Cách phân biệt hăm da và viêm da cho trẻ cực đơn giản

Tác giả
Đỗ Hiên

Ngày đăng
07/06/2021

Cập nhật:
09/04/2022

Lượt xem:
500

Hăm viêm da là hai chứng bệnh khác nhau ở trẻ nhưng lại có nhiều điểm giống nhau. Phân biệt rõ hăm và viêm da sẽ giúp cha mẹ không bị nhầm lẫn, đồng thời có cách chăm sóc, xử lý phù hợp cho bé.

1. Tìm hiểu viêm da và hăm da ở trẻ

Viêm da và hăm da là hai bệnh ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do làn da của các bé thường rất mỏng manh và non nớt.

1.1. Viêm da là gì?

Viêm da là tình trạng da bị viêm gây phát ban, mẩn ngứa, khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm da, trong đó nguyên nhân nhân chủ yếu có thể kể đến như:

  • Do vi rút, vi khuẩn: Vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể trẻ gây sốt và viêm nhiễm ở nhiều vùng da khác nhau.
  • Vệ sinh không sạch sẽ: Cha mẹ không vệ sinh da bé sạch sẽ thường xuyên khiến cho bụi bẩn, mồ hôi tích tụ lại gây bít tắc lỗ chân lông và viêm da.
  • Môi trường ô nhiễm: Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân như bụi bẩn, khói bụi, tia cực tím khiến da trẻ dễ bị tổn thương và tăng nguy cơ viêm da.
  • Tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng: Phấn hoa, lông động vật (chó, mèo), hóa chất trong mỹ phẩm, nước tẩy rửa có thể gây dị ứng cho trẻ khi tiếp xúc. Tình trạng dị ứng kéo dài khiến da bị tổn thương nặng hơn dẫn đến viêm da.
  • Ăn thức ăn dễ gây dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng với các thức ăn giàu protein như hải sản, sữa bò, đậu… khiến cho da mẩn đỏ, phồng rộp, ngứa ngáy và bị viêm.
  • Di truyền: Trẻ bị viêm da do di truyền từ bố hoặc mẹ. Trường hợp này thường gặp ở những trẻ bị viêm da dị ứng (chàm).

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Viêm da thường biểu hiện ra bên ngoài thông qua các triệu chứng cụ thể như:

  • Da ửng đỏ thành từng mảng, trên da xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Chúng phân bố tập trung hoặc nằm rải rác ở trên da.
  • Da khô ngứa khiến trẻ phải dùng tay gãi. Điều này làm cho các mảng đỏ lan rộng hơn, da phồng rộp, trầy xước có bóng nước, rỉ dịch trên bề mặt và rất đau rát.
  • Theo thời gian, các vết thương sẽ đóng vảy lại và có hiện tượng bong tróc.
  • Ở giai đoạn nặng, da khô ráp, nứt nẻ gây chảy máu.
Trẻ bị viêm da ở mặt và cổ
Trẻ bị viêm da ở mặt và cổ

1.2. Hăm da là gì?

Thực chất, hăm da là một dạng của viêm da nhưng ở mức độ nhẹ. Bệnh thường xảy ra ở các vùng da có nhiều nếp gấp trên cơ thể bé như: cổ, nách, ngấn, bẹn, háng, mông, hậu môn…

Cũng giống như viêm da, hăm da gây mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Hăm da thường xuất phát từ các nguyên nhân như:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Cha mẹ không vệ sinh thân thể cho con sạch sẽ, nhất là các vị trí da có nhiều nếp gấp khiến cho bụi bẩn, mồ hôi, nước tiểu, vi khuẩn tích tụ lại làm hăm da bé.
  • Sử dụng bỉm tã kém chất lượng: Cha mẹ cho bé sử dụng bỉm tã chất lượng không tốt, có nguồn gốc không rõ ràng, gây kích ứng và tổn thương da bé.
  • Không thay bỉm tã thường xuyên: Cha mẹ không thường xuyên kiểm tra và thay mới bỉm tã cho con, khiến vùng da đóng bỉm tã của con tiếp xúc quá lâu với phân và nước tiểu, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây hăm da bé.
  • Trẻ dị ứng với hóa chất: Làn da trẻ nhỏ rất dễ bị kích ứng, mẩn đỏ và bị hăm do dị ứng với các hóa chất tẩy rửa và hương liệu tạo mùi có trong sữa tắm, dầu gội, nước xả vải cho bé.
  • Ăn thực phẩm dễ bị hăm da: Một số thực phẩm giàu tính axit như cà chua, cam, dâu tây, mâm xôi, việt quất có thể làm gia tăng nguy cơ bị hăm da ở trẻ nếu cha mẹ bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Hăm da có 7 cấp độ. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận biết thông qua các biểu hiện điển hình như:

  • Vùng da bị hăm ửng đỏ, trên da xuất hiện những nốt mẩn màu đỏ giống như phát ban. Dần dần các nốt mẩn nhiều hơn và tạo thành mụn.
  • Khi dùng tay sờ vào vùng hăm, cha mẹ sẽ có cảm giác nóng hơn vùng da còn lại.
  • Trẻ đau rát, khó chịu, quấy khóc nhất là khi được cha mẹ vệ sinh hoặc thay bỉm tã mới.
  • Ở giai đoạn nặng, các vết hăm đỏ sẫm, da phồng rộp, mưng mủ, lở loét và chảy dịch vàng.
tre-ham-vung-nach
Trẻ bị hăm da ở nách

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

2. Phân biệt hăm da và viêm da

Để phân biệt hăm da và viêm da, cha mẹ có thể dựa vào các điểm giống và khác nhau của hai chứng bệnh này.

2.1. Điểm giống nhau

Hăm da và viêm da có nhiều điểm giống nhau khiến cha mẹ thường bị nhầm lẫn, cụ thể là ở:

  • Đối tượng: Thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Biểu hiện: Da ửng đỏ, sưng tấy, nổi mụn li ti. Trẻ thường xuyên cảm thấy ngứa rát, khó chịu.
  • Nguyên nhân: Cả hai đều có thể xuất phát từ nguyên nhân vệ sinh không sạch sẽ. Trẻ bị dị ứng với các hóa chất có trong nước tắm, xả vải.
  • Mức độ nguy hiểm: Hăm da và viêm da đều không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nặng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Khả năng tái phát lại: Hăm da và viêm da là chứng bệnh dễ tái phát nhiều lần nếu cha mẹ không chăm sóc trẻ đúng cách.
Hăm da và viêm da bị nổi mụn
Da ửng đỏ, sưng tấy, nổi mụn nhỏ li ti là dấu hiệu thường thấy của hăm da và viêm da

2.2. Điểm khác nhau

Bên cạnh các điểm giống nhau, hăm da và viêm da cũng có nhiều điểm khác biệt như sau:

Tiêu chí Hăm da Viêm da
Độ tuổi thường gặp Trẻ từ 0 đến 24 tháng, trong đó nhóm trẻ sơ sinh có tỷ lệ bị hăm da rất cao. Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi trở lên.
Vị trí xuất hiện Xuất hiện ở các vùng da có nhiều nếp gấp như: cổ, nách, ngấn tay ngấn chân, háng, bẹn, mông, hậu môn, bộ phận sinh dục. Xuất hiện ở khắp nơi trên cơ thể như: tay, chân, mặt, cổ, đầu.
Dấu hiệu 
  • Cấp độ 1: Da khô nhẹ, mọc nốt sần nhưng không viêm và mẩn đỏ.
  • Cấp độ 2: Da ửng hồng ở diện tích nhỏ, mọc vài nốt sần và khô da nhẹ.
  • Cấp độ 3: Da đỏ ở diện tích nhỏ, xuất hiện mụn nhỏ li ti.
  • Cấp độ 4: Vùng da đỏ lan rộng, mụn xuất hiện nhiều và rải rác trên da.
  • Cấp độ 5: Vết hăm và mụn lan rộng, màu sắc đậm và rõ ràng hơn.
  • Cấp độ 6: Da bị sưng tấy, mụn nước tiến triển thành mụn mủ.
  • Cấp độ 7: Vết hăm có màu đỏ đậm, da bị phù nề nặng. Mụn mủ bị vỡ, lở loét và chảy dịch vàng.
  • Giai đoạn cấp tính: Trên da xuất hiện những mảng đỏ, kèm theo mụn nước li ti. 1 – 2 ngày sau mụn vỡ, dịch bên trong tràn ra ngoài, khô lại thành vảy và bong tróc.
  • Giai đoạn bán cấp tính: Các triệu chứng của viêm da giảm nhẹ. Da khô, không còn chảy nước chảy mủ nhưng màu đỏ hơn trước.
  • Giai đoạn mãn tính: Vùng da tổn thương màu đỏ sẫm. Da khô ráp, nứt nẻ gây chảy máu.
Mức độ nguy hiểm
  • Nhẹ: Chỉ gây ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
  • Nặng: Khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này. Mặt khác, hăm da nặng dễ biến chứng thành nhiễm trùng da.
  • Nhẹ: Gây khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ.
  • Nặng: Da nhiễm trùng, trẻ dễ bị mắc bệnh liên quan đến dị ứng. Viêm da nặng kéo dài có nguy cơ để lại sẹo cao khi chữa khỏi, gây mất thẩm mỹ cho bề ngoài của trẻ.

3. Xử trí hăm da và viêm da thế nào?

Hăm da và viêm da là hai chứng bệnh khác nhau nên cách xử lý cũng có nhiều sự khác biệt.

3.1. Cách xử trí hăm da

Khi trẻ bị hăm da, cha mẹ cần tiến hành các biện pháp sau để cải thiện nhanh chóng tình trạng hăm của bé.

  • Thay bỉm tã thường xuyên: Cha mẹ thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên sẽ làm giảm thời gian tiếp xúc giữa da trẻ với các enzyme và vi khuẩn có hại trong chất thải. Từ đó, làm giảm nguy cơ gây hăm da.
  • Cho trẻ sử dụng bỉm tã chất lượng: Bỉm tã chất lượng có chất liệu mềm mại, độ thấm hút tốt sẽ giúp da bé không bị cọ sát, ẩm ướt, bí khí dẫn đến hăm da nặng hơn.
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Mỗi ngày cha mẹ nên tắm rửa vệ sinh cho bé một lần. Vệ sinh thật kỹ các vùng da dễ bị hăm như: cổ, nách, háng, bẹn, mông…, nhất là vùng quấn tã của bé ngay sau khi thay bỉm tã mới.
  • Sử dụng kem chống hăm: Kem chống hăm có tác dụng chính là kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa nên khi bôi sẽ giúp cải thiện chứng hăm da hiệu quả. Nên chọn các loại kem có thành phần tự nhiên, an toàn lành tính như: cúc la mã, kẽm oxyd, vitamin E và B5…
skinbibi-kem-tri-ham-hieu-qua
Kem bôi da trẻ em SkinBiBi với thành phần tự nhiên giúp cải thiện hăm da an toàn, hiệu quả

3.2. Cách xử trí viêm da

Với trẻ bị viêm da, các biện pháp xử lý bệnh hiệu quả nhất đó là:

  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng: Không nên cho bé tiếp xúc nhiều với vật nuôi trong nhà vì lông của chúng rất dễ gây kích ứng da bé. Ngoài ra, không dùng nước giặt, sữa tắm có chứa hóa chất, mà nên ưu tiên dùng loại có thành phần tự nhiên, an toàn, dịu nhẹ với làn da bé.
  • Vệ sinh da sạch sẽ: Cha mẹ vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé mỗi ngày để loại bỏ hết các tác nhân như mồ hôi, bụi bẩn, vi khuẩn lưu lại trên da gây viêm da.
  • Bôi kem hăm: Kem hăm có chứa các tinh chất làm dịu và dưỡng ẩm da. Khi bôi giúp làm giảm bớt các triệu chứng của viêm da như: khô da, da bong tróc và ngứa ngáy.
  • Dùng thuốc bôi ngoài da: Là phương pháp phổ biến thường được nhiều bậc phụ huynh tin dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì việc sử dụng thuốc cần phải dựa trên sự chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của các vi rút, vi khuẩn từ bên ngoài gây viêm da. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước, ăn đồ có tính mát, tránh có nhiều protein, dầu mỡ.

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Trẻ dễ bị kích ứng với lông động vật
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi sẽ giảm nguy cơ bị viêm da do dị ứng

4. Cách phòng ngừa viêm da và hăm da hiệu quả

Hăm da và viêm da đều rất dễ tái phát. Vì vậy, cha mẹ nên có các biện pháp phòng ngừa từ sớm để hạn chế bệnh quay trở lại, gây nhiều phiền toái, khó chịu cho bé.

4.1. Cách phòng ngừa viêm da

Để phòng ngừa viêm da, cần thực hiện các cách sau:

  • Vệ sinh da bé đúng cách và thường xuyên.
  • Tránh để bé tiếp xúc với đồ vật không sạch sẽ.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật như chó, mèo, phấn hoa.
  • Che chắn cho bé mỗi khi ra ngoài.
  • Không ăn thực phẩm dễ gây dị ứng.

4.2. Cách phòng ngừa hăm da

Đối với hăm da, cha mẹ nên phòng ngừa cho con bằng các cách sau:

  • Bôi kem hăm mỗi ngày để bảo vệ da bé toàn diện khỏi các tác nhân gây hăm.
  • Kiểm tra và thay bỉm tã cho trẻ thường xuyên 2 – 3 tiếng/lần với trẻ sơ sinh và 3 – 4 tiếng/lần với trẻ nhỏ.
  • Đảm bảo vùng da có nhiều nếp gấp của trẻ luôn khô thoáng, sạch sẽ.
  • Sử dụng tã bỉm của các thương hiệu uy tín.
  • Hạn chế ăn thực phẩm có tính axit.

Hăm viêm da là hai chứng bệnh khác nhau. Do đó, cha mẹ cần nắm vững thông tin cần biết về từng bệnh để có hướng chăm sóc, xử lý phù hợp. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn về hăm và viêm da, hãy liên hệ ngay hotline 0888 289 828 của SkinBibi để được các chuyên gia giải đáp nhé!

THAM KHẢO +10.000 NHÀ THUỐC PHÂN PHỐI SKINBIBI

Bài viết khác

Cách trị ngứa ở trẻ em nhanh chóng, hiệu quả, an toàn

1. Vì sao trẻ bị mẩn ngứa? Tình trạng ngứa có thể xảy ra tại một vùng da tiếp xúc với tác nhân gây. . .

Trẻ bị rôm sảy ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Nguyên nhân gây rôm sảy ở lưng của trẻ Ngoài cổ, ngực, trán thì lưng là vùng da dễ bị rôm sảy vào. . .

Cách trị rôm sảy ở cổ cho trẻ mẹ không nên bỏ qua

1. Hiểu về rôm sảy ở trẻ nhỏ Rôm sảy là tình trạng ống mồ hôi trên da bít tắc, mồ hôi tiết ra bị. . .

Trẻ sơ sinh bị muỗi đốt: 9 mẹo xử lý đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả

Muỗi đốt là nguyên nhân khiến bé bị ngứa ngáy, khó chịu và có thể bị sốt xuất huyết. Điều này. . .

Đăng ký thành viên




    Bạn có điều gì cần hỏi?

    423 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, HN

    0888 289 828

    infohn@namhapharma.com

    Đã thông báo bộ công thương

    Điểm bán
    Điểm bán
    Zalo
    Zalo
    Đặt hàng
    Đặt hàng