Nhận diện vết đốt côn trùng để xử trí đúng cách

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
21/09/2020

Cập nhật:
08/04/2022

Lượt xem:
7313

Với kiểu thời tiết nhiệt đới ẩm gió mùa, nắng mưa xen lẫn nhau, đất nước ta luôn được xem là nơi có điều kiện hoàn hảo cho các loài côn trùng, đặc biệt là muỗi phát triển. Điều này khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng và băn khoăn về cách nhận biết và chăm sóc da cho trẻ khi bị côn trùng tấn công.

 

Vì sao không nên chủ quan với vết đốt của côn trùng?

Thực tế cho thấy, tình trạng trẻ bị côn trùng đốt khá phổ biến, đặc biệt là trong mùa nồm ẩm, khi các loại côn trùng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Thông thường các vết đốt trên da trẻ sẽ tự lành lại sau khoảng từ 3-4 ngày với những phản ứng nhẹ như ngứa, sưng nề, hơi đau ở vết đốt.

Tuy nhiên cũng có trường hợp, vết đốt côn trùng gây ra những phản ứng cục bộ đối với trẻ như mẩn ngứa, nổi mề đay toàn thân, sưng, phù nề lan rộng trên môi, mắt, mặt, chân, tay. Thậm chí có trường hợp còn bị sốc phản vệ, co thắt hầu họng, khí quản, đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Do đó, quan trọng nhất là cha mẹ cần nhận diện đúng vết đốt côn trùng và có hướng xử trí đúng cách để bảo vệ làn da cũng như sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh.

Nhận diện vết đốt của từng loại côn trùng

Vết đốt của muỗi:

Hầu hết vết muỗi đốt sẽ khiến da trẻ nổi lên những nốt tấy đỏ có kích thước tương tự như trái sơ ri. Tình trạng này diễn ra là do dịch tiết của muỗi bơm vào da để giúp bôi trơn quá trình hút máu. Dịch tiết này lại chứa thành phần gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy, khiến trẻ thấy khó chịu, càng gãi, vết đốt càng sưng to hơn.

Khi thấy trên da trẻ có vết muỗi đốt, mẹ nên nhanh chóng rửa sạch vùng da tổn thường sau đó sử dụng các loại kem bôi an toàn để làm dịu cơn ngứa, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, ngừa thâm sẹo.

>>> Bạn có biết muỗi đốt có khả năng gây nhiễm trùng máu cho trẻ nhỏ?

Vết cắn của kiến:

Giống như vết muỗi đốt, vết cắn của kiến cũng khiến cho da trẻ mần lên những nốt nhỏ màu hồng. Lúc bị đốt, trẻ sẽ có cảm giác đau đớn cục bộ như bị bị tiêm. Thường thì vết cắn của kiến sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ, trừ trường hợp đó là kiến lửa đỏ.

Nọc của kiến lửa đỏ thường chứa nhiều độc tố, có thể khiến da trẻ nổi mụn nhọt hoặc thậm chí dẫn tới sốc phản vệ trên toàn cơ thể. Cảm giác khi bị kiến lửa đỏ cắn cũng sẽ khủng khiếp hơn kiến thường rất nhiều, nhói buốt, dai dẳng.

Đối với các vết kiến đốt thông thường cha mẹ cũng có thể rửa sạch rồi sử dụng các loại lá thảo dược hoặc kem bôi trẻ em có thành phần thảo dược an toàn, lành tính để cải thiện triệu chứng sưng đỏ, xoa dịu cảm giác đau rát. Trong trường hợp da trẻ bị kiến đốt hình thành mụn nhọt, chảy nước, cơ thể có biểu hiện khó thở, tím tái, cần đưa trẻ tới ngay các bệnh viện và trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám, cấp cứu và điều trị kịp thời. 

Vết đốt của ve chó:

Giống như tên của của mình, ve chó thường sống rải rác trên lông của động vật nuôi trong nhà và sẽ nhảy sang người khi có tiếp xúc gần. Phản ứng đầu tiên khi bị ve chó đốt sẽ là những vết đỏ mọc chi chít trên người. Cách đơn giản nhất để gỡ côn trùng này ra khỏi cơ thể đó là dùng tay kéo chúng khỏi da. Tuy vậy, đối với trẻ, việc loại bỏ ve chó sẽ khá khó khăn, bởi trẻ thường chỉ gãi khi thấy ngứa và không thể chú ý quan sát như người lớn.

Chính vì vậy, khi thấy trẻ có vết đốt của ve chó cần tìm cách loại bỏ ngay côn trùng này ra khỏi cơ thể của trẻ. Sau đó sử dụng nước sạch để lau rửa nhẹ nhàng vùng da tổn thương, bôi các loại kem dành riêng cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt, giúp da mau lành.

Bên cạnh đó, cũng nên đảm bảo yếu tố vệ sinh thường xuyên cho động vật nuôi, nhà cửa, tránh tiếp cho trẻ tiếp xúc gần để phòng ngừa ve chó và các loại vi khuẩn có hại tấn công.  

Vết đốt của bọ chét:

Là người anh em cộng sinh trên lông động vật nuôi như ve chó, bọ chét bé nhỏ hơn nhưng vết đốt lại nguy hiểm hơn. Thông thường, người ta hay nhầm lẫn vết đốt của loài này với tình trạng dị ứng trên cơ thể. Tuy vậy trên thực tế, vết đốt của bọ chét đau và ngứa hơn rất nhiều lần. Chưa kể trong bọ chét cũng ẩn chứa không ít mầm bệnh nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ nhỏ.

Đối với vết đốt của bọ chét, trước tiên mẹ nên rửa vùng da bị bọ chét cắn với nước xà phòng ấm. Sau đó sử dụng các loại kem bôi da chuyên biệt cho trẻ em có thành phần kháng khuẩn, kháng viêm để tiệt trùng và xoa dịu vùng da tổn thương, giảm ngứa, tiêu sưng, kích thích sự phục hồi và tái tạo da.

Cha mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu như trẻ ngứa nặng và có triệu chứng mưng mủ, chảy nước ở vị trí vết đốt. 

Vết đốt của ong:

Phần lớn các loài ong đều mang trong mình một loại nọc độc. Tuy nhiên không phải nọc độc của loài ong nào cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người. Có loài ong có thể gây chết người với trên 10 vết chích như ong đất, ong vò vẽ nhưng cũng có loại không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe như ong mật.

Với vết đốt của ong, trước tiên cha mẹ cần xác định loài ong gây vết thương trên da trẻ. Nếu là ong thường có thể áp dụng các bước xử trí sau đây:

– Dùng nhíp lấy các vòi chích còn vướng trên da bé.

– Chườm đá lạnh để giúp vết đốt bớt sưng, đau, rát.

– Vệ sinh thường xuyên vùng da tổn thương với nước sạch.

– Sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương hàng ngày, tránh chạm tay vào gây viêm nhiễm vùng da tổn thương.

Ngược lại khi thấy bé bị ong đốt mà cơ thể có triệu chứng sốc phản vệ ngay lập tức như nóng ran, xuất huyết trên da, khóc quấy nhiều thì cần rửa sạch vết thương, cho trẻ uống đủ nước và đưa đến các trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Lời khuyên để xử trí vết côn trùng đúng cách cho trẻ:

Tùy theo loài côn trùng, liều lượng nọc độc và tình hình kích ứng trên da ở mỗi trẻ mà cha mẹ nên có những cách xử trí phù hợp. 

Đối với các vết đốt chủ yếu gây ngứa, sưng nề như vết muỗi đốt, kiến đốt, ve chó, bọ chét, cha mẹ cần chú ý vệ sinh vùng da tổn thương cho bé sau đó có thể bôi một số loại kem chuyên dụng, lành tính và an toàn để giúp kháng viêm, tiêu sưng, giảm ngứa, kích thích sự phục hồi và tái tạo da.

Một trong số các loại kem bôi da hiện nay được rất nhiều bà mẹ tin dùng cho con khi bị côn trùng đốt có thể kể tới như Skinbibi. Đây là sản phẩm kem bôi da của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà đã được kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn cho làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Có mặt trên thị trường hơn 15 năm, Skinbibi là sản phẩm kem bôi da cho trẻ em tiên phong trên thị trường có chiết xuất từ cúc la mã (Chamomilla Recutita Flower Extract) cùng nhiều loại thảo dược khác, kết hợp với kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E, hiệu quả trong việc chống hăm, ngăn ngừa khô nẻ, mẩn ngứa, làm dịu da trong các trường hợp trẻ bị chàm, viêm da cơ địa…

Ngoài ra Skinbibi cũng là sản phẩm đầu tiên ở trong nước nói không với corticoid, paraben cũng như các chất độc hại có thể đem lại tác dụng phụ cho da. Sản phẩm Skinbibi có 2 loại 10 gram và 20 gram, phục vụ cho mọi nhu cầu của người sử dụng. 

Với những thông tin vừa rồi, mong rằng các cha mẹ sẽ có thể nhận biết chính xác vết đốt của từng loại côn trùng, từ đó có cách xử trí kịp thời và đúng đắn, bảo vệ làn da cũng như sức khỏe cho con yêu.

Bài viết khác

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt: 9 mẹo xử lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Muỗi đốt là nguyên nhân khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị sốt xuất huyết. Điều này. . .

Xử trí vết muỗi, côn trùng đốt cho trẻ an toàn, hiệu quả

Với làn da non nớt và chưa có sức đề kháng hoàn thiện, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng. . .

Làm gì để xử lý vết muỗi đốt, côn trùng cắn cho bé an toàn hiệu quả

2.4/5 - (15 bình chọn) Thời tiết mưa nắng thất thường ở cả 3 miền là điều kiện thuận lợi cho muỗi và. . .

Hướng dẫn mẹ tắm cho bé chưa rụng rốn

  Khác với những điều ông bà ngày xưa thường kiêng kị, mẹ có thể tắm ngập nước cho trẻ sơ sinh. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng