lý khi phát hiện các dấu hiệu hăm:

mac-ta-bim-cho-be-qua-chat
Hạn chế mặc tã bỉm khi bé có biểu hiện hăm tã triệu chứng
  • Thay tã thường xuyên cho bé: Với trẻ sơ sinh 2-3 tiếng nên thay tã một lần, với trẻ lớn hơn 3-4 tiếng thay tã một lần.
  • Luôn giữ vùng tã/bỉm của bé khô thoáng trước và sau khi thay tã bỉm
  • Hạn chế đóng bỉm cho trẻ. Chỉ nên đóng bỉm trước khi đi ngủ khi bé có dấu hiệu bị hăm tã
  • Sử dụng loại tã, bỉm chất lượng, vừa sim không mặt bỉm quá chật cho trẻ
  • Khi vệ sinh cho bé dùng nước ấm, sạch và sử dụng khăn mềm để làm sạch vùng da mặc tã, bỉm
  • Không nên sử dụng sữa tắm, xà phòng có chứa hóa chất gây dị ứng cho trẻ
  • Sử dụng kem chống hăm hàng ngày cho bé trước khi mặc tã, bỉm cho trẻ
  • Khi vệ sinh cần nhẹ nhàng tránh xây xước cho bé
  • Không nên sử dụng phấn rôm tránh làm bít tắc lỗ chân lông gây ra tình trạng hăm nặng hơn cho trẻ

Hăm tã triệu chứng có thể tái phát. Vì vậy để tránh các dấu hiệu bé hăm tã bị tái phát sau khi trị hăm, cha mẹ cũng cần thực hiện phòng chống hăm để làn da của bé luôn khỏe mạnh. Nên duy trì việc bôi kem chống hăm thường xuyên để hạn chế tối đa việc tái phát hăm; cũng như dưỡng ẩm, chăm sóc, tăng sức đề kháng cho da và chống lại các tác nhân gây hăm da.

Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

4/5 - (4 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng