Thời tiết thay đổi, lúc nóng lúc lạnh khiến da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh không kịp thích ứng và dễ mắc phải hăm tã. Cùng tham khảo ngay những lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa II da liễu Trịnh Thị Phượng để giúp con sạch hăm tã.
Mục lục
1.Luôn vệ sinh sạch sẽ
Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ cũng không nên chủ quan với việc vệ sinh vùng da này. Bởi đây chính là vùng da thường xuyên bí khí và ẩm ướt do đóng tã, là môi trường lý tưởng gây hăm tã.
Trong khi đó, theo bác sĩ Trịnh Thị Phượng, da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh còn non yếu và mỏng manh, miễn dịch da chưa hoàn chỉnh. Do đó vùng da đóng tã luôn cần được vệ sinh sạch sẽ một cách thường xuyên.
“ Với trẻ mới sinh, mẹ nên duy trì việc vệ sinh cơ thể hàng ngày để giúp sạch chất “gây” trên da bé. Tuy nhiên không nên kỳ cọ mạnh, đặc biệt là khi trẻ chưa rụng rốn. Lưu ý là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sau khi tắm rửa và thay tã thì nên thoa cho trẻ kem chống hăm có thành phần thảo dược tự nhiên, lành tính, an toàn của các hãng dược phẩm uy tín vào các vùng da nếp gấp như cổ, mông, bẹn, đùi” – Bác Trịnh Thị Phượng chia sẻ.
2. Để da trẻ khô thoáng
Vùng da đóng tã thường xuyên bí khí và phải tiếp xúc với độ ẩm, chất thải của trẻ nên rất dễ bị hăm tã. Thêm vào đó nhiều ba mẹ thường có thói quen mặc tã mới cho bé ngay sau khi lau rửa mà không thấm khô, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây hại.
Chính vì vậy, để con mau hết hăm tã, ba mẹ nên cố gắng dành thời gian cho bé bỏ bỉm từ 30 – 60 phút mỗi ngày. Ngoài ra sau mỗi lần vệ sinh vùng da đóng tã nên dùng khăn sạch thấm khô hoặc để da tự khô rồi mới mặc tã/ bỉm mới.
Cũng theo bác sĩ Trịnh Thị Phượng, khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu hăm tã nhẹ như nổi mẩn đỏ, ba mẹ nên thường xuyên vệ sinh sau mỗi lần thay tã/bỉm cho bé. Sau đó nên kết hợp sử dụng kem hăm để tạo lớp màng ngăn cách da với các yếu tố gây hại như độ ẩm, vi khuẩn, chất thải…
XEM NGAY +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Với trường hợp hăm tã nặng, có dấu hiệu lở loét, chảy nước, mụn mủ thì nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muỗi loãng và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Không chủ quan với hăm tã
“Vì hăm tã rất hay gặp nên nhiều bà mẹ thường có tâm lý chủ quan. Tuy nhiên nếu để hăm tã tiến triển nghiêm trọng, có thể dẫn tới hậu quả khôn lường” – Bác sĩ Trịnh Thị Phượng cho biết.
Nếu không được chăm sóc và xử trí đúng cách, hăm tã có thể tiến triển nặng và gây mụn mủ, chảy nước, viêm nhiễm da. Điều này khiến trẻ ngứa ngáy, đau đớn và thường quấy khóc, biếng ăn, khó ngủ hoặc thậm chí có thể bị viêm đường tiết niệu, phát sốt, suy giảm miễn dịch…
Do đó, ba mẹ nên có cách chăm da bé đúng cách và sớm phát hiện hăm tã để có hướng xử trí kịp thời.
4. Chủ động chống hăm hàng ngày
Ngay cả khi bé hết hăm tã thì ba mẹ cũng không được mất cảnh giác với hăm da bởi chúng có thể tái phát bất cứ lúc nào.
Do đó, cần duy trì thay tã/bỉm cho trẻ sau từ 3 – 4 tiếng và thay rửa ngay khi trẻ đi nặng để đảm bảo da luôn sạch sẽ và khô thoáng.
Cần chủ động chống hăm hàng ngày bằng việc duy trì vệ sinh vùng da đóng tã và bôi kem hăm mỗi lần thay tã/bỉm mới và sau khi đi tắm.
5. Cẩn thận khi sử dụng lá thảo dược
Nhiều ba mẹ hiện nay cũng thường áp dụng phương pháp tắm lá thảo dược như lá chè xanh, lá tía tô, lá khế, lá trầu để cải thiện tình trạng hăm tã cho con. Trong các loại lá này chứa các chất kháng khuẩn, kháng viêm có thể có thể giảm nhanh triệu chứng hăm tã.
Xem ngay cách trị hăm dân gian: https://skinbibi.com/cam-nang-cham-soc/tri-ham-dan-gian.html
Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng liều lượng rất có thể khiến da trẻ bị kích ứng, khô ngứa hoặc thậm chí làm tình trạng hăm da trầm trọng hơn.
Ngoài ra do những loại lá này được trồng ngoài tự nhiên, nên nếu không tìm được nguồn lá thảo dược sạch và đảm bảo an toàn vệ sinh thì cũng có thể gây hại cho da trẻ.
Chính vì vậy theo bác sĩ Trịnh Thị Phượng, ba mẹ có thể cân nhắc sử dụng các loại kem hăm thay cho việc tắm lá thảo dược. Nhiều loại kem hăm hiện nay có thành phần thảo dược tự nhiên có tác dụng cải thiện tình trạng hăm da một cách hiệu quả và an toàn.
- Ưu tiên kem hăm an toàn cho trẻ sơ sinh
Trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm kem hăm hiện nay trên thị trường hiện nay không đảm bảo tính an toàn cho làn da và sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó ba mẹ có thể tham khảo một số tiêu chí lựa chọn kem hăm dưới đây để bảo vệ toàn diện làn da con.
Tiêu chí chọn kem chống hăm an toàn cho trẻ sơ sinh
- Ưu tiên sản phẩm có thành phần tự nhiên lành tính, an toàn cho da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Không chứa corticoid, paraben, không cồn.
- Không gây kích ứng da.
- Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, uy tín trên thị trường.
- Được các chuyên gia da liễu, dược sỹ, nữ hộ sinh tin tưởng sử dụng.
- Được các cơ sở uy tín nghiên cứu và đánh giá hiệu quả trong điều trị hăm tã.
XEM NGAY +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI
Một trong số ít những sản phẩm đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất với làn da của trẻ nhỏ có thể kể tới kem bôi da trẻ em Skinbibi. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Nam Hà có thành phần từ cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin B5, vitamin E có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng hăm tã, duy trì da khỏe mạnh, phòng chống hăm tã tối ưu.
Sau gần 20 năm được hàng triệu mẹ Việt tin dùng, SkinBiBi đã trở thành sản phẩm đầu tay chăm sóc da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại Việt Nam. Sản phẩm được Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương nghiên cứu và đánh giá hiệu quả trong việc điều trị viêm da do tã (hăm tã).
SkinBiBi được bào chế với công thức dành riêng cho làn da nhạy cảm của trẻ sơ và trẻ nhỏ, không chứa corticoid, paraben, không gây kích ứng da, an toàn khi sử dụng hàng ngày.
Trên đây là 6 lời khuyên từ chuyên gia da liễu giúp con sạch hăm tã. Ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng ngay để cải thiện tình trạng hăm tã của con. Chúc cho bé nhà ba mẹ sớm hết hăm tã và vui khỏe khám phá thế giới.
XEM NGAY +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI