Điểm danh 5 cách trị hăm cho bé gái SAI CÁCH

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
25/01/2021

Cập nhật:
12/04/2022

Lượt xem:
1670

5/5 - (1 bình chọn)

Trị hăm cho bé gái gặp nhiều khó khăn và phức tạp hơn so với các bé trai do đặc điểm cơ quan sinh dục của bé gái khá đặc biệt. Bởi vậy, nếu cha mẹ không biết cách chữa hăm cho bé gái đúng cách có thể bị viêm nhiễm âm đạo, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này của bé. Để tránh tình trạng này, bài viết dưới đây điểm danh 5 cách trị hăm mà các cha mẹ thường mắc sai lầm ngay dưới đây!

Các bé gái dễ bị hăm hơn so với bé trai vì cơ quan sinh dục của bé gái có hình phễu ngược nên khi đi tiểu, nước tiểu dễ bị đọng lại và chảy xuống hậu môn. Nếu cha mẹ không thay tã và vệ sinh thường xuyên thì các vi khuẩn, nấm sẽ gây bệnh và khiến da bé bị hăm. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như do bé bị dị ứng với chất tạo mùi như sữa tắm, tã bỉm, nước xả vải….

Điểm danh 5 cách trị hăm cho bé gái
Điểm danh 5 cách trị hăm cho bé gái

Khi bé gái bị hăm tã thì thường có dấu hiệu vùng da quấn tã khô rát, nổi mẩn đỏ, tập trung nhiều ở khu vực bộ phận sinh dục, hai bên bẹn và gần hậu môn, có thể xuất hiện vết sưng hoặc mụn nước gây lở loét trên da, bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn và ngủ không ngon giấc. Cha mẹ nên kiểm tra thường xuyên để phát hiện dấu hiệu từ đó có cách trị hăm cho bé gái nhanh và kịp thời.

Cùng điểm danh 5 cách chữa hăm cho bé gái mà các mẹ hay mắc phải nhất ngay dưới đây nhé!

Xem thêm:

1. Tắm quá nhiều và quá kỹ

Tam-qua-nhieu-cho-be-gai-dan-den-tinh-trang-ham
Tắm quá nhiều lần, quá kỹ có thể làm bé bị mẩn đỏ và lau rát cho quá trình chữa trị hăm ở bé gái khó khăn hơn

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là bé gái là điều cần thiết nhưng đây có thể lại chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng hăm của bé gái bị nặng hơn. Làn da của các bé gái vốn dĩ rất mỏng manh, các mạch máu nằm ngay dưới da, khi bị hăm thì da bé ngày càng nhạy cảm và dễ tổn thương hơn vì vậy khi tắm quá nhiều lần và quá kỹ có thể làm bé bị mẩn đỏ và lau rát cho quá trình chữa trị hăm cho bé gái khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi tắm quá kỹ vô tình làm trôi đi độ ẩm và lớp bảo vệ trên da bé từ đó làm giảm khả năng tự bảo vệ trên da của em bé dẫn đến tình trạng hăm nặng hơn.

2. Sử dụng phấn rôm trị hăm cho bé gái ngay khi biết bị hăm

Sai lầm khi sử dụng phấn rôm để trị hăm
Sai lầm khi sử dụng phấn rôm để trị hăm

Rất nhiều bà mẹ đã nghĩ ngay đến việc sử dụng phấn rôm để giúp vùng da đóng bỉm khô thoáng hơn khi thấy bé gái có dấu hiệu hăm để cải thiện tình hình. Tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng phấn rôm chữa hăm cho bé bởi thành phần chủ yếu của phấn rôm là bột Talc hay còn gọi là silicat magie ngậm nước. Cũng chính tác dụng ngậm nước nên bột Talc có khả năng hấp thụ độ ẩm tốt giúp da luôn khô thoáng, giảm ma sát từ đó ngăn ngừa tình trạng phát ban.

Vậy nhưng thực tế việc sử dụng phấn rôm để chữa hăm cho bé là một sai niệm sai lầm bởi phấn rôm chỉ có tác dụng ngăn ngừa hăm ở bé là chủ yếu chứ không thể giúp cải thiện tình trạng hăm của trẻ.

Ngoài ra nếu sử dụng phấn rôm để chữa hăm cho trẻ có thể gây bít lỗ chân lông ở vùng da tổn thương làm mồ hôi tiết ra không thoát ra được làm các vi khuẩn có hại phát triển từ đó có nguy cơ nhiễm trùng da.

3. Bôi kem chống hăm cho bé gái sai cách

boi-kem-tri-ham-cho-be
Không phải ai cũng biết cách bôi kem chống hăm đúng cách cho bé

Việc bôi kem chống hăm thì khá đơn giản tuy nhiên để bôi kem chống hăm đúng cách thì không phải ai cũng biết đặc biệt là với những người mới làm mẹ lần đầu. Việc bôi kem chống hăm đúng cách sẽ giúp kem trị hăm thẩm thấu vào làn da mỏng manh của em bé từ đó giúp trị hăm cho bé gái

Sau khi đã lựa chọn được kem chống hăm thì các mẹ cần thực hiện các bước bôi kem chống hăm sau để giúp cải thiện nhanh tình trạng hăm của bé.

  • Bước 1: Cha mẹ rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng để diệt khuẩn. Sau đó sử dụng khăn sạch lau khô tay
  • Bước 2: Nhẹ nhàng rửa sạch vùng da trẻ bị hăm bằng nước ấm sạch rồi sử dụng khăn xô mềm thấm khô vùng da của trẻ
  • Bước 3: Lấy một lượng kem chống hăm vừa đủ ra đầu ngón tay rồi thao lên vùng da bị hăm của bé. Sau đó mở rộng ra khu vực xung quanh để phòng ngừa hăm lây lan

Lưu ý: Bé gái có cấu tạo bộ phận sinh dục khá đặc biệt vì vậy với những vùng da nhạy cảm như hậu môn, bộ phận sinh dục cần có thiết bị chuyên dụng để bôi kem chống hăm giúp vệ sinh và tránh gây tổn thương những bộ phận này.

Chi tiết xem thêm: 3 bước ĐƠN GIẢN để Bôi Kem Chống Hăm ĐÚNG CÁCH

4. Thụt rửa sâu vào vùng kín của bé

Rất nhiều các mẹ mắc lỗi này đặc biệt là các mẹ lần đầu có bé. Đối với bé gái việc vệ sinh sạch sẽ thường xuyên vùng kín cho trẻ là điều cần thiết bởi vùng kín bé gái rất dễ bị viêm nhiễm và dễ bị hăm. Nhiều mẹ khi vệ sinh cho bé gái thường thụt sâu vào vùng kín của trẻ để cho sạch tuy nhiên điều này rất dễ vùng kín bị viêm nhiễm và tình trạng hăm trở nên nặng hơn.

Khi trị hăm cho bé gái, các mẹ chỉ nên rửa sạch những vùng da mà mắt thường nhìn thấy không nên thụt rửa quá sâu vào vùng kín của trẻ bằng nước ấm sạch, sau khi rửa xong thì sử dụng khăn mông mềm sạch thấm khô rồi bôi một lớp kem chống hăm cho trẻ. Chờ khoảng 5 phút khi vùng da bé khô thì mới tiếp tục đóng tã bỉm mới.

5. Lau rửa thường xuyên bằng các loại xà phòng thơm trị hăm cho bé gái

Không sử dụng xà phòng, sữa tắm thơm khi bé bị hăm
Không sử dụng xà phòng, sữa tắm thơm khi bé bị hăm

Khi trị hăm cho bé gái thì các cha mẹ thường không chú ý đến các loại xà phòng, sữa tắm khi lau rửa cho bé. Nhiều mẹ vẫn muốn giữ cho bé thơm tho cả ngày nên vẫn sử dụng các loại sản phẩm tạo mùi thơm lau rửa cho bé. Chính những hương liệu tạo ra các mùi thơm này có thể gây kích ứng cho da nhiều hơn, thậm chí còn làm tình trạng hăm của bé nghiêm trọng hơn dẫn đến khó điều trị hơn bởi khi bé đã bị hăm thì làn da của bé rất dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn.

Các cha mẹ nên sử dụng nước ấm sạch, khăn mềm để lau rửa cho bé. Khi bé có dấu hiệu hăm thì cha mẹ nên ngừng hẳn các sản phẩm tạo mùi thơm để lau rửa và tắm cho bé.

Lời khuyên dành cho các bà mẹ có bé gái bị hăm

STT Vấn đề Những lưu ý khi trị hăm ở bé gái 
1 Sử dụng bỉm  Thay bỉm/tã cho bé sau 2 – 3 tiếng hoặc ngay sau khi bé đại tiện. 
2 Chọn bỉm/tã có chất liệu mềm mịn, không chứa nhiều hoá học, chất tạo mùi thơm.
3 Chọn bỉm có size cỡ phù hợp. 
4 Cho bé bỏ bỉm khoảng 30 – 60 phút/ngày hoặc lâu hơn nếu có thể. 
5 Vệ sinh da Sử dụng sữa tắm có thành phần thảo dược dịu nhẹ, không gây kích ứng da bé. 
6 Tắm rửa cho bé hàng ngày. 
7 Chăm sóc da Sử dụng kem chống hăm hàng ngày để phòng ngừa hăm tái phát. 

Trên đây là các sai lầm khi trị hăm cho bé gái mà các mẹ thường mắc phải dẫn đến tình trạng hăm của bé bị nặng hơn. Trong quá trình trị hăm nếu thấy da trẻ xuất hiện nhiều biểu hiện bất thường như mưng mủ, sưng, lở loét, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời! 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết khác

Mách mẹ 6 cách trị rôm sảy ở mặt cho bé hiệu quả nhất

5/5 - (3 bình chọn) Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là vào mùa hè nắng nóng. Rôm hay. . .

Top 7 kem trị côn trùng cắn cho bé được tin dùng nhất hiện nay

5/5 - (1 bình chọn) Kem trị côn trùng cắn cho bé được nhiều mẹ tin tưởng lựa chọn bởi sự hiệu quả,. . .

6 LỜI KHUYÊN của chuyên gia giúp con sạch hăm tã

1.Luôn vệ sinh sạch sẽ Dù cấu tạo bộ phận sinh dục của bé gái và bé trai có sự khác nhau nhưng ba mẹ. . .

Làm thế nào để loại bỏ hăm da tái phát trẻ sơ sinh?

Sợ nhất khi không thể xử trí triệt để hăm da cho con Sinh con trong thời đại 4.0, chị Thu Hiền (27 tuổi). . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng