Nguyên nhân gây hăm tã tái phát ở trẻ và cách phòng tránh

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
29/07/2021

Cập nhật:
08/04/2022

Lượt xem:
359

Hăm tã tái phát gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp ba mẹ tìm ra nguyên nhân gây hăm tã tái phát và cách điều trị dứt điểm.

Xem thêm: 12 bệnh về da ở trẻ sơ sinh hay gặp nhất và cách khắc phục

1. Nguyên nhân gây hăm tã tái phát ở trẻ

Hăm tã là bệnh lý ngoài da thường gặp ở trẻ trong giai đoạn từ 0 – 24 tháng tuổi. Mặc dù rất dễ chữa nhưng tỷ lệ trẻ tái phát hăm sau khi khỏi bệnh là khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Trẻ có làn da mỏng manh: Làn da của trẻ rất mỏng chỉ bằng 1/5 da của người lớn. Cơ chế bảo vệ da còn non yếu nên không đủ khả năng chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài dẫn đến dễ bị tổn thương, kích ứng và tái hăm.
  • Không thay tã trong thời gian dài: Không thay tã trong thời gian dài khiến bé phải tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu. Khi đó, làn da của bé rất dễ bị kích ứng bởi các enzyme và vi khuẩn trong chất thải khiến hăm tã quay trở lại.
  • Đóng bỉm tã thường xuyên 24/24: Việc này khiến da của bé thường xuyên bị hầm bí, thiếu thông thoáng, khô ráo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây hăm tã.
  • Vệ sinh vùng đóng bỉm tã không đúng cách: Ba mẹ không vệ sinh vùng đóng bỉm tã của con hàng ngày, nhất là không vệ sinh ngay sau khi trẻ đi đại tiểu tiện. Điều này khiến cho khu vực này của con bị ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật tấn công bề mặt da bé khiến da của con dễ bị tái hăm.
  • Dùng bỉm tã không đúng cách: Dùng tã bỉm không chất lượng có độ thấm hút kém, chất liệu thô ráp khiến da bé dễ bị ẩm ướt, trầy xước đau rát và bị hăm. Ngoài ra, nhiều trẻ cũng bị tái hăm do kích ứng với các hóa chất có trong bỉm tã hoặc do được ba mẹ quấn bỉm tã quá chặt.
  • Ăn thức ăn gây dị ứng: Cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn có tính axit như cà chua, cam, dâu tây, mâm xôi, việt quất làm tăng khả năng bé bị tái hăm tã. Nếu còn bú mẹ thì có thể bé bị tái hăm do dị ứng với những thực phẩm mà mẹ đã ăn.
  • Bôi phấn rôm thường xuyên: Thói quen bôi phấn rôm cho trẻ sau mỗi lần tắm và trước khi mặc tã bỉm mới của ba mẹ đã khiến làn da bé bị bí bách và bít tắc lỗ chân lông. Bột phấn tích tụ lại tại các nếp gấp của da kết hợp với mồ hôi, nước tiểu gây kích ứng da bé và làm bé bị tái hăm nhiều lần.
dong-bim-ta-thuong-xuyen
Đóng bỉm tã thường xuyên là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị tái hăm

2. Hăm tã tái phát có nguy hiểm không?

Hăm tã tái phát nặng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể chuyển thành nhiều biến chứng khác gây nguy hiểm cho sức khỏe như:

  • Tạo môi trường cho bệnh viêm da cơ hội: Làn da bị hăm tã của trẻ là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn và nấm sinh sôi tao ra các bệnh viêm da cơ hội như viêm da tiết bã, nhiễm nấm candida, nhiễm trùng da.
  • Gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này: Do vị trí bị hăm gần với cơ quan sinh dục của bé nên ngoài việc gây viêm nhiễm tại chỗ, vi khuẩn có hại còn có thể đi sâu vào vào bên trong và gây tổn thương vùng sinh dục.

Hăm tã tái phát nhiều lần khiến bé ngứa rát và khó chịu trong thời gian dài. Nếu ba mẹ không có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời, các vết hăm sẽ ngày càng tiến triển nặng nề hơn gây ra tình trạng đau rát và chảy máu tại các vết hăm.

Cơn đau khiến bé thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ, ngủ hay giật mình không sâu giấc. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời.

ham-ta-tai-phat
Hăm tã tái phát gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời

3. Cách xử lý dứt điểm khi trẻ bị tái phát hăm tã nhiều lần

Để xử lý được hăm tã tái phát nhiều lần dứt điểm thì việc đầu tiên ba mẹ phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, tùy thuộc vào nguyên nhân sẽ có cách xử trí phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp mà ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

3.1. Bôi kem chống hăm có thành phần an toàn, lành tính

Với công dụng sát khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa, các loại kem chống hăm sẽ làm dịu nhanh chóng tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, kích ứng do hăm tã gây ra. Đồng thời cũng cung cấp thêm các dưỡng chất giúp da mềm mại và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.

Hiện nay, các loại kem chống hăm trên thị trường rất phong phú nhưng không phải loại kem nào cũng tốt và phù hợp với trẻ. Để đảm bảo an toàn cho làn da non nớt của trẻ thì ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn các loại kem hăm có thành phần tự nhiên lành tính như: cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E và B5.

Kem bôi da SkinBiBi
Kem bôi da trẻ em SkinBiBi có thành phần tự nhiên, lành tính giúp cải thiện và làm giảm hăm tã hiệu quả, an toàn

3.2. Tắm bằng các loại lá dân gian

Một số loại lá tự nhiên như: lá trầu không, lá trà xanh, lá mã đề, búp ổi… trong thành phần có tính sát khuẩn, kháng viêm. Chúng có tác dụng giúp làm sạch và săn se vết hăm nhanh chóng, ngăn ngừa nhiễm trùng nên thường được dân gian sử dụng để nấu thành nước tắm cho bé.

tam-la-dan-gian
Các loại lá dân gian giúp trị hăm tã tái phát ở trẻ

Nhìn chung, cách làm này có ưu điểm nguồn nguyên liệu dễ kiếm, chi phí rẻ, dễ thực hiện ngay tại nhà. Nhưng cũng có nhược điểm là chỉ có tác dụng với trường hợp trẻ bị hăm tã mức độ nhẹ, thời gian điều trị lâu, trẻ dễ bị kích ứng nếu nguồn nguyên liệu sử dụng không đảm bảo.

Do vậy, để việc trị hăm tã cho bé bằng tắm lá dân gian hiệu quả, an toàn tránh tái phát ba mẹ cần lưu ý điều sau:

  • Đảm bảo nguyên liệu sử dụng có nguồn gốc an toàn, không còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn hoặc các tạp chất.
  • Trước khi dùng nên thử một chút nước tắm ra da tay của bé. Nếu không thấy hiện tượng kích ứng (tấy đỏ, mẩn đỏ) thì có thể yên tâm dùng cho vùng da bị hăm tã. Còn thấy kích ứng phải dừng lại ngay.
  • Không áp dụng cách làm này khi bé bị hăm tã nặng vì có thể gây phản tác dụng và khiến tình trạng hăm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

3.3. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bị hăm nặng

Hăm tã tái phát sẽ được chữa khỏi từ 3 – 5 ngày nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu sau thời gian đó mà tình trạng hăm không thuyên giảm, thậm chí còn phồng rộp, lở loét, rỉ dịch vàng thì ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu bệnh nặng thêm, gây khó chịu dai dẳng cho bé và khó điều trị.

4. Cách phòng tránh hăm tã tái phát

Hăm tã là bệnh có tỷ lệ tái phát cao. Để trẻ không bị tái hăm nhiều lần thì ba mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng tránh sau:

  • Dùng kem hăm hàng ngày: Kem hăm có tác dụng bảo vệ và ngăn ngừa hăm tã. Vì thế, ba mẹ nên duy trì bôi kem hăm cho bé hàng ngày, nhất là sau khi tắm và vệ sinh vùng kín để da bé luôn được “bật” chế độ bảo vệ toàn diện khỏi các tác nhân gây hăm.
  • Thay bỉm tã thường xuyên để da thông thoáng: Theo thống kê có tới 80% nguyên nhân trẻ bị hăm tã là do bỉm. Do đó, ba mẹ hãy thường xuyên thay bỉm tã cho trẻ. Với trẻ sơ sinh là 2 – 3 tiếng/lần và với trẻ nhỏ 3 – 4 tiếng/lần.
  • Dùng nước ấm, khăn mềm vệ sinh nhẹ nhàng, lau khô da mới mặc tã mới: Khi vệ sinh vùng quấn tã cho bé, để tránh kích ứng da, ba mẹ chỉ nên sử dụng nước ấm và khăn mềm lau nhẹ nhàng cho con. Sau khi vệ sinh xong, ba mẹ phải lau khô da bé trước rồi mới tiến hành đóng bỉm tã mới.
  • Không dùng nước tẩy rửa, sữa tắm, xà phòng, khăn ướt có chứa hóa chất gây hại cho da bé: Làn da của trẻ rất dễ kích ứng với hương liệu tạo mùi thơm, mẩn đỏ và hăm tã. Vì thế, ba mẹ không nên sử dụng sản phẩm có mùi thơm cho bé. Thay vào đó, chỉ nên dùng các sản phẩm làm sạch có thành phần tự nhiên, an toàn lành tính.
  • Mặc quần áo vải cotton thoáng mát: Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo bằng chất liệu cotton. Vì đây là loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và không gây kích ứng da nên sẽ không khiến da bé bị bí khí, ẩm ướt và bị tái hăm.
  • Cho bé nude vùng mông một khoảng thời gian trong ngày: Thỉnh thoảng ba mẹ nên để bé nude vùng mông khoảng 30 – 60 phút/ngày. Điều này không chỉ giúp vùng mông của con luôn được khô thoáng mà còn giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu do phải mang bỉm tã suốt cả ngày dài.
  • Tuyệt đối không dùng phấn rôm: Ngoài khiến trẻ dễ bị tái hăm tã, phấn rôm cũng rất nguy hiểm nếu ba mẹ sử dụng dài ngày vì nó làm gia tăng nguy cơ gây ung thư buồng trứng và khiến trẻ dễ bị các bệnh về hô hấp nếu hít phải. Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không nên dùng phấn rôm để phòng hoặc trị hăm tã cho bé.
Sử dụng phấn rôm trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Không nên sử dụng phấn rôm để trị hoặc phòng tránh hăm tã tái phát cho bé

Hy vọng rằng, qua những thông tin vừa cung cấp, ba mẹ sẽ nắm rõ được nguyên nhân gây hăm tã tái phát ở trẻ và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả nhất. Nếu ba mẹ vẫn còn băn khoăn và thắc mắc về vấn đề này thì hãy liên hệ với SkinBiBi nhé!

Bài viết khác

Cách trị ngứa ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

1. Vì sao trẻ bị mẩn ngứa? Tình trạng ngứa có thể xảy ra tại một vùng da tiếp xúc với tác nhân gây. . .

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở lưng của trẻ Ngoài cổ, ngực, trán thì lưng là vùng da dễ bị rôm sảy vào. . .

Cách trị rôm sảy ở cổ cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

1. Hiểu về rôm sảy ở trẻ nhỏ Rôm sảy là tình trạng ống mồ hôi trên da bít tắc, mồ hôi tiết ra bị. . .

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt: 9 mẹo xử lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Muỗi đốt là nguyên nhân khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị sốt xuất huyết. Điều này. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng