KINH NGHIỆM phân biệt hăm tã và dị ứng tã

Tác giả
Content NHP

Ngày đăng
16/07/2021

Cập nhật:
08/04/2022

Lượt xem:
926

Do có nhiều biểu hiện tương đồng nên nhiều ba mẹ không thể phân biệt hăm và dị ứng tã ở trẻ. Để tránh nhầm lẫn không đáng có, sau đây SkinBiBi sẽ chia sẻ với ba mẹ kinh nghiệm phân biệt hai loại bệnh lý này một cách nhanh chóng, chính xác nhất.

Xem thêm: 12 bệnh về da ở trẻ sơ sinh hay gặp nhất và cách khắc phục

1. Tìm hiểu hăm và dị ứng tã

Hăm và dị ứng tã là hai bệnh lý ngoài da rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang trong giai đoạn sử dụng tã bỉm.

1.1. Hăm là gì?

Hăm tã là một hiện tượng viêm da, xảy ra tại vùng đóng tã bỉm của trẻ như: dưới bụng, bẹn, mông, đùi, hậu môn, bộ phận sinh dục.

Hăm khiến trẻ ngứa ngáy, quấy khóc, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, các vùng da bị hăm có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.

phan-biet-ham-va-di-ung-ta-o-tre
Trẻ bị hăm ở mông

1.2. Dị ứng tã là gì?

Dị ứng tã là tình trạng da trẻ bị kích ứng khi tiếp xúc với các loại bỉm tã kém chất lượng hoặc do ba mẹ dùng bỉm tã sai cách cho bé. Dị ứng tã khiến làn da nhạy cảm của trẻ mẩn ngứa, nổi ban đỏ, nặng hơn có thể gây viêm loét, sưng phù, nhiễm trùng da.

Trẻ bị dị ứng do tã bỉm
Da bé bị dị ứng do tiếp xúc với tã bỉm

2. Cách phân biệt hăm và dị ứng tã

Để phân biệt hăm và dị ứng tã, ba mẹ có thể căn cứ vào những điểm giống và khác nhau của hai chứng bệnh này.

2.1. Điểm giống nhau

Hăm và dị ứng tã đều có nhiều điểm tương đồng như:

  • Dấu hiệu: Ban đầu các vùng da bị bệnh của trẻ ửng đỏ, trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ hoặc mụn nước li ti. Dùng tay chạm vào có cảm giác nóng rát hơn vùng da còn lại. Ở giai đoạn nặng, bề mặt da sưng phù, phồng rộp, lở loét hoặc chảy dịch vàng.
  • Triệu chứng: Trẻ ngứa ngáy, đau rát, khó chịu dẫn đến quấy khóc, biếng ăn, ngủ không ngon giấc. Một số trẻ có thể bị sốt cao khi các vết hăm hoặc dị ứng trên da bị nhiễm trùng.
  • Nguyên nhân: Tình trạng dị ứng và hăm da ở trẻ có thể hình thành từ các nguyên nhân như: da trẻ bị dị ứng với các hóa chất có trong bỉm tã, ba mẹ không thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên hoặc vệ sinh da trẻ không sạch sẽ mỗi ngày.
  • Hậu quả: Về lâu dài làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.
  • Biến chứng: Hăm và dị ứng tã nếu không điều trị kịp thời, dứt điểm, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da.
  • Tính tái phát: Cả hăm và dị ứng tã đều có tính tái phát lại nếu da trẻ không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
tre-bi-ham-noi-mun-do
Khi bị hăm và dị ứng tã, da trẻ đều có biểu hiện ửng đỏ và nổi mụn nhỏ li ti

2.2. Điểm khác nhau

Bên cạnh những điểm tương đồng thì hăm và dị ứng tã cũng có nhiều điểm khác biệt.

Tiêu chí  Hăm tã Dị ứng tã
Vị trí  Thường xuất hiện tại vùng tiếp xúc với tã bỉm như: dưới bụng, mông, bẹn, bộ phận sinh dục, hậu môn. Xuất hiện ở vùng quấn tã bỉm như: mông, bẹn, bộ phận sinh dục, hậu môn và cả các vùng da có nhiều nếp gấp khác trên cơ thể như: cổ, nách, ngấn tay, ngấn chân.
Dấu hiệu Hăm tã thường chia làm 7 cấp độ. Ứng với mỗi cấp độ là một dấu hiệu nhận biết riêng: 

  • Cấp độ 1: Da trẻ mọc nốt sần nhưng không viêm và mẩn đỏ, bề mặt da hơi khô nhẹ. 
  • Cấp độ 2: Da trẻ ửng hồng ở diện tích nhỏ, có vài nốt sần, bề mặt da vẫn khô nhẹ. 
  • Cấp độ 3: Da trẻ ửng đỏ ở diện tích nhỏ, trên da xuất hiện mụn nhỏ li ti. 
  • Cấp độ 4: Vùng da ửng đỏ và mụn nhỏ xuất hiện nhiều hơn, nằm rải rác hoặc tập trung trên da bé. 
  • Cấp độ 5: Vết hăm và mụn nhỏ lan rộng với diện tích lớn, màu sắc đậm và rõ ràng hơn. 
  • Cấp độ 6: Vết hăm có màu đỏ, da trẻ hơi sưng, mụn nước tiến triển thành mụn mủ. 
  • Cấp độ 7: Vết hăm có màu đỏ sẫm, da sưng, phồng rộp, diện tích tổn thương lớn. Mụn mủ vỡ gây lở loét và chảy dịch vàng.
Khi bị dị ứng tã, da trẻ thường có các biểu hiện như:

  • Cấp độ nhẹ: Vùng da dị ứng mẩn đỏ, trên da xuất hiện mụn nước li ti. Các nốt mẩn và mụn chỉ xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành từng cụm nhỏ trên da. Ngoài mẩn đỏ, trẻ cũng có cảm giác ngứa rát, khó chịu do hệ miễn dịch giải phóng histamin để chống lại dị nguyên.
  • Cấp độ nặng: Vùng da dị ứng sưng phù lên và có màu đỏ đậm. Mụn nước li ti bắt đầu vỡ ra, khiến cho da trẻ bị lở loét. Loét da thường hay xảy ra ở bộ phận sinh dục và hậu môn khiến trẻ khó tiểu tiện và đại tiện. Nếu trẻ đại tiện và tiểu tiện được thì chất thải thường rất nặng mùi.
Triệu chứng
  • Đau: Cấp độ nhẹ 1, 2, 3 trẻ không bị đau. Cấp độ vừa 4, 5 trẻ bị đau nhẹ. Cấp độ nặng 6, 7 trẻ bị đau rát, khó chịu.
  • Ngứa: Cấp độ nhẹ 1, 2, 3 trẻ thỉnh thoảng cảm thấy ngứa. Cấp độ vừa  4, 5 trẻ bị ngứa ngáy khó chịu nhiều hơn. Cấp độ  nặng 6, 7 trẻ bị ngứa rát.
  • Sốt: Trẻ bị sốt khi hăm tã biến chứng thành nhiễm trùng da.
  • Đau: Trẻ bị đau khi da bị dị ứng ở cấp độ nặng.
  • Ngứa: Xuất hiện ngay sau khi trẻ bị dị ứng bỉm tã.
  • Sốt: Ở cấp độ nặng trẻ bị sốt cao, kèm theo đó là phát ban và ngứa ngáy toàn thân.
Nguyên nhân Hăm da ở trẻ xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:

  • Ba mẹ vệ sinh thân thể bé không sạch sẽ, nhất là các vùng da có nhiều nếp gấp. 
  • Thời tiết nóng ẩm khiến bé ra nhiều mồ hôi, kết hợp với bụi bẩn và vi khuẩn lưu trú trên da tấn công da bé gây hăm da. 
  • Ba mẹ quấn tã bỉm cho bé quá chật và không thay thường xuyên khiến vùng da này bị ẩm ướt, kích ứng.
  • Da trẻ quá nhạy cảm và kích ứng với các hương liệu tạo mùi. 
  • Da trẻ bị nhiễm khuẩn và nhiễm nấm.
Dị ứng tã xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu là: 

  • Ba mẹ cho bé sử dụng tã bỉm không chất lượng, khiến da trẻ bị dị ứng với một số thành phần hóa chất độc hại có trong tã bỉm.

3. Cách xử lý dứt điểm hăm và dị ứng tã

Trong y học, hăm và dị ứng tã là hai bệnh hoàn toàn khác nhau cho nên tùy thuộc vào trẻ bị hăm hay dị ứng sẽ có cách xử lý phù hợp.

3.1. Cách xử lý hăm ở trẻ

Khi thấy trẻ bị hăm, ba mẹ cần thực hiện các biện pháp sau để nhanh chóng cải thiện tình trạng hăm da của con:

  • Vệ sinh thân thể bé thường xuyên: Ba mẹ vệ sinh thân thể bé thường xuyên mỗi ngày nhất là các vùng da có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, háng, bẹn, mông… Điều này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hăm còn bám dính trên da. Nhờ vậy, da bé sẽ sạch khuẩn và các vết hăm sẽ phục hồi nhanh hơn.
  • Không dùng các sản phẩm có chất tẩy rửa hoặc hương liệu tạo mùi: Da bé rất nhạy cảm và kích ứng với chất tẩy rửa và hương liệu tạo mùi. Do đó, hạn chế dùng các sản phẩm này sẽ giúp giảm nguy cơ gây kích ứng và hăm da ở trẻ.
  • Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ, khô ráo: Khi cơ thể trẻ mát mẻ và khô ráo thì da sẽ không bị ẩm ướt, bí khí và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây hăm da phát triển, sinh sôi. Để giữ cơ thể trẻ luôn mát mẻ, ba mẹ hãy cho bé chơi ở nơi thoáng mát và cho bé mặc quần áo có khả năng thấm hút mồ hôi tốt
  • Sử dụng kem chống hăm: Kem bôi chống hăm sẽ tạo ra lớp màng bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công và lan rộng của hăm da. Ngoài ra, nó cũng cung cấp các dưỡng chất quan trọng giúp da mau phục hồi về trạng thái ban đầu.

Lưu ý: Cha mẹ nên lựa chọn các loại kem bôi hăm có thành phần tự nhiên, lành tính để đảm bảo an toàn cho làn da mỏng manh, nhạy cảm của trẻ.

kem-boi-da-skinbibi
Skinbibi có thành phần từ thảo dược tự nhiên, giúp chống hăm hiệu quả, an toàn

3.2. Cách xử lý dị ứng tã ở trẻ

Ba mẹ có thể xử lý dị ứng tã ở trẻ một cách hiệu quả bằng các biện pháp sau:

  • Ngưng đóng tã bỉm cho trẻ: Giúp da trẻ không phải tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Từ đó, tình trạng dị ứng tã sẽ được cải thiện rõ rệt.
  • Vệ sinh vùng da tiếp xúc với bỉm: Ba mẹ dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để vệ sinh sạch sẽ các vùng da tiếp xúc với bỉm của trẻ. Cách làm này sẽ giúp rửa trôi đi các hóa chất gây kích ứng đang bám trên da, giúp da bé sạch và làm dịu các kích ứng.
  • Cho bé sử dụng tã bỉm mới: Khi bé bị dị ứng tã, ba mẹ không nên cho bé tiếp tục sử dụng các loại tã bỉm cũ mà phải đổi loại tã bỉm mới cho bé. Đặc biệt, loại tã bỉm mới này phải có chất lượng tốt và bảng thành phần an toàn hơn để khi bé mặc sẽ không bị “tái” dị ứng lại.
  • Thường xuyên thay tã bỉm cho trẻ: Để đảm bảo vùng da quấn tã của trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ, không bị ẩm ướt hoặc tiếp xúc quá lâu với chất bẩn. Qua đó có thể giảm kích ứng và dị ứng da.
  • Thuốc chống dị ứng: Giúp giảm nhanh các triệu chứng của dị ứng tã. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và tránh các rủi ro không mong muốn, việc sử dụng thuốc chỉ tiến hành khi có sự chỉ định của bác sĩ.
tre-dong-bim-vua-van
Ba mẹ nên cho bé sử dụng bỉm tã chất lượng để hạn chế dị ứng da

4. Cách phòng ngừa hăm và dị ứng tã ở trẻ

Hăm và dị ứng tã rất dễ tái phát. Do vậy, ba mẹ cần phải thực hiện tốt các biện pháp phòng chống để hăm và dị ứng không quay lại.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa hăm và dị ứng tã ở trẻ mà ba mẹ nên tham khảo:

4.1. Cách phòng ngừa hăm da

Hăm da có thể phòng ngừa bằng những biện pháp cực kỳ đơn giản như:

  • Luôn giữ cho da bé khô ráo, thoáng mát.
  • Vệ sinh da bé sạch sẽ bằng nước ấm và khăn mềm.
  • Không sử dụng các loại sữa tắm, bột giặt có chứa hóa chất gây kích ứng da bé.
  • Cho bé sử dụng bỉm tã chất lượng, size vừa vặn.
  • Sử dụng kem chống hăm hàng ngày để bảo vệ da bé toàn diện hơn.

4.2. Cách phòng ngừa bệnh dị ứng tã

Với dị ứng tã, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh tái phát như:

  • Cho bé sử dụng tã bỉm chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và không chứa thành phần độc hại.
  • Thường xuyên thay tã bỉm mới cho bé để hạn chế viêm nhiễm. Thời gian thay tã bỉm với trẻ sơ sinh là 2 – 3 tiếng/lần với trẻ nhỏ là 3 – 4 tiếng/lần.
  • Cho bé “nude” vùng mông khoảng 30 – 60 phút sau mỗi lần thay tã bỉm mới.
  • Dùng bỉm tã bỉm đúng với kích cỡ của bé.

Hy vọng rằng, qua những thông tin SkinBiBi vừa chia sẻ, ba mẹ đã biết cách phân biệt hăm và dị ứng tã để từ đó có hướng xử lý bệnh phù hợp cho bé. Bên cạnh đó, nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với SkinBiBi qua hotline 0888 289 828 để được tư vấn nhé.

 

Bài viết khác

Cách trị ngứa ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

1. Vì sao trẻ bị mẩn ngứa? Tình trạng ngứa có thể xảy ra tại một vùng da tiếp xúc với tác nhân gây. . .

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở lưng của trẻ Ngoài cổ, ngực, trán thì lưng là vùng da dễ bị rôm sảy vào. . .

Cách trị rôm sảy ở cổ cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

1. Hiểu về rôm sảy ở trẻ nhỏ Rôm sảy là tình trạng ống mồ hôi trên da bít tắc, mồ hôi tiết ra bị. . .

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt: 9 mẹo xử lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Muỗi đốt là nguyên nhân khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị sốt xuất huyết. Điều này. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng